Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện phoukout, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 79 - 82)

2.3 .Đánh giá tổchức và hoạt động của chính quyền huyện Phoukout

3.2. Giải pháp đổi mới tổchức và hoạt động của chính quyền huyện

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1.Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện

Hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung, bộ máy chính quyền cấp huyện nói riêng là vấn đề có tính thời sự trong thời gian gần đây tại nƣớc CHDCND Lào. Đặc biệt là với việc Hiến pháp 2015 và Luật hành chính địa phƣơng năm 2015 có hiệu lực thi hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện pháp luật về chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền cấp huyện nói riêng.

Tuy vậy, thực tế cho thấy Luật hành chính địa phƣơng năm 2015 nói riêng và các văn bản quy phạm pháp luật nói chung về chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự đầy đủ, chƣa có tầm bao quát, nhiều quy định còn chung chung, dàn trải, khó áp dụng trong thực tế, nhiều quy định chồng chéo giữa các văn bản và các cơ quan ban hành. Vì vậy, Luật hành chính địa phƣơng cần phải thể chế hóa các quy định về chính quyền địa phƣơng tại Hiến pháp 2015 và quy định có liên quan hơn nữa, đặc biệt là phải chú trọng tới những vấn đề cơ bản sau:

- Nguyên tắc tổ chức các cấp chính quyền địa phƣơng là tập trung dân chủ, nhƣng tập trung dân chủ đến đâu thì còn chƣa đƣợc xác định cụ thể. Qua các quy định của Hiến pháp và Luật hành chính địa phƣơng có thể thấy rằng tính tập trung về tỉnh, về trung ƣơng, về cấp trên dƣờng nhƣ vẫn còn mang đậm dấu ấn của cơ chế xin – cho. Thực tế cho thấy, có nhiều vấn đề mà tỉnh không thể nắm rõ, không thể quản huyện, và ngƣợc lại huyện cũng không thực sự phát huy quyền làm chủ của ngƣời dân, chính quyền huyện không thực sự chủ động và chịu trách nhiệm trong việc giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc ở địa phƣơng.

- Chính quyền địa phƣơng không thể làm tất cả mọi việc giống nhƣ một nhà nƣớc thu nhỏ trên địa bàn. Chính quyền địa phƣơng cần phải xác

định lại vai trò, chức năng của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là phải có quy định rõ ràng, tách bạch vai trò, chức năng QLNN với chức năng quản lý kinh doanh vì chính quyền huyện không còn là chủ thể trực tiếp tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. Chính quyền huyện chỉ thực hiện vai trò là ngƣời chủ đại diện sở hữu phần vốn của nhà nƣớc trong các doanh nghiệp và đảm bảo việc xây dựng cơ chế, chính sách, bảo đảm cơ sở hạ tầng và thông qua các công cụ quản lý đóng vai trò là “bà đỡ” cho nền kinh tế phát triển.

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền huyện đƣợc phân định cho HĐND và UBND cấp huyện. Tuy nhiên, cho đến nay, việc triển khai thành lập HĐND tại địa phƣơng còn chƣa hoàn thiện vì vậy mà việc phân định rõ ràng một số chức năng giữa HĐND và UBND cấp huyện còn gặp nhiều khó khăn.

- Tiếp tục đổi mới các phân bổ nguồn lực cho chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền huyện nói riêng. Để đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới, bên cạnh việc thay đổi cách xác định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền huyện, cần thay đổi cả cách phân bổ nguồn lực: nhân sự, tài chính, ngân sách cho chính quyền huyện; bảo đảm chính quyền huyện có đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là chủ động hơn trong việc điều chỉnh, phân bố nguồn lực cho các bản.

- Thể chế hóa quy định về việc thành lập các đơn vị hành chính ngoài những đơn vị đã đƣợc xác định, ví dụ các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

- Bổ sung quy định có tính nguyên tắc về tiêu chí, trình tự, thủ tục thành lập mới, chia tách, sáp nhâp, hợp nhất các đơn vị hành chính.

3.2.1.2.Phân định rõ thẩm quyền của chính quyền huyện, tăng cường phân cấp quản lý, gắn phân cấp với phân quyền trong tổ chức và hoạt động

Phân cấp, phân quyền là nội dung cực kỳ quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Việc phân cấp cho chính quyền các cấp, trong đó có chính quyền huyện cần chú trọng các nội dung chủyếu sau đây:

Thứ nhất, phải có đầy đủ các quy định của pháp luật để bảo đảm việc thực hiện phân cấp, phân quyền. Trong thực tế cần xét đến tính chất hai mặt

của việc phân cấp, phân quyền là thƣờng có hai xu hƣớng: một là, các cơ quan cấp trên luôn muốn thu hút quyền lực, làm thay cơ quan cấp dƣới, cơ quan trung ƣơng làm thay chính quyền địa phƣơng; hai là, các cấp chính quyền ở địa phƣơng luôn có mầm mống cát cứ trỗi dậy. Nhất là đối với một quốc gia nặng truyền thống văn hóa làng xã nhƣ Lào. Do vậy, việc phân cấp, phân quyền phải luôn đặt dƣới sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật, có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với những quyền hạn đã phân cấp cho từng cấp chính quyền cụ thể để tránh xảy ra tình trạng lạm quyền, hoặc quá tập trung quyền lực vào chỉ một cấp.

Thứ hai, phân cấp, phân quyền phải nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho nhân dân tốt hơn vì bản chất của nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, nghĩa vụ quan trọng nhất là phục vụ trực tiếp nhân dân thay vì quản lý nhân dân, quản lý xã hội. Việc phân cấp là để đảm bảo cho nhân dân đƣợc thụ hƣởng các quyền lợi một cách đơn giản hơn ngay tại cấp chính quyền gần mình nhất, tránh tình trạng phân cấp chỉ làm lợi cho một bộ phận cán bộ, công chức ngƣời làm việc trong cơ quan nhà nƣớc.

Thứ ba, phân cấp, phân quyền cho chính quyền huyện cần làm rõ và khẳng định vai trò, trách nhiệm tự quyết, tự chịu trách nhiệm của chính quyền huyện. Trong đó, tất cả nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn huyện (trừ trƣờng hợp đặc biệt), ngƣời đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, phải phân định đâu là trách nhiệm trực tiếp, gián tiếp, chủ yếu, thứ yếu...

Những vấn đề phục vụ trực tiếp nhân dân thì giao chủ yếu cho chính quyền huyện, cơ quan nhà nƣớc cấp trên không tham gia trực tiếp mà chủ yếu làm chức năng kiểm tra, hƣớng dẫn nhƣ: vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, đời sống, văn hóa, y tế, giáo dục... Cần giao rõ ràng, không can thiệp, không làm thay, không bù đắp, không thay đổi cho chính quyền huyện. Tất cả bù đắp của cấp trên nếu có đều phải theo phƣơng thức công khai, minh bạch, bình đẳng, dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện phoukout, tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)