Tình hình thẩm định dự án của BIDV Ninh Bình 2011-2012

Một phần của tài liệu 0464 giải pháp nâng cao thẩm định dự án tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh tỉnh ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 61 - 76)

(Nguồn: Phòng Quổn lý rủi ro - BIDV Ninh Bình).

Hiện nay, các dự án đã được thẩm định và quyết định tài trợ đã và đang phát huy hiệu quả của mình.

2.1.3. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP ĐT&PTViệt Nam Chi nhánh Tỉnh Ninh Bình Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Ninh Bình

Một dự án đầu tư có thể được thẩm định trên các mặt pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính hay kinh tế - xã hội. Việc tuân thủ nội dung của công tác thẩm định là rất cần thiết nhưng sẽ có sự chú trọng đến một số nội dung với các mức độ khác nhau, tuỳ theo quan điểm của những cá nhân hay tổ chức khác nhau: các tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước hay của toàn xã hội.

Đối với Ngân hàng thương mại, việc tài trợ cho dự án đầu tư là một hoạt động nghiệp vụ, là phương thức kinh doanh thu lợi nhuận, là cơ sở để Ngân hàng thương mại cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Cho vay các dự án đầu tư là một trong những hoạt động cho vay rất phổ biến của Ngân hàng thương mại. Đặc biệt là đối với Ngân hàng đầu tư, hơn bao giờ hết, cho vay dự án chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Vì chức năng chính của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam là cho vay theo kế hoạch, chỉ đạo của Nhà nước. Hoạt động này gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế, góp phần tạo cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho đất nước. Nếu công tác thẩm định dự án, mà cụ thể là thẩm định tài chính dự án không tốt sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT tỉnh Ninh Bình nói riêng và cho Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam nói chung, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó sẽ gây ra tác động xấu đối với các ngân hàng khác trong toàn hệ thống Ngân hàng theo kiểu dây chuyền, tác động trực tiếp tới nền kinh tế. Do đó việc thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với Ngân hàng là rất cần thiết, nó giúp Ngân hàng đưa ra được những quyết định tài trợ đúng đắn.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, về hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, đánh giá khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra nhằm bảo đảm sự an toàn số vốn mà ngân hàng sẽ tài trợ cho dự án. Làm tốt công tác thẩm định tài chính ngân hàng sẽ tăng thêm hiệu quả trong hoạt động cho vay dầu tư trên cơ sở đó bảo vệ vốn vay của ngân hàng, đảm bảo khả năng hoàn trả khi cần thiết.

Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư ở Ngân hàng thương mại hết sức được chú trọng, nó giúp cho Ngân hàng sàng lọc, lựa chọn được dự án đầu tư có hiệu quả, giúp Ngân hàng khai thông được nguồn vốn, mở rộng nghiệp vụ tín dụng qua đó mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng.

2.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH

2.2.1. Quy trình thẩm định TCDA đầu tư tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt NamChi nhánh Tỉnh Ninh Bình Chi nhánh Tỉnh Ninh Bình

Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay trên toàn hệ thống của BIDV đều được thực hiện ở 2 cấp:

- Tại Chi nhánh: Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay theo dự án của khách hàng, phòng Quan hệ khách hàng của chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định, lập hồ sơ và trình giám đốc chi nhánh hoặc phó giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng quyết định cho vay, hoặc trình qua Phòng Quản lý rủi ro tùy theo Quyết định phân quyền phán quyết tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể của BIDV giao cho Chi nhánh. Đối với những dự án vượt mức ủy quyền phán quyết, Giám đốc chi nhánh triệu tập hội đồng tín dụng chi nhánh để quyết định việc cho vay hay không hoặc trình Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam ra quyết định.

- Tại Trụ sở chính: Trên cơ sở hồ sơ thẩm định của Chi nhánh, cán bộ quan hệ khách hàng phụ trách theo khu vực tiến hành tái thẩm định dự án trình Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam tùy theo quyết định giao mức thẩm quyền phán quyết từng giai đoạn để quyết định cho vay. Đối với những dự án lớn, phức tạp, Tổng giám đốc BIDV triệu tập Hội đồng tín dụng Trụ sở chính BIDV để ra quyết định.

Hoạt động thẩm định dự án đặc biệt là thẩm định tài chính dự án quyết định trực tiếp đến chất lượng tín dụng của bất kì một ngân hàng nào. Chính vì vậy, trong thời gian qua Chi nhánh luôn chú trọng đến công tác thẩm định tài chính dự án nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn vốn. Nhìn chung, công tác thẩm định tài chính dự an của Chi nhánh thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập, xử lý thông tin

Trong bước này, cán bộ thẩm định tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được từ kết quả thu được của công tác thẩm định kỹ thuật, thẩm định thị trường... của dự án. Cụ thể như:

- Thẩm định về khía cạnh thị trường của dự án sẽ được sử dụng để xác định sản lượng tiêu thụ, giá bán và doah thu dự kiến.

- Thẩm định khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu cùng đặc tính dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị, tổng chi phí sản xuất trực tiếp của dự án.

- Thẩm định tính khả thi của nguồn vốn để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, khấu hao TSCĐ...

Bước 2: Tính toán các chỉ số về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án

Ở bước này, việc tính toán được thực hiện chủ yếu trên Excel. Nội dung tính toán bao gồm: xác định tổng vốn đầu tư, doanh thu, chi phí, dòng tiền, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của dự án (NPV, IRR...) và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ (thời gian hoàn vốn, nguồn trả nợ hàng năm...), phân tích rủi ro của dự án.

Bước 3: Đánh giá tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của dự án, dự báo rủi ro.

Kết quả tính toán ở bước 2 sẽ là cơ sở để đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như khả năng trả nợ của dự án, dự báo rủi ro.

2.2.2. Phân tích nội dung thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP ĐT&PTViệt Nam Chi nhánh Tỉnh Ninh Bình qua một dự án cụ thể Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Ninh Bình qua một dự án cụ thể

Để thấy rõ được nội dung thẩm định tài chính dự án của Chi nhánh BIDV Ninh Bình, tác giả xin đưa ra một dự án cho vay cụ thể tại Chi nhánh: “Dự án đầu tư mua mới phương tiện vận tải của Công ty TNHH An Hòa Phát”.

* Khái quát về dự án

(-) Mô tả dự án:

Tên dự án: Dự án đầu tư mua mới phương tiện vận tải. Loại sản phẩm đầu ra: Cước dịch vụ vận tải.

Tổng nguồn vốn đầu tư được duyệt: 6.687, triệu đồng. Tài sản đầu tư: 04 xe ô tô trọng tải 15 tấn/xe.

Nguồn vốn:

+ Vay tín dụng thương mại: 4.500, triệu đồng. + Vốn tự có: 2.187, triệu đồng.

Thời gian thực hiện dự án: 08 năm.

Phương thức thực hiện: Chủ đầu tư thực hiện. (-) Nhu cầu vốn đầu tư: 6.687.000.000, đồng. (-) Kế hoạch huy động vốn:

+ Vốn tự có của doanh nghiệp: 2.187, triệu đồng.

+ Vốn vay dài hạn của BIDV Ninh Bình: 4.500, triệu đồng. (-) Những điểm nổi bật mà Chủ đầu tư thu được từ dự án:

Tận dụng được cơ hội khai thác hàng hóa 2 chiều, chuyên chở Clinker từ cảng Tam Điệp về Khánh Phú và vận tải than từ Khánh Phú đi Tam Điệp.

Có đội ngũ lái xe nhiều kinh nghiệm hoạt động vận tải các tuyến hàng này.

Tên chủ đầu tư: Công ty TNHH An Hòa Phát.

Địa chỉ: phường Trung Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Hoạt động kinh doanh chính: Kinh doanh VLXD, vận tải hàng hóa đường bộ, san lấp mặt bằng, sửa chữa, kinh doanh lốp.

Vốn điều lệ: 1.800.000.000, đồng. Hình thức sở hữu: Sở hữu tư nhân.

* Khái quát tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh

(-) Đánh giá hoạt động kinh doanh Thông tin chung:

Hoạt động kinh doanh chính của DN là kinh doanh VLXD, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, san lấp mặt bằng, sửa chữa và kinh doanh lốp ô tô. Ngành nghề kinh doanh hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phù hợp với chiến lược của BIDV là: ưu tiên đối với các DN vừa và nhỏ có năng lực và hoạt động trong ngành khai thác kinh doanh dịch vụ, thương mại.

Tình hình sản xuất kinh doanh

Thứ nhất, đánh giá năng lực sản xuất.

Hiện nay DN có 07 xe ô tô tải ben, 02 xe ô tô con (nguyên giá: 5.768 trđ, giá trị còn lại là: 4.425 trđ). Với số phương tiện trên DN cũng đã chủ động trong việc chuyên chở hàng hóa kinh doanh của mình và làm dịch vụ chở thuê hàng hóa cho các DN khác. Nhìn chung các tài sản trên của DN đều mới đầu tư (trong 2 năm 2011 và 2012), được bảo dưỡng thường xuyên nên năng lực khai thác cao, hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những hợp đồng kinh tế lớn, thời gian gấp, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giữ uy tín, DN phải thuê thêm phương tiện vận chuyển của các chủ xe khác.

Thứ hai, đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu

TT

Nội dung

m 201 1 Kế hoạch năm 2012 Thực hiện năm 2012 Tăng trưởng so 2011 Mức độ hoàn thành so KH 2011 1 Doanh thu 6.78 9 13.13 5 17.456 + 156% 132% 2 Chi phí 6.44 9 12.83 5 16.925 + 162% 131%

3 Lợi nhuận trước thuế 34

0 ÕÕT 3 53Γ + 56% 177%

Yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh Công ty là vật liệu xây dựng, xăng dầu, lốp ô tô... sẵn có trên thị trường, dễ dàng tìm kiếm nhà cung cấp. Vì vậy các hàng hóa đầu vào của DN luôn được cung cấp ổn định, lâu dài và tương đối

thuận lợi.

Thứ ba, đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.

DN đã tạo được uy tín, kí kết nhiều hợp đồng kinh tế với các bạn hàng, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp được thực hiện giao dịch ở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận, đảm bảo nguồn hàng thường xuyên liên tục, việc khai thác phương tiện vận tải ổn định.

Thứ tư, đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu.

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của DN là vận tải hàng hóa, kinh doanh VLXD. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN qua 2 hoạt động năm đều thực hiện có hiệu quả, doanh thu năm 2012 cao hơn năm 2011. Số liệu tài chính năm 2011 - 2012 cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt năm 2011-2012 của Công ty TNHH An Hòa Phát

Doanh thu thực hiện năm 2011 là 17.401 trđ; tăng 156% so với năm 2010, đạt 132% kế hoạch năm 2011. Lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng hóa và VLXD chiếm 98% tổng doanh thu năm 2011.

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là 16.925 trđ, trong đó: + Giá vốn hàng bán: 15.027 trđ

+ Chi phí hoạt động tài chính (chi phí lãi vay): 929trđ + Chi phí Quản lý Doanh nghiệp: 831 trđ.

+ Chi khác: 138 trđ

Kết quả hoạt động kinh doanh: lãi trước thuế là 531 trđ.

Tóm lại, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn nhưng do tận dụng tốt các lợi thế như: phương tiện vận tải, uy tín trong kinh doanh, cùng với sự quản lý điều hành năng động nhạy bén của chủ doanh nghiệp nên hoạt động năm 2012 của DN có sự tăng trưởng cao so với năm 2011.

(-) Đánh giá tình hình tài chính của công ty

+) Bảng cân đối kế toán rút gọn năm 2011-2012: được trình bày trong phụ

lục 01 của luận văn.

+) Nhận xét, đánh giá về số liệu hạch toán của doanh nghiệp:

Năm 2012, tổng tài sản của công ty đạt 11.158, triệu đồng, tăng 60,67% so với năm 2011. Quy mô tổng tài sản của công ty tăng chủ yếu là do tăng tài sản ngắn hạn. Trong cơ cấu tổng tài sản, Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 60,34% tổng tài sản, còn lại là tài sản dài hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tài chính cũng như đặc điểm của một doanh nghiêph hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng và vận tải đường bộ.

Tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2012 là: 6.733trđ (tăng 137% so với năm 2011). Chủ yếu tập trung ở các khoản phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán. Trong đó:

+ Các khoản phải thu của khách hàng là 3.289 trđ (chiếm 48% tài sản ngắn hạn) gồm 14 khách hàng, trong đó chủ yếu là 5 khách hàng nợ trên 300trđ với tổng số nợ là 2.764trđ (chiếm 84% tổng các khoản phải thu của khách hàng).

Qua tìm hiểu được biết đây là các khách hàng uy tín, thường xuyên có mối quan hệ thương mại với doanh nghiệp và đã được doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ thương mại lâu năm. Các khoản phải thu này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu hồi trong thời gian tới.

+ Trả trước cho người bán là: 1.478 trđ (chiếm 21% tài sản ngắn hạn). Trong đó trả trước tiền mua vật liệu xây dựng cho công ty sản xuất vật liệu xây dựng Yên Từ là 950trđ ( chiếm 64% tổng số trả trước cho người bán).

+ Hàng tồn kho là: 455 trđ (chiếm 50% tài sản ngắn hạn), gồm xi măng, gạch và thép trong kho chưa xuất bán với số lượng 289 tấn xi măng, 10.000 viên gạch và 10,741 tấn thép các loại. Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần có những chính sách bán hàng mạnh mẽ và khéo léo hơn nữa để giải phóng được lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp.

- Về nguồn vốn: Tương ứng với sự tăng tưởng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng gia tăng đáng kể đặc biệt là nợ phải trả. Trong đó:

+ Nợ phải trả ngắn hạn: 5.487trđ (chiếm 49% tổng nguồn vốn), chủ yếu là: Vay ngân hàng TMCP ĐT &PT Ninh Bình: 4.990trđ (chiếm 90% tổng nợ phải trả ngắn hạn) và phải trả cho người bán là: 460 trđ (chủ yếu là nợ tiền xăng dầu của Doanh nghiệp tư nhân Linh Hương: 389trđ, chiếm 84% phải trả cho người bán)

+ Vốn chủ sở hữu đến thời điểm 31/12/2012 là 5.671trđ, chủ yếu là các khoản lợi nhuận tích lũy từ hoạt động kinh doanh các năm trước đó và tiền vốn góp

từ cá nhân chủ doanh nghiệp là ông Nguyễn Đức Hòa và bà Nguyễn Thị Thu Diệp. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 10,33% so với năm 2011. Đây là do công ty đạt kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận sau thuế tăng lên và công ty giữ lại một phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để làm tăng tổng vốn chủ sở hữu của mình.

Nhận xét: Tóm lại, tình hình tài chính của doanh nghiệp nhìn chung khá tốt, lành mạnh, khả năng tự chủ tài chính khá cao. Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của doanh nghiệp tương đối phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải đường bộ. Bên cạnh đó doanh nghiệp có một đội ngũ lãnh đạo, nhân viên khá trẻ và năng động, có năng lực có thể thích ứng được với những biến động của môi trường kinh doanh.

* Thẩm định dự án đầu tư

(-) Sự cần thiết đầu tư

Trong những năm gần đây sự ra đời và phát triển của các cơ sở công nghiệp trong khu vực cũng như trong cả nước đẫ làm cho lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng lớn. Tại địa bàn tỉnh Ninh Bình với sự đầu tư hàng loạt các nhà máy xi măng với công suất lớn như nhà máy xi măng Duyên Hà, Tam Điệp,

Một phần của tài liệu 0464 giải pháp nâng cao thẩm định dự án tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh tỉnh ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 61 - 76)