Bảng 2.6 : Tình hình cho vay trung dài hạn tại Chi nhánh BIDV Ninh Bình
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
3.2.1. Đổi mới công tác tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định
nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo tính khách quan, khoa học và chính xác khi phân tích, đánh giá các khía cạnh tài chính của dự án, đồng thời có sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong từng lĩnh vực ngành nghề nhất định để phục vụ công tác thu thập thông tin cho thẩm định tài chính dự án.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định, khuyến khích cán bộ thẩm định tự trau dồi, học hỏi để mở rộng hiểu biết của mình trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH
Trước định hướng hoạt động thẩm định tài chính dự án trong thời gian tới, xuất phát từ sự cần thiết cũng như thực trạng của công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Ninh Bình, vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư, vì ngoài những thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần khắc phục. Đây là cơ sở để ngân hàng sàng lọc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả, giúp ngân hàng khơi thông được nguồn vốn, mở rộng nghiệp vụ tín dụng, từ đó hoàn thành được kế hoạch kinh doanh đã đề ra nhằm tiếp tục phát triển một cách ổn định và vững mạnh. Sau quá trình tìm hiểu về công tác thẩm định tài chính dự án tại BIDV Ninh Bình, với việc phân tích những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động thẩm định tài chính dự án của chi nhánh và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh như sau:
3.2.1. Đổi mới công tác tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định tài chínhdự án dự án
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau và với các hoạt động khác. Kết quả thẩm định sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức quản lý điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của cán bộ trong quá trình thẩm định. Công tác tổ chức điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực phục vụ hoạt động thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.
Mặc dù với mô hình tổ chức và cách quản lý như hiện nay, Chi nhánh đã hoạt động một cách khá hiệu quả. Nhưng trên thực tế, để giảm bớt thời gian thực hiện thẩm định tài chính dự án cũng như nâng cao chất lượng công tác thẩm định hơn nữa vẫn cần có những thay đổi cả về hình thức quản lý và mô hình tổ chức cho phù hợp với tình hình hoạt động hiện nay.
Trước hết, ngoài định hướng hoạt động kinh doanh nói chung của Chi nhánh trong thời gian tới cũng cần phải xây dựng chương trình, nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể riêng cho công tác thẩm định tài chính dự án, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với khuôn khổ định hướng hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP đầu tư & phát triển Việt Nam. Điều này tạo cơ sở cho Chi nhánh BIDV Ninh Bình biến hoạt động thẩm định dự án của mình thành một thế mạnh trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Thường xuyên tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình sau mỗi thời kỳ và đề ra kế hoạch cụ thể cho giai đoạn sau.
Bên cạnh đó, phải tạo được sự gắn kết giữa các chi nhánh, phòng ban, giữa các cán bộ thẩm định trong quá trình thực hiện thẩm định tài chính dự án. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu rủi ro do khắc phục được những hạn chế về chuyên môn: Hiện nay, việc thẩm định tài chính dự án vẫn được thực hiện đồng thời ở cả hai phòng Quan hệ khách hàng và phòng Quản lý rủi ro và được thông qua ở Hội đồng tín dụng, nhưng hình thức này chỉ áp dụng đối với những dự án quy mô lớn, phức tạp, mà mỗi phòng lại tự thẩm định một cách độc lập, riêng rẽ, không phối hợp chặt chẽ với phòng kia.
Đồng thời, cần phải tổ chức làm việc theo nhóm, nhằm mục đích để những người có năng lực và nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ những cán bộ trẻ, nhạy bén nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Mỗi nhóm sẽ chuyên trách về từng lĩnh vực như xây lắp, công nghiệp, điện tử... để thu thập thông tin tốt hơn và đưa ra các nhận xét, đánh giá sâu sát hơn, thực tế hơn. Thường xuyên trao đổi ý kiến, thảo luận giữa các nhóm, các phòng để bổ sung, hoàn thiện những thiếu sót nếu có.
Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của mình, Chi nhánh cần phát triển mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm mục đích phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót xảy ra trong quá trình thẩm định tài chính dự án như việc tính nhầm', áp dụng sai cách tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, hay các biểu hiện tiêu cực của các cán bộ thẩm định (sẽ dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch). Điều đó cũng có đảm bảo cho số lượng các dự án được thẩm định đi đôi với chất lượng thẩm định tài chính của dự án đó, xác định đúng hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất.