1.5. Kinh nghiệm tổchức và hoạt động của chính quyền cấp huyện của
1.5.4. Bài học kinh nghiệm về tổchức hoạt động của chính quyền cấp huyện
cấp huyện của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng và chính quyền cấp huyện nói riêng tại một số nƣớc trên thế giới, có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:
Thứ nhất, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng một số nƣớc đƣợc tổ chức đa dạng, tùy thuộc vào quan điểm chính trị của các nhà quản lý và cách thức áp dụng nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phƣơng. Vì vậy, việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng gồm: quản lý của chính quyền trung ƣơng và quản lý của chính quyền tự quản địa phƣơng.
Thứ hai, mỗi nƣớc có những đặc điểm khác nhau về điều kiện địa lý, kinh tế, tự nhiên, văn hóa, truyền thống… nên không có tổ chức và hoạt động thống nhất cho chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền cấp huyện nói riêng.
Thứ ba, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng của các nƣớc có xu hƣớng dựa trên sự phân chia quyền lực theo nguyên tắc pháp quyền, đề cao tính đại diện của chính quyền địa phƣơng (đặc biệt là cấp huyện) của nhân dân, thực hiện phân quyền mạnh hơn cho địa phƣơng và tăng cƣờng giám sát của các cơ quan cấp trên.
Thứ tƣ, trong điều kiện hội nhập quốc tế, để thực hiện tốt các nhiệm vụ của chính quyền địa phƣơng, đòi hỏi chính quyền địa phƣơng đặc biệt là cấp huyện phải tự đổi mới cách điều hành và quản lý cho phù hợp.
Từ những kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền cấp huyện nói riêng của các nƣớc, có thể nhận thấy rằng chính quyền cấp huyện phải thực sự là nơi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình; thu hút nhân dân thực
hiện quyền tham gia QLNN, quản lý xã hội một cách trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời chính quyền cấp huyện cần phát huy tính tự chủ, thực hiện giám sát đối với các cơ quan cấp dƣới trong việc thực hiện thống nhất quyền lực nhà nƣớc tại địa phƣơng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Tại chƣơng 1, tác giả đã đi tìm hiểu khái niệm, vị trí và vai trò, chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện tại CHDCND Lào. Chính quyền huyện trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc vừa có vị trí phụ thuộc vừa có vị trí độc lập.
Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: (1) nguyên tắc tập trung dân chủ; (2) nguyên tắc phát huy quyền làm chủ của nhân dân; (3) nguyên tắc pháp chế XHCN; (4) nguyên tắc Đảng NDCM Lào lãnh đạo.
Chính quyền cấp huyện đƣợc quy định qua Hiến pháp các năm 1991, sửa đổi năm 2003 và năm 2015 cũng nhƣ Luật Tổ chức Chính phủ 1995, Luật hành chính địa phƣơng 2003 và 2015 đã có nhiều thay đổi và cải cách. Nếu nhƣ theo Hiến pháp 1991 thì cơ cấu tổ chức bộ máy của chính quyền huyện sẽ không có HĐND, nhƣng đến Hiến pháp 2015, Lào lại quy định chức năng và nhiệm vụ của HĐND.
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện, tuy nhiên, tác giả đã nhóm lại thành các yếu tố cụ thể sau: yếu tố con ngƣời; yếu tố môi trƣờng và yếu tố điều kiện làm việc, phƣơng tiện làm việc.
Và cũng qua nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền cấp huyện nói riêng của một số nƣớc: Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, tác giả đã rút ra một số bài học đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng tại CHDCND Lào nói chung và chính quyền cấp huyện Phoukout, tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN