Bảng 2.6 : Tình hình cho vay trung dài hạn tại Chi nhánh BIDV Ninh Bình
2.1.1. Quá trình hình thành & phát triển của Ngân hàng TMCP
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH
2.1.1. Quá trình hình thành & phát triển của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt NamChi nhánh Tỉnh Ninh Bình Chi nhánh Tỉnh Ninh Bình
2.1.1.1. Sự hình thành phát triển
Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV) gọi tắt là Vietindebank, được chính thức thành lập vào ngày 26/4/1957 theo quyết định QĐ 177- TTG của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính, thay thế cho vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do Nhà Nước cấp cho kiến thiết cơ bản, nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế và hỗ trợ công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Hơn 55 năm tồn tại và phát triển, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đổi tên 3 lần, từ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước ngày 24/6/1981, rồi đổi thành Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 14/11/1990. Đến tháng 4 năm 2012 tên mới chính thức sau khi cổ phần hóa là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam. Từ năm 1996 Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức trở thành một trong số 23 Doanh nghiệp Nhà Nước hạng đặc biệt. Bắt đầu từ tháng 10/1996 Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam được tổ chức mô hình Tổng công ty Nhà nước bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ
gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính công nghệ. Cho đến nay, Ngân hàng ĐT và PT Việt Nam đã phát triển thành một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam hoạt động kinh doanh đa năng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi ngân hàng, phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phục vụ cho đầu tư và phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính- tín dụng trong và ngoài nước.
Tiền thân của chi nhánh Ninh Bình là Phòng cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản thuộc Ty Tài chính Ninh Bình từ năm 1957. Năm 1960 là Chi hàng Kiến thiết Ninh Bình. Năm 1976 sáp nhập thành Chi hàng Kiến thiết Hà Nam Ninh. Thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ 10, quốc hội khoá VIII về việc phân định địa giới hành chính tỉnh Hà nam ninh, tỉnh Ninh Bình được tái lập từ ngày 01/4/1992. Sau khi tái lập tỉnh theo quyết định số 27/QĐ - NH9 ngày 29/01/1992 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, chi nhánh đã trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, có trụ sở đặt tại đường Lê Hồng Phong, thành phố Ninh Bình. Với mô hình ban đầu gọn nhẹ, chỉ có 31 nhân viên với 4 phòng, hoạt động chủ yếu là cấp phát và cho vay xây dựng cơ bản các dự án kinh tế, các hạng mục công trình theo kế hoạch Nhà nước.
Đầu năm 1995, cùng với sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của toàn hệ thống, nguồn vốn cấp phát của Chi nhánh được bàn giao sang Cục Đầu tư Phát triển cùng 14 cán bộ làm nhiệm vụ cấp phát. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Bình với 22 cán bộ còn lại chuyển hẳn sang nhiệm vụ mới - là một ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh đa năng tổng hợp theo nguyên tắc “đi vay để cho vay”, được huy động vốn ngắn, trung, dài hạn để cho vay các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước, các dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, cho vay vốn lưu động, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động chủ yếu chuyên sâu trong lĩnh vực đầu
tư phát triển, xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng, phục vụ việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh đã tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để cung ứng hàng ngàn tỷ đồng cho vay đầu tư các dự án, đáp ứng vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn.
Tháng 1/2000 chi nhánh được Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cho phép thành lập thêm tổ kiểm tra nội bộ để thực hiện chức năng tự kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh.
Tháng 2/2002 chi nhánh thành lập phòng giao dịch Tam Điệp tại khu vực thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Tháng 5/2004 chi nhánh thành lập thêm bàn tiết kiệm số 2 tại phường Bích Đào thành phố Ninh Bình.
Năm 2008 chi nhánh thành lập phòng giao dịch Gián Khẩu - huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình.
Ngày 01/5/2012, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Ninh Bình chính thức cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng TMCP ĐT&PT Ninh Bình.
Tháng 8/2012 chi nhánh đã nâng cấp bàn tiết kiệm số 2 tại phường Bích Đào thành phòng Giao dịch Đông Ninh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Ninh Bình
Sau hơn 20 năm tái lập quy mô của Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Ninh Bình đã tăng trưởng vượt bậc và trở thành Doanh nghiệp hạng I của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ những ngày đầu nguồn nhân lực chỉ gồm chỉ có 31 nhân viên với 4 phòng, đến nay chi nhánh có gần 140 cán bộ nhân viên chia thành 14 phòng ban, trong đó 87% có trình độ đại học và trên đại học. Về mạng lưới, chi nhánh có 01 phòng giao dịch tại thành phố Ninh Bình, có 02 phòng giao dịch tại thị xã Tam Điệp và huyện Gia Viễn. Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Ninh Bình được tổ chức thành 14 phòng ban khác nhau, chức năng nhiệm vụ của các phòng do Giám đốc Chi nhánh ký ban hành, Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Đảng Ủy , Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc BIDV về mọi mặt hoạt động của Chi nhánh theo quyền hạn được quy định.
Phòng Quan hệ khách hàng: Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.
Phòng tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm).
Tổ điện toán: Tổ chức vận hành, triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng; đảm bảo liên tục, thông suốt.
Phòng giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.
Phòng Quản lý và phục vụ Kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng.
Phòng Quản lý rủi ro: Về công tác quản lý tín dụng: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Quản
lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn, duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục;. Về công tác quản lý rủi ro tín dụng: thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Về công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ..
Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ, Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng, Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.
Phòng Kế hoạch tổng hợp: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh, Thu thập, tổng hợp tình hình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch của Chi nhánh qua từng thời kỳ; Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; ngoài ra còn thực hiện các công việc liên quan đến công tác nguồn vốn.
Phòng tổ chức hành chính: tổ chức quản lý nhân sự, hồ sơ cán bộ. Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi-đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật; Quản lý, sử dụng con dấu, tài sản của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV.