Thái Nguyên
Căn cứ vào chủ trương của Đảng, chính sách việc làm của Nhà nước, Chính quyền tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa chính sách việc làm trên địa bàn tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, kỳ họp thứ 5 về việc thông qua Chương trình việc làm tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020.
Trong đó mục tiêu chung Giải quyết việc làm cho người lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thị trường lao động, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động. Tạo điều kiện cho người trong độ tuổi lao động có nhu cầu lao động đều có cơ hội tìm được việc làm, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn 2017 - 2020, số người lao động có việc làm tăng thêm đạt từ 60.000 lao động trở lên (Trung bình mỗi năm số người lao động có việc làm tăng thêm đạt từ 15.000 lao động trở lên). Trong đó:
- Thông qua vay vốn giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động (Trung bình mỗi năm 1.500 lao động).
- Xuất khẩu lao động cho 4.000 lao động (Trung bình mỗi năm 1.000 lao động).
- Thông qua việc thu hút vào làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án hoạt động thực hiện chính sách việc làm công, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác và tự tạo việc làm: 50.000 lao động trở lên (Trung bình mỗi năm khoảng 12.500 lao động trở lên).
b) Tư vấn chính sách việc làm và học nghề để 50% số người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh được giới thiệu tìm việc làm và 70% trong số đó có kết nối việc làm thành công.
c) Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động xuống dưới 1,5%, trong đó khu vực thành thị xuống dưới 2%.
Các nội dung cụ thể bao gồm 5 hoạt động sau:
1. Hoạt động hỗ trợ vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm. 2. Hoạt động hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Hoạt động chính sách việc làm công.
4. Hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động.
5. Hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quyết định Số: 2476/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2017 về việc ban hành chương trình việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó phân công nhiệm vụ triển khai chính sách cho các cơ quan như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên…
Riêng đối với đồng bào DTTS, chính sách việc làm được lồng ghép trong chính sách dân tộc nhằm tạo việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS. HĐND tỉnh Thái Nguyên ban hành Nghị quyết số: 34/2011/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2011 Về việc thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Thái Nguyên; Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 18/5/2017 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Kỳ họp thứ tư về Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020.
UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành Quyết định số 3397/QĐ- UBND ngày 07/12/2015 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015; Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quyết định Số 2550/QĐ-UBND ngày 23 tháng 08 năm 2017 ban hành chương trình “phát triển kinh tế - xã hội vùng an toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 - 2020.
Mục tiêu tổng quát: Phát triển một cách toàn diện, nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; phát triển nguồn nhân lực, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu đến năm 2020:
Phấn đấu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt trên 50%; 100% người nghèo trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phù hợp;
Phấn đấu đến năm 2020 đạt được các mục tiêu nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 23 triệu đồng năm 2016 lên 36 triệu đồng vào năm 2020 ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới và nâng cao thu nhập cho các hộ dân đối với các địa bàn còn lại. Khuyến khích người dân trong vùng có thu nhập và làm giàu từ rừng.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hàng năm các xã vùng dân tộc thiểu số bình quân từ 2,5%/năm trở lên; đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã An toàn khu phấn đấu giảm bình quân từ 5%/ năm trở lên theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.
Đảm bảo 100% hộ nghèo người dân tộc thiểu số đủ điều kiện và có nhu cầu được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và được hỗ trợ để phát triển sản xuất.
- Đảm bảo 100% hộ nghèo người dân tộc thiểu số đủ điều kiện và có nhu cầu được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và được hỗ trợ để phát triển sản xuất.
- Hỗ trợ nhà ở cho 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có nhu cầu cần hỗ trợ nhà ở theo quy định của nhà nước giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất, nước phục vụ sản xuất.
Cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số: Đảm bảo 100% đường trục liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa theo tiêu chuẩn của ngành giao thông vận tải, có phân kỳ đầu tư và trên 50% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; Phấn đấu 100% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% số hộ được sử dụng điện từ các nguồn.
Văn hóa xã hội vùng dân tộc thiểu số: Các xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, internet đến hầu hết các thôn, bản; 100% hộ gia đình được xem truyền hình; phát triển con người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật; 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia và có bác sĩ làm việc; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh quốc phòng: Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số;
Môi trường sống vùng dân tộc thiểu số: Hạn chế thiệt hại do các sự cố môi trường, thiên tai; bố trí lại khu chăn nuôi, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh môi trường nông thôn.
3.3.Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách về tạo việc làm cho
đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả trong thực hiện các văn bản pháp luật, thể chế phát triển thị trường lao động
Báo cáo Chính trị tại Đại hội X (2006-2010) nhấn mạnh “xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường sức lao động nhằm bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động". Đại hội X cũng chủ trương “hoàn chỉnh thể chế thị trường lao động theo hướng bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI (2011-2015) nhấn mạnh yêu cầu “thực hiện tốt đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 cũng đề ra mục tiêu: “thực hiện tốt chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động, bảo đảmh quan hệ lao động hài hòa, cải thiện môi trường và điều kiện lao động.
Nhằm tăng cường thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trước hết cần nâng cao việc thực hiện các văn bản pháp luật, thể chế phát triển thị trường lao động nói chung và đối với đồng bào DTTS nói riêng rất quan trọng.
Các văn bản pháp luật, thể chế về thị trường lao động và việc làm đối với đồng bào DTTS góp phần tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy thị trường lao
động và việc làm. Theo đó cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, thể chế, chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội; mở rộng phạm vi bao phủ của các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, gắn đào tạo với việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tạo bước đột phá trong giáo dục nghề nghiệp cho đồng bào DTTS.
Đồng bào DTTS nhìn chung có trình độ nhận thức còn hạn chế, kĩ năng nghề nghiệp còn thiếu, vì thế dư thừa lao động DTTS trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế. Chính vì vậy cần thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ việc làm, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong kết nối cung - cầu lao động.
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thời kỳ mà Internet, công nghệ số, thiết bị thông minh, robot…được ứng dụng, sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thay thế, phục vụ, đáp ứng nhu cầu con người. ức ép về vấn đề giải quyết việc làm và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Đối với đồng bào DTTS thì khó khăn trong giải quyết việc làm là rất lớn. Vì thế vai trò của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm là vô cùng quan trọng, do vậy cần hoàn thiện thể chế và đầu tư nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm.
Đồng thời xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thể chế và hỗ trợ phát triển thị trường lao động, hỗ trợ các các hoạt động tổ chức giao dịch việc làm, các sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên nhất là các phiên giao dịch việc làm dành riêng cho đồng bào DTTS.
Bên cạnh đó cần hỗ trợ lao động DTTS di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật,
người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn nhằm tăng cơ hội tiếp cận việc làm của đồng bào DTTS.
3.3.2.Tăng cường hiệu quả trong triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số
Đào tạo nghề cho đồng bào DTTS là một trong những giải pháp thiết thực nhằm giúp cho chính mỗi người dân và gia đình họ có việc làm ổn định, khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động cho đồng bào DTTS tại các KCN tỉnh Thái Nguyên. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số đó là:
Cần tích cực hóa hoạt động học nghề của đồng bào DTTS, giúp người học xây dựng động cơ học tập đúng đắn và có động lực phấn đấu vươn lên. Bên cạnh đó cần rèn luyện sự tự tin để vượt qua trở ngại tâm lý và khả năng nhận thức, nâng cao kết quả học nghề
Các khóa, lớp đào tạo nghề cần dài hạn hơn, chương trình yêu cầu thấp hơn phù hợp trình độ dân trí cũng như tâm lý học viên là người đồng bào DTTS. Đồng thời, đẩy mạnh tư vấn để học viên thấy rõ lợi ích của việc học nghề.
Sở và phòng lao động - thương binh và xã hội của các huyện cần sát sao, theo dõi các học viên đồng bào DTTS đã tham gia học nghề nhằm hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu cho người lao động tìm kiếm công việc đúng ngành nghề đã học; có cơ chế vay vốn ưu đãi hay dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS sau khi tham gia các khóa học nghề.
Theo Thông tư 58/2017/TT-BTC hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, mức hỗ trợ tối đa là 4 triệu đồng/người/khóa học;
người DTTS nhận mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học. Đồng thời hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học. Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Tỉnh Thái Nguyên có thể huy động các nguồn vốn khác để gia tăng hỗ trợ tài chính cho đồng bào DTTS tham gia học nghề.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề cho học sinh, sinh viên đồng bào DTTS khi tham gia học nghề.
Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho đồng bào DTTS phải gắn với nhu cầu của học viên và đầu ra việc làm của thị trường, bên cạnh đó, cần đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề để học viên có thể thực hành khi học nghề, nhất là các nghề phi nông nghiệp như cơ khí, sửa chữa máy thì càng cần phải có xưởng thực hành.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên có thể mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu lao động của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại địa phương. Doanh nghiệp tham gia đào tạo trên tinh thần tự nguyện và cam kết tiếp nhận học viên dân tộc thiểu số vào làm việc trong thời gian tối thiểu 1 năm sau khi tốt nghiệp.
Chú trọng tiến hành công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của đồng bào, rà soát lại danh mục các ngành nghề đào tạo, tránh tình trạng nhiều ngành nghề học viên có nhu cầu thật sự lại không có trong danh mục đào tạo nghề. Cơ quan làm công tác dân tộc cần tiến hành tổng hợp nhu cầu đào tạo