Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo không

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 69 - 70)

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠ

3.2.1.3. Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo không

không bằng tài sản.

a)Cơ sở đề xuất giải pháp

Qua số liệu của bảng 7 trên có thể thấy rằng, hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo còn nhiều chênh lệch đặc biệt là đảm bảo không bằng tài sản. Hình thức cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay của chi nhánh vẫn đang ở mức 0, mà những tài sản hình thành từ cho vay tiêu dùng có những đặc thù riêng biệt, điều này cũng làm ảnh hưởng đến chi nhánh nếu như không may thị trường biến động có dấu hiệu giảm xuống.

b) Cách thức thực hiện

Việc định giá tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay của Chi nhánh cũng cần được xem xét để đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể ngay từ ban đầu để CBTD cũng từ đó mà tư vấn cho khách hàng một cách tốt hơn, trước khi tài sản đảm bảo của khách hàng được chuyển đến BIDV VAMC. Điều này có thể tránh làm mất thời gian của khách hàng, tạo được tác phong làm việc nhanh gọn và chuyên nghiệp cho CBTD, từ đó sự tin cậy của khách hàng cũng ngày càng tăng lên, sự thiện cảm của Khách hàng từ đó cũng ngày càng thăng bậc.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 59

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xử lý tài sản đảm bảo tại các TCTD, việc tăng cường và quản lý, đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng và lâu dài. Mỗi năm, các TCTD cần xây dựng kế hoạch đào tạo lại và đào tạo thêm cán bộ, tập trung trước hết vào các nội dung chủ yếu như nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, khung pháp lý về giao dịch bảo đảm, xử lý TSBĐ… Cùng với đó là các chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ của ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh TCTD nước ngoài thâm nhập và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. TCTD cần xây dựng hệ thống khuyến khích bằng vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, phù hợp với yêu cầu mục đích kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận để có thể thu hút và giữ chân những cán bộ tác nghiệp, cán bộ quản lý có năng lực.

Ngoài ra, cần có sự phối hợp liên thông giữa các TCTD với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm đến từ hệ thống các cơ quan tư pháp không chỉ trong hoạt động tư vấn, phối hợp xử lý vụ việc mà còn hỗ trợ đào tạo thông qua việc thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro và công tác xử lý TSBĐ cho cán bộ.

Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển thẻ của ngân hàng, do tính an toàn và thuận lợi khi sử dụng, nhất là khi ra nước ngoài để chữa bệnh, đi du lịch hay học tập. Như vậy, thị trường tiềm năng để các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lợi do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện chưa được phép phát hành thẻ, song điều kiện thuận lợi này sẽ mất khi hoạt động ngân hàng Việt Nam hội nhập với nền tài chính khu vực và quốc tế.

Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải tận dụng triệt để các cơ hội, các điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)