2.2. Thực trạng về tổchức và hoạt động của chính quyền huyện
2.2.2. Thực trạng hoạt động của chính quyền huyện Phoukout
2.2.2.1.Nguyên tắc làm việc của chính quyền huyện Phoukout
Chính quyền huyện Phoukout hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với đề cao vai trò trách nhiệm của chủ tịch huyện.
- Chính quyền huyện hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm, thẩm quyền của chủ tịch huyện là ngƣời đứng đầu chính quyền huyện.
- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền tỉnh, trƣởng tỉnh, bảo đảm sự lãnh đạo của Huyện ủy trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao.
- Bảo đảm tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chƣơng trình, kế hoạch và quy chế làm việc; phát huy năng lực và sở trƣờng của cán bộ, công chức; đề cao
sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định.
2.2.2.2.Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của chính quyền huyện
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền huyện Phoukout
Điều 86, Luật hành chính địa phƣơng năm 2015 quy định: cơ quan hành chính cấp huyện có chức năng quản lý hành chính về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và các nguồn lực khác; bảo vệ an ninh, quốc phòng ở cấp huyện và thực hiện công tác đối ngoại theo ủy quyền của cấp tỉnh. Nhƣng để đáp ứng với chƣơng trình 3 xây, cơ quan hành chính cấp huyện đã có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ nhƣ:
Có nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của tỉnh, phù hợp với đặc điểm, thế mạnh và tiềm lực của địa phƣơng.
Thực hiện nhiệm vụ là một đơn vị thực hiện kế hoạch và ngân sách cấp hai của tỉnh, khai thác tốt nguồn thu và thực việc thu chi đầy đủ; quản lý chi tiêu công theo sự phân cấp quản lý của các ngành lĩnh vực trên cơ sở ủy quyền của cấp tỉnh và thực hiện nghiêm quy chế tài chính.
Bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn trong địa bàn địa phƣơng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nƣớc trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ và sử dụng các nguồn lực tự nhiên ở cấp huyện trong từng giai đoạn.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức, các cơ quan tham mƣu giúp cơ quan hành chính cấp huyện, bao gồm: phòng chuyên môn cấp huyện, các cơ quan-ngành dọc của trung ƣơng đặt tại địa phƣơng (thuế, kho bạc, quân đội, công an, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân và phòng thống kê).
Quản lý, sử dụng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp huyện theo quy chế quản lý công chức và luật định; quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, thuyên chuyển chức danh trƣởng phòng chuyên môn cấp huyện và các cơ quan tƣơng đƣơng trên cơ sở tiêu chí, điều kiện do các bộ, ngành trung ƣơng đề ra.
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng bản trở thành đơn vị phát triển coi công tác nay là công việc ƣu tiên của cấp huyện. Xây dựng trung tâm sản xuất hàng hóa công nghiệp, thủ công, nông nghiệp và dịch vụ theo sự chỉ đạo và quyết định của cấp tỉnh, nhất là trung tâm cung cấp nòi giống động thực vật; trung tâm dịch vụ về thú y; trung tâm dịch vụ tín dụng và đơn vị thu mua các sản phẩm sản xuất ra.
Xây dựng chƣơng trình phát triển cơ sở kinh tế, xã hội ở cấp cơ sở nhất là hệ thống đƣờng, thủy lợi, tạo việc làm ổn định nhằm xóa đói giảm nghèo và hạn chế phá rừng làm nƣơng.
Quy định mô hình bản trọng điểm về phát triển và tập trung vốn, cán bộ, vật chất và phƣơng tiện cần thiết tổ chức hiện hiện trong thực tiễn quản lý dự án của nhà nƣớc đang tiến hành tại địa phƣơng theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý của cấp tỉnh, quản lý trực tiếp dự án phát triển ở cấp huyện, đồng thời quản lý và sử dụng có hiệu quả kết quả của dự án trên.
Xem xét việc phê duyệt và quản lý vốn đầu tƣ của tƣ nhân trong và ngoài nƣớc theo sự phân cấp quản lý đã đƣợc quy định trong pháp luật. Chỉ đạo, hƣớng dẫn bản thành lập quỹ của nhân dân, kiểm tra giám sát hoạt động của nguồn quỹ trên, tích cực phát huy lợi ích của nó.
Rà soát và cải cách thể chế, cơ chế QLNN do cấp huyện ban hành cho gọn, dễ hiểu và dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm ăn, sản xuất hàng hóa của nhân dân, hoạt động kinh doanh sản xuất, thƣơng mại và dịch vụ của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc theo sự phân cấp quản lý.
Quan hệ, hợp tác với cấp huyện của các nƣớc hai bên đƣờng biên giới theo ủy quyền của cơ quan hành chính cấp tỉnh. Thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn do cấp tỉnh giao phó.
Hiện nay ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật, chính quyền huyện Phoukout đƣợc cấp trên phân cấp để thực hiện các lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:
Về lĩnh vực quản lý đầu tư, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cơ bản:
chính quyền tỉnh phân cấp cho huyện xây dựng, lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội trình chính quyền tỉnh phê duyệt và chịu trách nhiệm QLNN về thực hiện quy hoạch trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2012-2017, chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng ủy quyền cho chính quyền huyện Phoukout quản lý đầu tƣ các dự án về hỗ trợ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện và các bản làm chủ đầu tƣ, kết quả 5 công trình (bao gồm: xây dựng đập chứa nƣớc, xây dựng hệ thống kênh, mƣơng thoát nƣớc, xây dựng trƣờng mầm non và cầu bắc qua khe suối) đƣợc đầu tƣ xây dựng tại các bản Phuvieng, Phiengluong, Nasaithong, Nongtang, Namchat, Chomsi , Longkhan, Phiengdi, Hanguom, Huottan, Pen, đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng. Ngoài ra, chinh quyền tỉnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền huyện quyết định đầu tƣ các dự án xây dựng cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện, trong 5 năm đã có 5 cửa hàng xăng dầu đƣợc quyết định đầu tƣ xây dựng, phục vụ nhu cầu thiết yếu về nhiên liệu cho các phƣơng tiện giao thông đi lại đối với nhân dân trên địa bàn huyện, trong đó có 2 cửa hàng xăng dầu đƣợc đầu tƣ xây dựng ở khu vực các bản vùng cao, kịp thời đáp ứng nhu cầu của bà con ở khu vực này, khắc phục tình trạng ngƣời dân phải đổ xăng ở những điểm buôn bán nhỏ lẻ nhƣ trƣớc đây.
Về quy hoạch, chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng phân cấp cho chính
quyền huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng các trƣờng học trên địa bàn: Đã phê duyệt xong quy hoạch chi tiết xây dựng 06 trƣờng mầm non tại 6 bản trong huyện và đang triển khai thực hiện xây dựng, trong đó 3 trƣờng đã xây dựng xong và đƣa vào sử dụng.
Về lĩnh vực ngân sách, chính quyền tỉnh có quyết định phân cấp nguồn
hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hành chính nhà nƣớc và tài chính trong các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu. Huyện đƣợc chủ động khai thác các nguồn thu trong chỉ tiêu đƣợc giao.
Về đăng ký kinh doanh, cấp các loại giấy phép, chính quyền tỉnh phân
cấp cho chính quyền huyện thực hiện thẩm định và cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá có tổng công suất máy chính dƣới 20CV; Phân cấp cho chính quyền huyện đăng ký để đƣa vào quản lý loại tàu cá lắp máy có tổng cổng suất máy chính đến dƣới 20CV hoặc không lắp máy có chiều dài đƣờng nƣớc thiết kế nhỏ hơn 15 m; Đăng ký bè cá và cấu trúc nổi khác phục vụ hoạt động thủy sản trên hồ có tổng dung tích đến dƣới 50m3
. Việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực thủy sản đã tạo động lực cho ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản ở huyện phát triển nhanh hơn vì thủ tục để ngƣời dân đăng ký và xin cấp phép đƣợc thực hiện ngay tại huyện, đơn giản và thuận tiện hơn là ra cấp tỉnh.
Về lĩnh vực tài nguyên đất và môi trường, chính quyền huyện tổ chức
thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất sau khi có quyết định giao đất của tỉnh; Quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, sở hữu đất cho hộ gia đình; Quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản và vật liệu xây dựng; Phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đối với các dự án giải phóng mặt bằng.
Về lĩnh vực văn hóa thông tin - thể thao, chính quyền huyện đƣợc phân
cấp cấp phép hành nghề các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa đơn giản nhƣ kinh doanh quán Internet, Karaoke; Quản lý lễ hội theo quy chế, bảo tồn và phát huy giá trị của các khu căn cứ cách mạng, an toàn khu, các di tích lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng; Quản lý các nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao.
Về lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm, Sở Công thƣơng ủy quyền cho
Phòng công thƣơng của huyện thẩm định và cấp phép cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thƣơng, thẩm định và cấp phép.
Về lĩnh vực giáo dục, lao động và thực hiện chính sách xã hội, chính
quyền huyện tự xây dựng kế hoạch hoạt động và số lƣợng hàng năm trình chính quyền tỉnh phê duyệt đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Đối với chính sách xã hội, huyện đƣợc phân cấp xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch, lập dự toán chi trả hàng năm, báo cáo và quyết toán chi trả trợ cấp ƣu đãi tháng, quý, năm; thực hiện chi trả ƣu đãi cho ngƣời có công.
Về lĩnh vực tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, chính quyền tỉnh phân
cấp quản lý cho chính quyền huyện, chủ tịch huyện trách nhiệm và quyền hạn cụ thể tại “Quyết định số 858 ngày 06/5/2016 của chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc thuộc tỉnh Xiêng Khoảng”; trong đó một số nhiệm vụ nổi bật nhƣ: Quyết định phân bổ giao số lƣợng ngƣời làm việc cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện; Quản lý, thực hiện chế độ, chính sách, công tác quy hoạch, quản lý hồ sơ đối với cán bộ, công chức, thuộc thẩm quyền quản lý của huyện; Tổ chức tuyển dụng cán bộ, công chức cấp bản; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức trƣởng bản, phó trƣởng bản; điều động, luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan chuyên môn thuộc huyện... Bên cạnh đó, chính quyền huyện cũng thực hiện phân cấp, ủy quyền cho chính quyền các bản một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể nhƣ trong lĩnh vực thu chi ngân sách, quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng trực tiếp trên địa bàn một số bản, trong đó có phân cấp quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách bản và vốn nhà nƣớc giao cho huyện; kết quả 43/43 bản thuộc huyện triển khai thực hiện; huy động đƣợc nhiều nguồn lực cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng các dự án công trình có sự tham gia đóng góp của nhân dân; việc tiếp cận, quản lý nguồn vốn đầu tƣ của cấp bản đã có nhiều tiến bộ. Phân cấp cho các bản tự chịu trách nhiệm trong việc chi trả chế độ chính sách cho đội ngũ ngƣời hoạt động không chuyên trách ở bản theo định mức khoán sẵn của cấp trên.
Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của các thành viên
Điều 70, 71 của Luật hành chính địa phƣơng năm 2015 quy định về việc bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc cách chức chủ tịch huyện, Phó chủ tịch huyện. Theo đó, chủ tịch huyện đƣợc bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc cách chức theo quyết định của chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện sau khi đƣợc HĐND cấp tỉnh thông qua. Phó chủ tịch huyện đƣợc bổ nhiệm, thuyên chuyển, cách chức theo quyết định của Tỉnh trƣởng, chủ tịch huyện có nhiệm kỳ làm việc là 5 năm và có thể bổ nhiệm làm chủ tịch huyện không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Trong trƣờng hợp chủ tịch huyện hết nhiệm kỳ mà chƣa bổ nhiệm đƣợc ngƣời mới, chủ tịch huyện cũ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến bổ nhiệm chủ tịch huyện mới. Việc bổ nhiệm chủ tịch huyện mới phải đƣợc thực hiện trong thời hạn 90 ngày sau khi chủ tịch huyện cũ hết nhiệm kỳ.
Chủ tịch huyện là ngƣời đứng đầu chính quyền huyện, là ngƣời đại diện và chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền cấp tỉnh; chỉ đạo, hƣớng dẫn chính quyền thực hiện vai trò chức năng, quyền hạn đã quy định.
Điều 74 - Luật hành chính địa phƣơng năm 2015 quy định cụ thể về quyền hạn và nhiệm vụ của chủ tịch huyện, bao gồm: (1) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của chính quyền huyện; (2) Hƣớng dẫn, điều hành công việc của chính quyền huyện, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, nghị quyết của chính quyền huyện và hoạt động của văn phòng huyện, phòng, cơ quan ngang phòng; (3) Thông qua kết quả bầu cử, bổ nhiệm, bãi nhiệm trƣởng thôn, phó trƣởng thôn và thông qua quy định của làng; (4) Đề xuất và đề nghị Tỉnh trƣởng, Chủ tịch thủ đô về cơ cấu tổ chức và địa giới hành chính của huyện, việc thành lập, sáp nhập, chia tách, xác định địa giới hành chính của làng và đổi tên làng; (5) Đề nghị bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc cách chức Phó chủ tịch huyện; (6) Bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc cách chức Chánh văn phòng, Trƣởng phòng, Trƣởng cơ quan ngang phòng và cán bộ, công chức; (7) Ra quyết định, lệnh, hƣớng dẫn, đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản
của phòng, cơ quan ngang phòng và cấp dƣới trái pháp luật, trừ văn bản của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân địa phƣơng; (8) Đề nghị cấp trên đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của mình; (9) Quyết định chi ngân sách của huyện; (10) Tham dự cuộc họp của chính quyền cấp tỉnh; (11) Chịu trách nhiệm trƣớc Tỉnh trƣởng, Chủ tịch thủ đô về kết quả thực hiện vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình; (13) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của huyện cho Tỉnh trƣởng, Chủ tịch thủ đô và cơ quan cấp trên liên quan; (13) Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Phó chủ tịch huyện giúp việc cho chủ tịch huyện, hƣớng dẫn công việc của cơ quan chính quyền huyện và chịu trách nhiệm công việc theo sự ủy quyền của chủ tịch huyện . Trong trƣờng hợp chủ tịch huyện không thể lãnh đạo vì có lý do nào đó, Phó chủ tịch huyện phải thực hiện lãnh đạo công việc của địa phƣơng thay cho chủ tịch huyện .
Với vị trí là ngƣời lãnh đạo và điều hành công tác của bộ máy chính quyền huyện; chủ tịch huyện phải thực hiện nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với chế độ thủ trƣởng, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nƣớc cấp trên, thƣờng xuyên báo cáo và xin ý kiến của cấp trên. Chủ tịch huyện có quyền triệu tập và chủ tọa các phiên họp của bộ máy chính quyền huyện (hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng và một năm). Tại các phiên họp, chủ tịch huyện với