1.3. Tổchức và hoạt động của chính quyền cấp huyện ở Lào hiện nay
1.3.1. Nguyên tắc tổchức và hoạt động của chính quyền cấp huyện
Cấp huyện ở Lào cũng nhƣ các nƣớc, đƣợc quy định cụ thể trong hiến pháp, Luật hành chính địa phƣơng. Hiến pháp CHDCND Lào từ 1991 đến nay đã có 2 lần thay đổi (2003 và 2015). Hệ thống hành chính ở Lào cũng chia thành ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tƣơng tự nhƣ Việt Nam. Tuy nhiên, trong Hiến pháp cũng nhƣ Luật hành chính địa phƣơng, không sử dụng cụm từ“chính quyền địa phƣơng – Local Governmen” nhƣ một số văn bản của các nƣớc. Vì vậy có thể hiểu, cụm từ hành chính địa phƣơng (văn bản dịch của UNDP tại Lào) đồng nghĩa với cách sử dụng chính quyền địa phƣơng
Hiến pháp 2015, bổ sung và đƣa vào cụm từ “Hội đồng tỉnh”, về thiết chế giống nhƣ Quốc hội trung ƣơng, cũng do nhân dân toàn tình bầu ra. Nhƣng Hiến pháp không quy định tổ chức Hội đồng ở cấp huyện và cấp xã. Tuy nhiên, các huyện sẽ có đại biểu của huyện mình trong Hội đồng cấp tỉnh.
Theo pháp luật quy định, tổ chức và hoạt động của hành chính địa phƣơng của Lào cũng nhƣ của cấp huyện phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản.
Thứ nhất, nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và chính quyền cấp huyện nói riêng. Nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu sự kết hợp hài hoà giữa tập trung và dân chủ. Trong hoạt động QLNN, tập trung nhằm đảm bảo sự thâu tóm quyền lực nhà nƣớc vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, dân chủ là việc mở rộng quyền cho các đối tƣợng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng của đối tƣợng quản lý trong quá trình thực
hiện pháp luật. Cả hai yếu tố này phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ với nhau, chúng có mối quan hệ qua lại và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nƣớc.
Thứ hai, nguyên tắc phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đây là nguyên tắc cơ bản, đƣợc quy định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2015: “Nhà nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là Nhà nƣớc của nhân dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân. Các bộ tộc bao gồm các tầng lớp trong xã hội do công nhân, nông dân và trí thức làm nòng cốt”. Thấm nhuần nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, từ khi ra đời, Nhà nƣớc luôn tạo điều kiện để nhân dân lao động thực sự đóng vai trò là ngƣời làm chủ đất nƣớc, tham gia tích cực vào quản lý hành chính nhà nƣớc nói chung và của chính quyền cấp huyện nói riêng.
Thứ ba, nguyên tắc pháp chế XHCN.
Điều 10 Hiến pháp nƣớc CHDCND Lào 2015 quy định: “Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, mọi tổ chức của Đảng và Nhà nƣớc, các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội và mọi công dân phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi trƣớc hết phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có đủ khả năng điều chỉnh toàn diện và phù hợp các quan hệ xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, nhà nƣớc và xã hội có các biện pháp bảo đảm pháp luật đƣợc tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, triệt để và thƣờng xuyên.
Thứ tư, nguyên tắc Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo.
Đảng đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách về QLNN nói chung và quản lý hành chính nhà nƣớc nói riêng. Trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, chính quyền cấp huyện có thẩm quyền thể chế hoá thành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của chính quyền cấp huyện [26, 27,28].