quyền cấp huyện
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện, có thể nhóm các yếu tố này thành các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan cũng có thể nhóm các yếu tố này thành yếu tố bên trong và bên
ngoài. Dù là phân loại theo tiêu chí nào thì về cơbản các yếu tố sau đây có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện nói riêng và các cấp chính quyền nói chung.
1.4.1. Yếu tố con người
Con ngƣời là nguồn lực vô cùng quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả làm việc của một cấp chính quyền. Nếu đội ngũ cán bộ, công chức nắm bắt tốt công việc thì hoạt động của cấp chính quyền đó sẽ đƣợc thực hiện thuận lợi nhanh chóng. Ngƣợc lại nếu có nhiều cán bộ, công chức ở các bộ phận không nắm rõ yêu cầu của công việc hoặc không có thái độ đúng đắn với công việc thì công việc của cơ quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trình độ, năng lực, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức quyết định rất lớn đến hiệu quả hoạt động của chính quyền huyện. Cán bộ, công chức là ngƣời phục vụ nhân dân, quá trình giải quyết công việc và cách thức cung cấp các dịch vụ hành chính công của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp quyết định mức độ hài lòng của ngƣời dân.
Cán bộ, công chức công tác tại huyện bên cạnh việc trau dồi năng lực lại càng cần phải am hiểu đặc tính của ngƣời dân địa phƣơng, thậm chí phải hiểu đƣợc mong muốn, nguyện vọng, biết và giao tiếp đƣợc với ngƣời dân để tạo ra niềm tin từ phía nhân dân đối với chính quyền huyện, qua đó thúc đẩy sự đóng góp và tham gia của ngƣời dân vào hoạt động của chính quyền.
1.4.2. Yếu tố môi trường
Chính quyền cấp huyện hoạt động đạt hiệu quả cao khi đƣợc tạo điều kiện thuận lợi trong môi trƣờng mà nó tồn tại. Môi trƣờng làm việc là các yếu tố xung quanh, các yếu tố nền mà trên đó diễn ra hoạt động của cán bộ, công chức, ngƣời làm việc trong chính quyền huyện. Căn cứ vào yếu tố tác động thì môi trƣờng làm việc của chính quyền huyện bao gồm môi trƣờng làm việc bên ngoài và môi trƣờng làm việc bên trong các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền huyện.
Môi trƣờng bên ngoài là những yếu tố xung quanh công sở; bao gồm môi trƣờng tự nhiên, văn hóa - xã hội, kinh tế, chính trị. Tất cảnhững yếu tố này đều ảnh hƣởng một cách mạnh mẽ đến tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện.
- Môi trƣờng tự nhiên: Môi trƣờng tự nhiên bao gồm đất đai, vị trí địa lý, khí hậu, khung cảnh làm việc của cán bộ, công chức. Môi trƣờng tự nhiên có ảnh hƣởng rất cao, kèm theo đó là những đòi hỏi phù hợp nhƣ: Vị trí khung cảnh nơi làm việc của cán bộ công chức bao gồm các yếu tố làm việc, nghỉ ngơi, thƣ giãn ảnh hƣởng đến tâm lý, thể trạng, thể lực và năng suất lao động của cán bộ, công chức. Nếu bố trí nơi làm việc của cán bộ công chức không hợp lý thì năng suất lao động của tổchức sẽ bị hạn chế, ngƣợc lại nếu nơi làm việc của công chức, nhân viên nhà nƣớc đƣợc bố trí hợp lý thì sẽ kích thích tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ công chức. Làm cho công chức gắn bó hơn với công sở.
- Môi trƣờng xã hội: Bao gồm yếu tố xã hội, văn hóa ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện.
- Môi trƣờng pháp lý: Mọi cơ quan nhà nƣớc trong tổ chức và hoạt động đều phải tuân theo những quy định cụ thể của luật pháp. Vì vậy đề cập tới môi trƣờng pháp lý là nói đến pháp luật, tức là hệ thống thể chế, khung pháp lý, những quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền nói chung. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng là phạm trù rộng lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do đó đƣợc điều chỉnh ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Hệ thống pháp lý càng hoàn thiện, đầy đủ, rõ ràng quy định cụ thể về chính quyền ở từng khu vực cụ thể thì càng dễ thực hiện và áp dụng trong thực tiễn đối với các cấp chính quyền.
- Môi trƣờng kinh tế: Các điều kiện kinh tế tạo thuận lợi phát triển về cơ sở hạ tầng, trụ sở cho các cơquan của chính quyền. Các cơ quan nhà nƣớc có trụ sở tại vùng có môi trƣờng kinh tế phát triển thƣờng thuận lợi hơn cho công tác quy hoạch, xây dựng.
Môi trường bên trong
Môi trƣờng bên trong của chính quyền huyện là mối quan hệ giữa các cá nhân, các cơ quan của chính quyền huyện với nhau, là cơ chế vận hành, điều hành, chỉ huy và chấp hành hoạt động của bộ máy chính quyền huyện, là các chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp, các phƣơng thức giải quyết các mâu thuẫn, ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, công chức, phong cách lãnh đạo, điều hành của những ngƣời đứng đầu...
Các mối quan hệ nội bộ trong chính quyền huyện bao gồm các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa các nhân viên và các cơ quan chuyên môn với nhau. Trong cơquan hành chính nhà nƣớc mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới là mối quan hệ phục tùng, nhân viên phải chấp hành mệnh lệnh và quyết định của lãnh đạo. Những mối quan hệ còn lại là quan hệ phối hợp, ngang cấp cùng hỗ trợ, tạo điều kiện để giải quyết công việc. Các mối quan hệ nội bộ bên trong chính quyền đƣợc giữ ổn định và đảm bảo trật tự là điều kiện để bộ máy chính quyền hoạt động tốt. Ngoài ra sự khuyến khích về vật chất, khen thƣởng góp phần tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức và là một yếu tố ảnh hƣởng đến tinh thần, trách nhiệm làm việc của họ, bao gồm chế độ, chính sách về tiền lƣơng, thƣởng, các khoản thu nhập tăng thêm, các phúc lợi khác trong quá trình công tác, công tác khen thƣởng, biểu dƣơng kịp thời đối với những cá nhân có thành tích.
Các nội quy, quy chếlàm việc quyết định đến cách thức chấp hành và làm việc của cán bộ, công chức. Các quy chế đề ra yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá, quan hệ trong cơ quan, trách nhiệm của cán bộ, công chức là chuẩn mực để cán bộ công chức làm việc đạt hiệu quả cao. Các quy định càng cụ thể, phù hợp với thực tế yêu cầu công việc, thẩm quyền đƣợc giao thì hiệu quả công việc càng cao.
1.4.3. Yếu tố điều kiện làm việc, phương tiện làm việc
Điều kiện làm việc là các yếu tố vật chất tác động đến quá trình làm việc. Cụ thể là khung cảnh, phòng làm việc và cách bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc trong các cơ quan, có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả làm việc của
cán bộ, công chức trong công sở. Phƣơng tiện làm việc là tất cả các yếu tốvật chất, trang thiết bị làm việc, công cụ, máy móc để trợ giúp cho các hoạt động diễn ra, là yếu tố tạo ra một môi trƣờng làm việc hiệu quả. Điều kiện và phƣơng tiện làm việc là yếu tố quan trọng giúp nhà lãnh đạo, quản lý hoàn thành tốt công tác quản lý; giúp cán bộ công chức nâng cao năng suất lao động, hoàn thành yêu cầu công việc đƣợc giao; giúp cán bộ công chức giữ gìn sức khỏe, chống lại sự mệt mỏi trong công việc hàng ngày; giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, giảm hao tổn sức lực trong lao động; tạo ra sự linh hoạt hơn trong công việc. Chính quyền huyện, cần chú trọng đầu tƣ hơn tới điều kiện và phƣơng tiện làm việc để nâng cao hiệu quả QLNN.
Các yếu tố kể trên có mức độ tác động, ảnh hƣởng khác nhau đến tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện. Tuy nhiên yếu tố con ngƣời vẫn là yếu tố mang tính chất quyết định. Mặt khác, trong khi nhìn nhận các yếu tố trên với tƣ cách là các yếu tố tác động, ảnh hƣởng đến hiệu quả quá trình hoạt động của chính quyền huyện, không thể bỏ qua một thực tế chúng cùng đồng thời là sản phẩm, là kết quả của tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện. Do đó, ở đây luôn có mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tốnày.
1.5. Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện của một số nƣớc trên thế giới của một số nƣớc trên thế giới
1.5.1. Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015, chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam có ba cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng), cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ƣơng), cấp xã (xã, phƣờng, thị trấn). Ngoài ba cấp này thì chính quyền địa phƣơng còn có các Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Điều 111 Hiến pháp năm 2013 nƣớc Việt Nam quy định: “Chính quyền địa phƣơng đƣợc tổ chức ở các đơn vị hành chính của nƣớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phƣơng gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đƣợc tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định”. Nhƣ vậy, chế định chính quyền địa phƣơng theo Hiến pháp năm 2013 đã có sự phát triển mới khi quy định linh hoạt về đơn vị hành chính.
Văn bản pháp luật Việt Nam từ khi thành lập đến nay đều luôn áp dụng mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng các cấp bao gồm Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. Mỗi một chủ thể đó đƣợc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. [17].
1.5.2. Hàn Quốc
Cơ cấu hành chính của chính quyền địa phƣơng thƣờng gồm ba cấp: 1. Thành phố thủ phủ Seoul, tỉnh thành thủ phủ; 2. Thành phố, hạt, quận tự trị; 3. Eup, Myon và Dong. Bên cạnh những cấp này thì các đơn vị hành chính với dân số hơn nửa triệu dân thƣờng sẽ có 4 cấp.
Chính quyền địa phƣơng Hàn Quốc tổ chức theo hệ thống Hội đồng - Thị trƣởng. Thành viên của hệ thống này gồm có: Uỷ viên Hội đồng địa phƣơng và lãnh đạo cơ quan hành pháp địa phƣơng. Hội đồng địa phƣơng là ngƣời đại diện cho quyền lợi dân chúng ở địa phƣơng. Số lƣợng Uỷ viên Hội đồng địa phƣơng thƣờng có 11 ngƣời, với cách bầu là 10 trong số 11 uỷ viên đƣợc bầu bằng việc bỏ phiếu phổ thông, còn 1 uỷ viên còn lại đƣợc bầu theo hệ thống thành phần đại diện (tức các đảng chính trị có thể để cử các ứng cử viên tranh cử vào chức uỷ viên này). Cơ quan hành pháp địa phƣơng điều hành các công việc hành chính trong phạm vi pháp lý của chính quyền địa phƣơng. Các thành viên của cơ quan này hoạt động theo nhiệm kỳ. Cứ 4 năm đƣợc bầu lại một lần theo phƣơng thức bầu cử phổ thông đầu phiếu.
Mặc dù Hội đồng địa phƣơng và cơ quan hành pháp địa phƣơng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, song đều có quyền giám sát hoạt động của nhau trên cơ sở nguyên tắc cân bằng quyền lực pháp lý, không chồng chéo chức năng nhằm hoạt động có hiệu quả và
quốc đang tiến hành cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của ngƣời dân. Chính phủ Hàn Quốc đã xác định 4 vấn đề cơ bản trong cuộc cải cách này.
Một là, chuyển dần từ mô hình nhà nƣớc là đơn vị sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho ngƣời dân sang mô hình đƣa ngƣời dân vào tự sản xuất hàng hoá và dịch vụ công nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ. Theo đó, ngƣời dân có thể tự do lựa chọn đơn vị sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của họ.
Hai là, Luật “Tăng cƣờng trao quyền cho chính quyền địa phƣơng” ban hành vào tháng 1/1999 đã hƣớng tới việc thay đổi mối quan hệ giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng. Nội dung cơ bản là, chính quyền trung ƣơng mạnh dạn trao quyền cho chính quyền địa phƣơng tự quyết định những vấn đề cơ bản liên quan đến đời sống của ngƣời dân ở địa phƣơng.
Ba là, xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời dân nhƣ phát triển nhà ở, xây dựng công sở, đƣờng sá, cầu cống…mà chính quyền địa phƣơng phải tự đặt trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nội dung này. Tuy nhiên, chính quyền địa phƣơng chƣa đủ sức để một lúc làm hết các phần việc nói trên. Vấn đề cải cách ở đây là tạo cho ngƣời dân nhiều cơ hội để họ làm việc này, tự nâng cao chất lƣợng đời sống của bản thân và cộng đồng.
Bốn là, xu hƣớng toàn cầu hoá và xã hội thông tin trong tƣơng lai đã tác động đến cách điều hành và quản lý của chính quyền địa phƣơng. Do đó, không còn cách nào khác chính quyền địa phƣơng phải tự cải cách, thay đổi cách quản lý cho phù hợp. Tức là phải quản lý bằng công nghệ thông tin thông qua chính quyền điện tử và quản lý điện tử [14].
1.5.3. Trung Quốc
Điều 30 Hiến pháp Trung Quốc hiện hành phân chia đơn vị hành chính nhƣ sau: “1. Nƣớc chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung
ƣơng; 2. Tỉnh, khu tự trị chia thành châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thành phố; 3. Huyện, huyện tự trị chia thành hƣơng, hƣơng dân tộc, trấn.
Về cách thức tổ chức chính quyền đƣợc quy định nhƣ sau: các tỉnh, thành phố trực thuộc, huyện, thị, khu trực thuộc tỉnh, hƣơng, hƣơng dân tộc, trấn thành lập Đại hội đại biểu nhân dân và Chính phủ nhân dân địa phƣơng. Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phƣơng và tổ chức Chính phủ nhân dân các cấp địa phƣơng do pháp luật quy định. Khu tự trị, châu tự trị, huyện tự trị thành lập các cơ quan tự trị. Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phƣơng là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. Đại hội đại biểu nhân dân cấp huyện trở lên thành lập Ủy ban thƣờng vụ. Chính phủ nhân dân các cấp địa phƣơng là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nƣớc các cấp địa phƣơng, là cơ quan hành chính các cấp địa phƣơng. Chính phủ nhân dân các cấp địa phƣơng thực hiện chế độ chủ tịch tỉnh, chủ tịch thành phố, chủ tịch huyện, chủ tịch khu, hƣơng trƣởng, trấn trƣởng chịu trách nhiệm. Chính phủ nhân dân các cấp địa phƣơng có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phƣơng. Có thể nói mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng các nƣớc XHCN trƣớc đây và hiện nay vẫn duy trì nguyên tắc tập quyền trong tổ chức chính quyền địa phƣơng.
Theo cơ chế này các cơ quan hành chính địa phƣơng ở Trung Quốc không chỉ phải chấp hành Hiến pháp, pháp luật mà còn phải chấp hành mọi quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng và các cơ quan hành chính ở cấp trên. Tổ chức bộ máy hành chính địa phƣơng của Trung Quốc cũng nhƣ các quốc gia khác là chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính để cai quản. Ở Trung Quốc Chính phủ nhân dân các cấp ở địa phƣơng là cơ quan hành chính đƣợc lập ra theo các đơn vị hành chính lãnh thổ, gồm có 4 cấp, ở tất cả các cấp đều thành lập Đại hội đại biểu nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu nên, còn Chính phủ nhân dân do Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp bầu ra. Chính phủ nhân dân các cấp ở địa phƣơng là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nƣớc và là cơ quan hành chính nhà