Bảng 2.6 : Tình hình cho vay trung dài hạn tại Chi nhánh BIDV Ninh Bình
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan
Chính phủ cần phải có những quy định nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hơn nữa vai trò của mình để tăng cường tính công khai trong hoạt động kế toán tài chính, có những chỉ thị cụ thể đối với Bộ tài chính nhằm làm cho các DN thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm toán theo đúng quy định của Nhà nước. Tất cả mọi nỗ lực của Ngân hàng chỉ có hiệu quả khi thông tin mà họ nhận được là trung thực. Nếu các báo cáo tài chính không minh bạch sẽ làm biến dạng, sai lệch các chỉ tiêu kết quả. Do đó, Chính phủ cần phải ban hành quy chế bắt buộc và công khai kiểm toán của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thuê các công ty kiểm toán độc lập kiểm tra lại các báo cáo tài chính hàng năm.
Đề nghị các Bộ, ngành địa phương nghiêm chỉnh thực hiện công tác kế hoạch hoá đầu tư theo thông tư hướng dẫn của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Đề nghị các Bộ, ngành cùng phối hợp để xây dựng hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho Ngân hàng trong việc so sánh hiệu quả các chỉ tiêu tính toán của dự án được sát hơn, cụ thể hơn.
Đề nghị các Bộ, ngành hệ thống hoá các thông tin liên quan đến lĩnh vực mình quản lý, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cung cấp cho các ngân hàng thông qua cơ chế mua - bán thông tin để chủ đầu tư và ngân hàng thuận tiện trong việc tra cứu, tham khảo đồng thời chủ đầu tư, ngân hàng được cập nhật thông tin nhanh, kịp thời, phối hợp chặt chẽ hơn trong việc trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết và phát triển một mạng thông tin trong toàn quốc
với sự tham gia của các cơ quan trong việc cung cap thông tin phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định.
Đề nghị Bộ kế hoạch và Đầu tư cần có biện pháp bắt buộc chủ đầu tư tuân thủ các quy định đã ban hành về lập luận chứng kinh tế: các chỉ tiêu đưa ra phải rõ ràng, đầy đủ và được giải thích hợp lý, căn cứ tính toán phải thoả mãn yêu cầu là có thể kiểm tra được. Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về kế hoạch đầu tư của nhà nước như : Dự báo chính xác về khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch, hướng dẫn đầu tư vào các chương trình, các dự án trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, ưu tiên của nền kinh tế. Trong đó cần đẩy mạnh bám sát các mục tiêu ưu tiên của nền kinh tế, các lĩnh vực sản xuat đang được Nhà nước khuyến khích và khả năng thực tế của các Bộ, ngành địa phương. Khi ghi đến nguồn nhập thiết bị trả chậm kế hoạch ghi rõ nguồn vốn ngoại tệ nhập, ngoại tệ trả nợ.
Bộ tài chính cần có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán thống nhat và tăng các biện pháp quản lý kinh doanh đối với doanh nghiệp theo đúng chức năng, quy mô hoạt động phù hợp với vốn điều lệ và năng lực.
Cần tạo ra một khung pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải công khai tình hình tài chính của mình với ngân hàng khi xin vay. Để làm được điều này phải tiến hành kiểm toán các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước nhằm có được các báo cáo tài chính có tin cậy cao. Các công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước đánh giá của mình.
Đề nghị các Bộ, ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc phê duyệt và thẩm định các dự án vì nội dung dự án gồm nhiều khía cạnh có quan hệ chặt chẽ với nhau, các Bộ, ngành địa phưong tham gia thẩm định dự án trên các khía cạnh khác ấy, sự phối hợp này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận thẩm định dự án.