(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - Chi nhánh BIDV Ninh Bình)
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại (đặc biệt là mức huy động vốn VNĐ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian gần đây), Chi nhánh BIDV Ninh Bình luôn theo dõi sát sao thị trường tài chính, nhận định và dự trù thu chi để đưa ra mức lãi suất hợp lý với tinh thần hấp dẫn cao.
Hiện nay, với mức độ uy tín cao, các chính sách đãi ngộ khách hàng được thực hiện khá tốt như tài khoản được mở miễn phí, thủ tục mở tài khoản đơn giản và nhanh gọn, việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng đến các tỉnh thành phố trên toàn quốc có kèm theo nhiều dịch vụ hỗ trợ khác (như ATM, Home-banking, IBMB....), Chi nhánh BIDV Ninh Bình đã tạo cho mình một thế mạnh riêng, có tác dụng tăng quy mô nguồn vốn huy động được một cách đáng
Cơ cấu nguồn vốn 201 0 % tổng nguồn 2011 % tổng nguồn 2012 % tổng nguồn KH dân cư 997 58,4 1,279 70 1,528 64,2
kể. Chính nhờ những ưu điểm đó đã khiến BIDV nói chung và Chi nhánh BIDV Ninh Bình nói riêng có kết quả huy động vốn rất khả quan. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản ước đạt 4.944 tỷ đồng bằng 140,1 % so với 31/12/2011 (3.529 tỷ đồng), đạt 109,86 % KHKD (4.500 tỷ đồng). Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 2.380 tỷ đồng , tăng 30,3 % so với 31/12/2011 (1.826 tỷ đồng). Nguồn vốn huy động bình quân là 1.568 tỷ đồng đạt 108,13 % KHKD (1.450 tỷ đồng). Đặc biệt trong số dư huy động của Chi nhánh là 2.380 tỷ đồng thì có tới hơn 1.500 tỷ đồng là huy động từ dân cư , tăng hơn 10% so với năm trước.
Về công tác điều hành vốn, Chi nhánh thường xuyên tiến hành nghiên cứu, phân tích cơ cấu nguồn vốn, đưa ra các biện pháp để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý hơn. Kết quả là cơ cấu nguồn vốn đã có nhiều bước chuyển biến rõ rệt, tình hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn ngày càng hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nguồn cả về loại tiền lẫn kỳ hạn, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản.
- Quản lý và điều hành nguồn vốn khoa học, tận dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi với mục tiêu đem lại lợi nhuận tối đa; quản lý và xác định tốt mức chênh lệch giữa lãi suất đầu và và đầu ra hỗ trợ tối đa cho công tác điều hành, tăng khả năng cạnh tranh.
- Điều hành sử dụng vốn ngày càng linh hoạt, đảm bảo tốt khả năng thanh toán thường xuyên, nhất là trong thời gian đầu áp dụng chương trình hiện đại hoá chưa hoàn thiện xong chương trình, chưa khai thác được hết tiện ích và cơ sở dữ liệu của chương trình mới.
- Bám sát, tìm hiểu các tiện ích của chương trình hiện đại hoá phục vụ công tác điều hành nguồn vốn.