2.5. Đánh giá việc thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nhận thức của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương về công tác dân tộc chưa đẩy đủ, chưa toàn diện; sự phối kết hợp trong việc tổ chức thực hiện giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, chưa cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của địa phương trong việc thực hiện CSVL cho đồng bào DTTS tại các KCN tỉnh Thái Nguyên.
Chưa thống kê, nắm bắt được nhu cầu đào tạo nghề, sự phối hợp giữa các bộ, ngành chưa chặt chẽ. Quyết định 1956 về đào tạo nghề cho nông thôn, nhưng không có nội dung nào giao cho cơ quan làm công tác dân tộc, trong khi đó lao động nông thôn cần đào tạo nghề lại tập trung chủ yếu ở các huyện nghèo, vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Việc đào tạo nghề chưa lựa chọn được những nghề gắn với địa bàn, đội ngũ những người dạy nghề, truyền nghề am hiểu ngôn ngữ, phong tục để họ giúp đồng bào nâng cao tay nghề. Cơ sở dạy nghề còn chưa đáp ứng được yêu cầu học tập, đào tạo nghề đặc biệt đối với các nghề cơ khi cần phải có xưởng thực hành.
Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm thông tin nhu cầu đào tạo nghề, hình thành các nhóm, tổ, mô hình sản xuất về chương trình đào tạo nghề và yêu cầu đăng ký. Tuy nhiên hiện nay công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề cho đồng bào DTTS chưa được thực hiện tốt. Vì thế đào tạo nghề chưa sát với nhu cầu thực tế, các cơ sở đào tạo nghề không nắm được thông tin thị trường và không kết nối được với các nơi sử dụng lao động.
Thực hiện chính sách tư vấn hướng nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên DTTS chưa triển khai hiệu quả. Do chưa năm bắt được nhu cầu của thanh niên DTTS, nên hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTA chưa được thực hiện tốt. Do vậy, thanh niên DTTS cảm thấy mơ hồ về định hướng nghề nghiệp, cộng với việc thiếu kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp nhất định nên càng khó khăn trong tìm việc làm ổn định. Bên cạnh đó, nội dung tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên DTTS còn lạc hậu, chưa đổi mới, cập nhật phù hợp với sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Thêm vào đó, kinh phí dành cho các hoạt động này rất hạn chế, dẫn tới nhiều khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện.
Đồng bào DTTS tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nên sử dụng vốn chưa hiệu quả. Thông thường, Vốn vay thường được hộ gia đình DTTS đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ vì thế phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó, người nghèo là DTTS tại vùng sâu vùng xa khó tiếp cận với thị trường, dù có vốn chăn nuôi trồng trọt, nhưng khó bán sản phẩm ra thị trường để thu hồi được vốn trả nợ ngân hàng. Do vậy việc sử dụng vốn hỗ trợ sản xuất chưa thực sự hiệu quả.
Số ít người dân đồng bào DTTS còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động tích cực vươn lên thoát nghèo, tìm kiếm việc làm, ổn định sinh kế
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số tuy được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống tổ chức, cán bộ làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở chưa ổn định, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là ở cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dân tộc, hầu hết là giao kiêm nhiệm và cũng chưa có sự thống nhất giữa các địa phương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp của tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm đến tạo việc làm cho đồng bào DTTS nhằm ổn định sinh kế, giảm tỉ lệ hộ nghèo. Bằng các chính sách, giải pháp hỗ trợ, kinh tế - xã hội vùng DTTS của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng cao. Đến nay, tỉnh không còn hộ đói, số hộ nghèo vùng DTTS giảm nhanh UBND tỉnh đã tích cực triển khai chính sách việc làm cho đồng bào DTTS thông qua các chương trình, đề án lồng ghép với công tác dân tộc. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm chỉ đạo thực việc chính sách việc làm và công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh. Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị từ tỉnh xuống cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng mục tiêu và nội dung của Kế hoạch, dự án thuộc chính sách việc làm nói riêng và chính sách dân tộc đối với đồng bào DTTS nói chung nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân tộc. Công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho đồng bào DTTS đặc biệt là thanh niên DTTS. Hàng năm các huyện đều đã phối hợp với các xã mở các hội nghị tuyên truyền, giới thiệu việc làm tại các xóm, tuyên truyền tới từng hộ gia đình về chính sách ưu tiên trong dạy nghề và tạo việc làm cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực hiện CSVL đối với đồng bào DTTS tại các KCN tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN