CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty
ty TNHH Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm.
3.3.1. Môi trường kinh tế.
Tăng trƣởng GDP của Việt Nam chậm lại từ 2008 với các nguyên do khủng hoảng thế giới bên ngoài và thiếu ổn định vĩ mô bên trong. Vốn đầu tƣ FDI đăng ký giảm mạnh tuy vốn thực hiện đƣợc duy trì. Theo các chuyên gia thì nhìn toàn cảnh thế giới sau khủng hoảng, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là các nƣớc có tỷ lệ sinh lời cao và có tiềm năng phát triển tốt trong tƣơng lai. Riêng trong ngành nông nghiệp, mặc dù nƣớc ta liên tục gặp nhiều khó khăn do thiên tai dịch bệnh, nhƣng nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trƣởng và đóng góp không nhỏ trong GDP hàng năm, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân.
Ngành nông nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam vƣợt qua khủng hoảng sau thời kỳ suy giảm kinh tế. Một minh chứng rõ ràng là trong khi toàn bộ nền kinh tế phải nhập siêu trong bối cảnh khủng hoảng thì nông nghiệp lại xuất siêu, nông sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao. Thêm vào đó giá lƣơng thực liên tục tăng cao trong những năm gần đây, dẫn đến nhu cầu các sản phẩm liên quan đến nông dƣợc ngày càng tăng. Điều này đặt ra khá nhiều thời cơ cùng những thách thức cho ngành chăn nuôi cũng nhƣ ngành cung ứng thức ăn chăn nuôi.
3.3.2. Hệ thống pháp luật.
Sự ổn định về chính trị và hệ thống pháp luật là một điều kiện tốt để các nhà đầu tƣ mạnh dạn đầu tƣ các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Việt Nam liên tục đƣợc bình chọn là một trong những nƣớc an toàn nhất về đầu tƣ tại khu vực châu Á.
Ngoài ra, các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng đƣợc thông qua đã tạo đƣợc môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong việc triển khai và chấp hành luật định, nội dung các điều luật chƣa thật rõ ràng và hợp lý, thiếu sự nhất quán và đồng bộ giữa các điều khoản, các qui định, thiếu những văn bản hƣớng dẫn thi hành luật. Những hạn chế này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp.
3.3.3. Đặc điểm văn hóa xã hội.
Đặc điểm ở nƣớc ta là phần đông dân số sống ở nông thôn và thu nhập của ngƣời dân vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông thôn luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tếđất nƣớc và đảm bảo an sinh xã hội, và đó cũng là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế Việt Nam vƣợt qua thời kỳ khủng hoảng và vƣơn lên.
Ngành nông nghiệp đã và đang đóng góp lớn vào tỷ trọng GDP hằng năm, sản phẩm nông nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta. Do đó, nông nghiệp phát triển sẽ làm tăng trƣởng xuất khẩu và giảm thâm hụt cán cân thƣơng mại.
Với khoảng 70% dân số là nông dân, những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn luôn đƣợc coi trọng và quan tâm phát triển. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho đời sống của ngƣời dân mà còn cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất công
nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản luôn là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Đây là những điều kiện thuận lợi để công ty Hoa Lâm phát triển thị trƣờng. Tuy nhiên nhu cầu thị trƣờng ngày một đa dạng về chủng loại và chất lƣợng ngày càng cao hơn nên đòi hỏi công ty phải luôn cải tiến sản xuất, đầu tƣ công nghệ mới nhằm duy trì và tăng thêm thị phần.
3.3.4. Môi trường công nghệ.
Đây là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trƣờng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ công nghệ ảnh hƣởng trực tiếp đến hai yếu tố cơ bản đó giá bán và chất lƣợng sản phẩm. Nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp định hƣớng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của mình. Đối với ngành thƣơng mại, ngoài trình độ công nghệ của các thiết bị, máy móc thì trình độ quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ lao động kỹ thuật bậc cao cũng là nhân tố công nghệ quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thƣơng mại nói riêng đều đang sử dụng các phƣơng tiện thông tin hiện đại trong kinh doanh để tăng khả năng tiếp cận khách hàng và nâng cao năng lực quản lý. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với Hoa Lâm vì chỉ là một công ty nhỏ nên chƣa có điều kiện để đầu tƣ cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đắt tiền.
3.3.5. Đối thủ cạnh tranh.
Thức ăn chăn nuôi đƣợc đánh giá là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng trong các năm sắp tới. Hiện các doanh nghiệp nƣớc ngoài đang chiếm thị phần áp đảo nhƣng đã bắt đầu có những tín hiệu “phản công” từ các doanh nghiệp trong nƣớc.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2014, doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất hiện nay là Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam với 19,4%; kế tiếp là Công ty TNHH Cargill Việt Nam với 8,11%; xếp sau lần lƣợt là các doanh nghiệp nhƣ Proconco (8%); Green Feed (5%); Anco (4%)... Nhƣ vậy, chỉ riêng hai công ty đầu ngành CP và Cargill đã chiếm gần 30% thị trƣờng TACN của cả nƣớc.