ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 61)

CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH QUA BA NĂM (2019 - 2021)

2.3.1 Kết quả đạt được

Hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân mang lại thu nhập lớn từ việc kinh doanh ở Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Bắc Quảng Bình, giá trị khoản vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Hoạt động cho

0 0 0 0.14 0.13 0.1 0.14 0.13 0.1 0 0 0 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nợ xấu

Đảm bảo không bằng tài sản Đảm bảo bằng tài sản -Của khách hàng -Hình thành từ vốn vay

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 51

vay tiêu dùng được mở rộng về quy mô, hoạt động cũng được nâng cao để đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng tìm đến và sử dụng dịch vụ tín dụng, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của Chi nhánh và nâng cao vị thế của BIDV tại Bắc Quảng Bình và cả nước Chi nhánh cần:

Tận dụng tốt cơ hội phát triển mạnh mẽ trong năm 2021 để không ngừng nâng cao vị thế trên thị trường ngân hàng thương mại hiện nay và gia tăng thị phần cạnh tranh giữa Chi nhánh Bắc Quảng Bình với các ngân hàng khác trong khu vực.

Mới đây nhất, chương trình ưu đãi tín dụng BIDV dành cho khách hàng cá nhân có tổng quy mô lên tới 200.000 tỷ đồng, lãi suất siêu linh hoạt chỉ từ 5%/năm. Gói tín dụng triển khai từ nay đến đến khi hết quy mô gói nhằm giúp khách hàng phát triển kinh doanh, vay tiêu dùng, trở lại cuộc sống “bình thường mới”.

Chi nhánh đã luôn có những biện pháp để phòng ngừa rủi ro và các chính sách để kiểm soát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Nhờ điều đó mà trong ba năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng giảm xuống, chính điều này thể hiện chi nhánh đã có những chính sách tốt, cán bộ tín dụng tại chi nhánh đã được đào tạo chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp tốt đã thực hiện đúng các quy trình cấp tín dụng mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân của chi nhánh chủ yếu là cho vay đảm bảo bằng tài sản, điều này giúp chi nhánh giảm thiểu được những rủi ro khi nợ xấu, đây là lý do nợ xấu của chi nhánh đã giảm dần trong những năm gần đây.

2.3.2 Hạn chế

Đề tài này có những hạn chế của chi nhánh cũng như ngân hàng vẫn còn gặp phải cụ thể là:

Hạn chế thứ nhất là ( Theo bảng 2.5) hoạt động cho vay trả góp còn thấp. Hiện nay nhu cầu vay trả góp bên ngoài xã hội rất phổ biến. Theo tôi, Ngân hàng cần phải đa dạng hóa phương thức cho vay tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nhu cầu vốn của Ngân hàng.

Hạn chế thứ hai là thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn về việc gọi vốn trung và dài hạn, trong khi chiếm tỷ trọng lớn trong tín dụng là cho vay trung và dài hạn

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 52

Hạn chế thứ ba là tỷ trọng cho vay đảm bảo bằng tài sản, hình thức đảm bảo được hình thành từ vốn vay còn rất hạn chế và đảm bảo không bằng tài sản vẫn ở mức 0 (Theo bảng 2.7) đây là hạn chế của ngân hàng vì ngân hàng không cho vay tín chấp bỏ hỏng đi những nhu cầu của khách hàng, những khách hàng thực sự có nhu cầu vay vốn. Phát triển hình thức đảm bảo bằng tín chấp vẫn được miễn sao bên phía ngân hàng cần lựa chọn khách hàng tốt là được. Bây giờ hình thức này tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn nhưng ngân hàng còn chưa chú trọng và chưa cho vay. Điều này không những tạo ra những rào cản giữa chi nhánh và khách hàng mà kéo theo vấn đề là không thu hút được nhiều khách hàng nếu như họ muốn đầu tư và phát triển một ngành nghề nào đó mà không có tài sản đảm bảo.

2.3.3 Nguyên nhân

Thứ nhất, sở dĩ doanh số cho vay chưa cao là do nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi khủng hoảng, gặp nhiều khó khăn. Cùng với một số chính sách và quy định, pháp lý cũng đã ảnh hưởng tới thị trường như: thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà Nước quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Thứ hai là do thói quen sử dụng tiền mặt của một phần nhỏ người dân khi họ không có nhu cầu giao dịch với ngân hàng đã hình thành từ lâu nên sự hiểu biết của người dân về những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó, tâm lý của mỗi người dân nói chung là họ muốn gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn. Khi họ cần họ có thể rút ra chi tiêu mà vẫn có lãi như họ mong muốn. Hơn thế nữa sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác sẽ làm phân tán nguồn vốn huy động.

Thứ ba là khi nền kinh tế khó khăn thì dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp và tổ chức, các nhân có khả năng làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng khủng hoảng. Trong đó thì một số đã tuyên bố phá sản, một số khác cũng đang trên bờ vực phá sản. Trước tình hình như vậy, để cứu doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thì Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành chính sách siết chặt tín dụng tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 53

Trong ba năm qua, chúng ta bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vay vốn của chi nhánh, bên cạnh đó còn có những cuộc đua cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng, các chính sách thắt chặt, kiểm soát nghiêm ngặt của NHNN.

Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, Tỉnh Quảng Bình đóng vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. Chính vì thế mà trong những năm qua, xuất hiện rất nhiều phòng giao dịch và Chi nhánh mới của các NHTM tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn. Điều này cho thấy, BIDV cần phải có những biện pháp, chính sách thay đổi phù hợp và có tính cạnh tranh cao để thu hút khách hàng.

Nguyên nhân chủ quan:

Công tác marketing tiếp xúc khách hàng trong ngân hàng vào khoảng thời gian qua đã được Chi nhánh chú ý nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, không có nhiều những biện pháp tuyên truyền các sản phẩm hiện tại cũng như sản phẩm mới, các dịch vụ khác của ngân hàng khiến cho người dân chưa đến và hiểu được những tiện ích của nó mang lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 khóa luận đã khái quát và làm rõ thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình, cụ thể với những nội dung sau: Đầu tiên, bài khóa luận đã tìm hiểu tổng quan về BIDV - Chi nhánh Bắc Quảng Bình và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2019 - 2021. Tiếp theo, khóa luận tập trung làm rõ được những thực trạng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Thông qua phần phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dựa trên các tiêu chí về cho vay tiêu dùng, khóa luận nêu lên khái quát việc thực hiện qua những chính sách về cho vay tiêu dùng, nêu lên được những hạn chế, nguyên nhân và một số giải pháp thiết thực. Việc dẫn chứng cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng trong ba năm qua của BIDV kết hợp phân tích số liệu trên thì chúng ta có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong chương 3. Trên cơ sở những nội dung trên, tôi sẽ đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV – Chi nhánh Bắc Quảng Bình.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 54 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU

DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH.

3.1.1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong thời gian tới. nhánh Bắc Quảng Bình trong thời gian tới.

Tiếp tục là ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần và khả năng điều tiết thị trường trên địa bàn phía Bắc tỉnh Quảng Bình.

Nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN Việt Nam và đáp ứng chuẩn mực Basel II.

Nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC.

Đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ, thị phần tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính, phấn đấu gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập.

Tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, trong đó ưu tiên phát triển chiến lược ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh. Phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao; bồi đắp văn hóa doanh nghiệp BIDV và phát triển thương hiệu BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng có giá trị, sức khỏe thương hiệu mạnh, được lan tỏa nhận biết sâu rộng.

Tập trung huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội khác. Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ.

Tập trung triển khai nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, sản phẩm dịch vụ toàn diện có hiệu quả nhanh chóng, chính xác và thuận lợi trong cơ chế thị trường.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 55 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng BIDV trong thời gian tới.

Tiếp tục phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng theo đúng mục tiêu chung về tăng trưởng tín dụng với phương châm “tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng”.

Tăng cường các công tác tuyên truyền, quảng cáo, phát tờ rơi và tiếp thị đối với các sản phẩm hiện tại và các sản phẩm cho vay mới.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cá khoản vay và thường xuyên phân tích tình hình tài chính và phân loại khách hàng.

Không ngừng nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ.

Xây dựng các chính sách khách hàng và cải tiến chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng. Thực hiện nghiên cứu, phân tích thị trường và phân loại khách hàng.

Bám sát khách hàng truyền thông sử dụng đa dịch vụ/ dư nợ lớn để khai thác triệt để nhu cầu vay của khách hàng.

Phát triển khách hàng mới để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định và định hướng tín dụng của chi nhánh.

Thực hiện đơn giản hoá các thủ tục, rà soát các quy trình tín dụng, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vay vốn.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH

3.2.1. Giải pháp chính

3.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động cho vay trả góp

a)Cơ sở đề xuất giải pháp

Qua những nội dung đã được phân tích ở bảng 2.5 ta có thể thấy cơ cấu cho vay trả góp còn chưa được khai thác nhiều. Trong khi đó, nhu cầu khách hàng vay trả góp ở ngoài hiện nay rất phổ biến. Đúng là mức lãi suất cao hiện vẫn là một vấn đề gây ra nhiều điều đáng lo ngại đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, khó có thể cản trở sự phát triển tất yếu của loại hình tài chính này. Để làm tốt công tác này, cơ quan chức năng cần phải triển khai các chiến dịch tư vấn tốt cả nước, trong và sau quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay trả góp tại ngân hàng. Bởi vì, thay đổi thói quen

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 56

của người dân không chỉ trong một sớm một chiều mà làm được, hiện nay vẫn còn không ít người dân có thói quen chưa tìm hiểu tường tận các quy định cho vay tiêu dùng, nghĩa vụ và ý thức trả nợ lại kém, dẫn đến những mâu thuẫn, gây nên những cách nhìn không hay về dịch vụ cho vay tiêu dùng.

b) Cách thức thực hiện

Điều chỉnh thủ tục, hồ sơ vay vốn đơn giản hơn, linh hoạt hơn để tạo sự thoải mái cho khách hàng. Từ đó họ có thể giới thiệu đến cho người thân, bạn bè đến vay tại BIDV. Vô tình làm lượng khách hàng đến với BIDV cũng tăng lên. Chú ý đến những khách hàng được cấp hạn mức thấu chi, giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng và khai thác thêm nguồn khách hàng nếu họ có nhu cầu vay vốn.

Đầu tiên, nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính cho người dân (đặc biệt là những người có thu nhập thấp, người không có lịch sử tín dụng. Đây là nhóm khách hàng dưới tiêu chuẩn, thường bị các ngân hàng thương mại truyền thống từ chối cho vay do không chứng minh được khả năng trả nợ và không có tài sản đảm bảo), và giúp cho các kế hoạch tiêu dùng diễn ra luôn suôn sẻ giữa các chu kỳ biến động của thu nhập. Qua đó đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng sự công bằng trong xã hội.

Cùng với đó, cho vay tiêu dùng cũng được xem là một công cụ quan trọng trong quá trình kích cầu tiêu dùng, từ đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia…

Cho vay mua, xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở: Do đặc điểm của người Quảng Bình, việc mua đất, xây hoặc sửa chữa nhà là công việc trọng đại trong đời người. Do vậy, để chuẩn bị làm các việc trên họ cần một khoảng thời gian nhất định có thể hàng chục năm để tích luỹ nguồn tài chính và các điều kiện khác, trường hợp nếu họ còn thiếu nguồn tài chính thì chủ yếu là vay của người thân hoặc bạn bè rất ít vay tiền từ ngân hàng. Vần đề này xuất phát từ thói quen ngại vay mượn của người quảng Bình, song cũng một phần do thị trường tài chính chưa phát triển đã làm hạn chế mục đích vay tiền của nhân dân. Trong 5 năm trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển với tốc độ khá cao, đã tạo điều kiện cho người dân rễ ràng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để hoạt động sản suất kinh doanh cũng như nhu cầu cải thiện cuộc sống.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 57

Vì vậy, để mở rộng cho vay lĩnh vực này, các ngân hàng thương mại cần tổ chức các cuộc điều tra xã hội rộng rãi để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từ đó xây dựng chiến lược khách hàng và đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở.

3.2.1.2. Đấy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng ngắn hạn

a) Cơ sở đề xuất giải pháp

Với số liệu đã được phân tích ở bảng 2.6 tình hình về vay tiêu dùng theo thời hạn vay của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong ba năm 2019 -

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)