3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, hoàn chỉnh đầy đủ hệ thống các văn bản pháp lý quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động cho vay của mình thông qua các biện pháp như tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh… thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo cho các NHTM nhằm phổ biến cho ngân hàng những chính sách, chủ trương mới của Ngân hàng Nhà nước để từ đó các NHTM có thể áp dụng vào trong hoạt động cho vay của Ngân hàng mình.
Thứ ba, NHNN cần phối hợp với các bộ, các ngành liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng để từ đó ban hành các Thông tư liên quan nhằm tạo điều kiện pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.
Thứ tư, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để thường xuyên cập nhập kịp thời thông tin của khách hàng. Đảm bảo khi khách hàng có vấn đề với bất kỳ một TCTD nào thì các TCTD khác đều nhận biết được. Chấm
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 67
dứt và xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin giữa các TCTD.
Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn trong việc điều hành và quản lý những công cụ tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, từ đó tạo điều kiện cho các NHTM nhanh chóng thích nghi và thay đổi chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ sáu, NHNN nên thường xuyên tổ chức các hội thảo, khóa luận khóa học nâng cao nghiệp vụ cho các NHTM để các ngân hàng giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng cường hợp tác giữa các NHTM.