2.3 .Đánh giá tổchức và hoạt động của chính quyền huyện Phoukout
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Những hạn chế, tồn tại thuộc tổ chức chính quyền huyện Phoukout
Theo quy định hiện hành, chính quyền huyện gồm 2 cơ quan đƣợc định danh là HĐND và UBND. Tuy nhiên, thực tế ở cấp huyện hiện nay chỉ có thành viên HĐND tỉnh đƣợc bầu làm việc tại huyện. Nhƣ vậy, việc quy định mô hình tổ chức của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền huyện nói riêng chƣa đƣợc triển khai trên địa bàn, vì vậy mô hình tổ chức ấy cũng chƣa
đáp ứng đƣợc sự đổi mới, phản ứng một cách nhanh nhạy trƣớc các yêu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động, cạnh trang và có vai trò giúp đời sống xã hội vận hành an toàn, trật tự, hiệu quả và công bằng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc của huyện Phoukout mặc dù đã đƣợc sắp xếp theo hƣớng tinh gọn, hợp lý và chuyển dần sang mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhiều hơn; nhƣng bên trong nội bộ của chính quyền huyện chƣa thực sự vững mạnh, tính minh bạch và hiệu lực, hiệu quả cũng chƣa cao, thậm chí một số cơ quan chuyên môn của huyện còn thiếu sự tin cậy, tín nhiệm đối với xã hội.
Cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý của chính quyền huyện chƣa phát huy đƣợc hết hiệu quả và còn những vấn đề bất cập. Phân cấp còn hạn chế, nhiều lĩnh vực vẫn chƣa đƣợc phân cấp rành mạch, phân cấp chƣa đi liền với phân quyền. Nhìn chung chƣa có những văn bản cụ thể về phân cấp trong các lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực đƣợc phân cấp cho chính quyền huyện nhƣng chƣa kịp thời ban hành quy định phân cấp đến các cơ quan chuyên môn và các bản nên vẫn xảy ra trƣờng hợp chƣa rõ ràng trong xử lý công việc, còn trùng lắp giữa các cơ quan chuyên môn. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực phân cấp cho chính quyền huyện giải quyết nhƣng hiệu quả hoạt động không cao, còn lúng túng trong khâu xử lý và quy trách nhiệm nhƣ là hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh, đầu tƣ xây dựng cơ bản...
Những hạn chế, tồn tại thuộc hoạt động của chính quyền huyện Phoukout
Trong chế độ trách nhiệm của tập thể chính quyền huyện, chủ tịch huyện còn chƣa có quy định cụ thể để xác định rõ đâu là thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, đâu là trách nhiệm của cá nhân phụ trách, dẫn đến có những vụ việc sai phạm trong quản lý, điều hành nhƣng khó xác định trách
nhiệm để xử lý. Chế độ lãnh đạo tập thể đòi hỏi khi quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của chính quyền huyện đều phải tổ chức họp, thảo luận để lấy ý kiến tập thể, do đó có trƣờng hợp gây lãng phí thời gian, không kịp thời giải quyết một số việc, nhất là những công việc có tính cấp bách, từ đó chƣa phát huy đúng mức vai trò, trách nhiệm, tính quyết đoán của từng thành viên trong chính quyền huyện cũng nhƣ ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng.
Cơ cấu tổ chức của chính quyền huyện theo luật định gồm có chủ tịch huyện , các phó chủ tịch huyện và các ủy viên. Tuy nhiên, trong thực tế thì chủ yếu là do chủ tịch huyện và các phó chủ tịch huyện chỉ đạo, điều hành mọi công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của huyện, còn các ủy viên chỉ tham gia phiên họp định kỳ hàng tháng của chính quyền huyện chứ không tham gia điều hành trực tiếp công việc hàng ngày, vì vậy vai trò của các ủy viên trong thực tế rất mờ nhạt và hình thức.
Một trong những khó khăn, vƣớng mắc của chính quyền huyện Phoukout trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là sau khi các đạo luật có hiệu lực thi hành nhƣng chƣa có văn bản hƣớng dẫn của trung ƣơng nên khó thực hiện. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng các văn bản pháp luật không thống nhất, thậm chí có sự mâu thuẫn, xung đột làm cho địa phƣơng lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện hoặc bế tắc trong xử lý các vụ việc cụ thể.
Sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động QLNN trên địa bàn huyện còn ở mức độ thấp. Ngƣời dân chƣa thực sự quan tâm đến những sự kiện chính trị, hành chính của chính quyền huyện. Nếu không có nhu cầu, gần nhƣ giữa ngƣời dân và chính quyền không có sự tƣơng tác lẫn nhau. Việc phổ biến, cung cấp thông tin các hoạt động QLNN từ phía chính quyền huyện đến toàn thể nhân dân trong huyện, đặc biệt là ngƣời dân ở vùng khó khăn chƣa đạt hiệu quả cao. Nhiều hoạt động lấy ý kiến của nhân dân còn mang tính
hình thức và không có tác dụng nhiều trong việc quyết định đến các chính sách quản lý của chính quyền.
Cải cách hành chính và thực hiện chính quyền điện tử có nhiều biến chuyển song chƣa phát huy hết hiệu quả sử dụng. Việc áp dụng hệ thống quản lý văn bản bằng phần mềm điện tử còn chậm, trong quá trình triển khai còn nhiều khâu vƣớng mắc, chƣa đúng quy trình. Việc thực thi pháp luật và triển khai các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên chƣa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, cùng một lĩnh vực nhƣng nhiều ngành quản lý và yêu cầu báo cáo.
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Chế độ hội họp còn dàn trải, nhiều cuộc họp chồng chéo về thời gian và nội dung dẫn đến tình trạng lãnh đạo huyện và thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn phải dành quá nhiều thời gian để dự họp, tiếp khách. Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức chƣa thực sự tƣơng xứng với trình độ và yêu cầu của vị trí việc làm. Nhiều công chức còn đƣợc sắp xếp ở vị trí không phù hợp với trình độ chuyên môn. Thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân của một bộ phận công chức còn chƣa tốt, chƣa chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, gây lãng phí thời gian và giảm hiệu quả công tác.