3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
3.1.1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Ch
nhánh Bắc Quảng Bình trong thời gian tới.
Tiếp tục là ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần và khả năng điều tiết thị trường trên địa bàn phía Bắc tỉnh Quảng Bình.
Nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN Việt Nam và đáp ứng chuẩn mực Basel II.
Nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC.
Đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ, thị phần tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính, phấn đấu gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập.
Tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, trong đó ưu tiên phát triển chiến lược ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh. Phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao; bồi đắp văn hóa doanh nghiệp BIDV và phát triển thương hiệu BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng có giá trị, sức khỏe thương hiệu mạnh, được lan tỏa nhận biết sâu rộng.
Tập trung huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội khác. Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ.
Tập trung triển khai nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, sản phẩm dịch vụ toàn diện có hiệu quả nhanh chóng, chính xác và thuận lợi trong cơ chế thị trường.
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 55 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng BIDV trong thời gian tới.
Tiếp tục phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng theo đúng mục tiêu chung về tăng trưởng tín dụng với phương châm “tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng”.
Tăng cường các công tác tuyên truyền, quảng cáo, phát tờ rơi và tiếp thị đối với các sản phẩm hiện tại và các sản phẩm cho vay mới.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cá khoản vay và thường xuyên phân tích tình hình tài chính và phân loại khách hàng.
Không ngừng nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ.
Xây dựng các chính sách khách hàng và cải tiến chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng. Thực hiện nghiên cứu, phân tích thị trường và phân loại khách hàng.
Bám sát khách hàng truyền thông sử dụng đa dịch vụ/ dư nợ lớn để khai thác triệt để nhu cầu vay của khách hàng.
Phát triển khách hàng mới để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định và định hướng tín dụng của chi nhánh.
Thực hiện đơn giản hoá các thủ tục, rà soát các quy trình tín dụng, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vay vốn.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH
3.2.1. Giải pháp chính
3.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động cho vay trả góp
a)Cơ sở đề xuất giải pháp
Qua những nội dung đã được phân tích ở bảng 2.5 ta có thể thấy cơ cấu cho vay trả góp còn chưa được khai thác nhiều. Trong khi đó, nhu cầu khách hàng vay trả góp ở ngoài hiện nay rất phổ biến. Đúng là mức lãi suất cao hiện vẫn là một vấn đề gây ra nhiều điều đáng lo ngại đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, khó có thể cản trở sự phát triển tất yếu của loại hình tài chính này. Để làm tốt công tác này, cơ quan chức năng cần phải triển khai các chiến dịch tư vấn tốt cả nước, trong và sau quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay trả góp tại ngân hàng. Bởi vì, thay đổi thói quen
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 56
của người dân không chỉ trong một sớm một chiều mà làm được, hiện nay vẫn còn không ít người dân có thói quen chưa tìm hiểu tường tận các quy định cho vay tiêu dùng, nghĩa vụ và ý thức trả nợ lại kém, dẫn đến những mâu thuẫn, gây nên những cách nhìn không hay về dịch vụ cho vay tiêu dùng.
b) Cách thức thực hiện
Điều chỉnh thủ tục, hồ sơ vay vốn đơn giản hơn, linh hoạt hơn để tạo sự thoải mái cho khách hàng. Từ đó họ có thể giới thiệu đến cho người thân, bạn bè đến vay tại BIDV. Vô tình làm lượng khách hàng đến với BIDV cũng tăng lên. Chú ý đến những khách hàng được cấp hạn mức thấu chi, giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng và khai thác thêm nguồn khách hàng nếu họ có nhu cầu vay vốn.
Đầu tiên, nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính cho người dân (đặc biệt là những người có thu nhập thấp, người không có lịch sử tín dụng. Đây là nhóm khách hàng dưới tiêu chuẩn, thường bị các ngân hàng thương mại truyền thống từ chối cho vay do không chứng minh được khả năng trả nợ và không có tài sản đảm bảo), và giúp cho các kế hoạch tiêu dùng diễn ra luôn suôn sẻ giữa các chu kỳ biến động của thu nhập. Qua đó đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng sự công bằng trong xã hội.
Cùng với đó, cho vay tiêu dùng cũng được xem là một công cụ quan trọng trong quá trình kích cầu tiêu dùng, từ đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia…
Cho vay mua, xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở: Do đặc điểm của người Quảng Bình, việc mua đất, xây hoặc sửa chữa nhà là công việc trọng đại trong đời người. Do vậy, để chuẩn bị làm các việc trên họ cần một khoảng thời gian nhất định có thể hàng chục năm để tích luỹ nguồn tài chính và các điều kiện khác, trường hợp nếu họ còn thiếu nguồn tài chính thì chủ yếu là vay của người thân hoặc bạn bè rất ít vay tiền từ ngân hàng. Vần đề này xuất phát từ thói quen ngại vay mượn của người quảng Bình, song cũng một phần do thị trường tài chính chưa phát triển đã làm hạn chế mục đích vay tiền của nhân dân. Trong 5 năm trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển với tốc độ khá cao, đã tạo điều kiện cho người dân rễ ràng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để hoạt động sản suất kinh doanh cũng như nhu cầu cải thiện cuộc sống.
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 57
Vì vậy, để mở rộng cho vay lĩnh vực này, các ngân hàng thương mại cần tổ chức các cuộc điều tra xã hội rộng rãi để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từ đó xây dựng chiến lược khách hàng và đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở.
3.2.1.2. Đấy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng ngắn hạn
a) Cơ sở đề xuất giải pháp
Với số liệu đã được phân tích ở bảng 2.6 tình hình về vay tiêu dùng theo thời hạn vay của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong ba năm 2019 - 2021. Theo tôi nghĩ, tỷ lệ thời hạn vay ngắn hạn cần chiếm tỷ trọng cao hơn nữa để có thể đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng nếu như khách hàng muốn vay với số tiền nhỏ và cần thời hạn ngắn nếu như khách hàng muốn mua sắm hoặc sữa chữa cho gia đình. Mặt khác, khách hàng cá nhân đã ngày càng chú trọng bởi nền kinh tế ở Tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua đã và đang có những bước phát triển nổi bật ở các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, du lịch,... Và từ đó mà khách hàng cá nhân cũng có nhu cầu cao hơn. Cuộc sống sinh hoạt của mỗi người dân cũng vì thế mà ngày càng tiến triển hơn.
Căn cứ vào xu thế phát triển của ngành Ngân hàng là hội nhập và hướng tới mô hình Ngân hàng hiện đại.
Căn cứ vào tình hình kinh tế ở địa phương, những thuận lợi khó khăn trên địa bàn hoạt động.
Đa dạng hoá các danh mục đầu tư, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và rủi ro cho vay tiêu dùng nói riêng.
b) Cách thức thực hiện
Từ những yếu tố trên, em xin đề xuất một số những giải pháp nhằm có thể nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng đối với cho vay ngắn hạn:
Nhận thức và quản lý là điều không thay đổi. Ngân hàng cần quán triệt tới các cán bộ nhằm thống nhất quan điểm và nhận thức về sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và đào tạo những kỹ năng, kiến thức chuyên sâu hơn để phục vụ khách hàng. Tăng cường tính chủ động của cán bộ tín dụng khi tiếp cận với khách hàng và hoàn thiện các kỹ năng giao dịch.
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 58
BIDV - Chi nhánh Bắc Quảng Bình nên đưa ra chiến lược cũng như các chính sách mới đối với các sản phẩm cho vay ngắn hạn để giải quyết được tính cấp thiết của khách hàng có nhu cầu vay vốn ít, quy mô nhỏ như: những ưu đãi khi vay ngắn hạn, sự điều chỉnh về lãi suất, các sản phẩm đi kèm,…
Thường xuyên cập nhật cho Khách hàng của BIDV cũng như các khách hàng tiềm năng để họ có thể biết đến những sản phẩm cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
Xong số lượng khách hàng đó mới chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, các đối tượng khách hàng khác hầu như chưa tiếp cận được với vốn ngân hàng, nhưng đã vượt khả năng đáp ứng của ngân hàng. Qua đó cho thấy, tiềm năng để phát triển loại hình tín dụng này là cực kỳ lớn, đang cần các ngân hàng có chiến lược và chính sách cụ thể để đáp ứng với nhu cầu của nhân dân.
Đẩy mạnh công tác marketing ở tại chi nhánh. Giới thiệu những sản phẩm mới cho khách hàng đến tại chi nhánh Bắc Quảng Bình. Tổ chức nhiều buổi meeting gặp mặt, giao lưu, trao đổi với khách hàng.
3.2.1.3. Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo không bằng tài sản. không bằng tài sản.
a)Cơ sở đề xuất giải pháp
Qua số liệu của bảng 7 trên có thể thấy rằng, hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo còn nhiều chênh lệch đặc biệt là đảm bảo không bằng tài sản. Hình thức cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay của chi nhánh vẫn đang ở mức 0, mà những tài sản hình thành từ cho vay tiêu dùng có những đặc thù riêng biệt, điều này cũng làm ảnh hưởng đến chi nhánh nếu như không may thị trường biến động có dấu hiệu giảm xuống.
b) Cách thức thực hiện
Việc định giá tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay của Chi nhánh cũng cần được xem xét để đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể ngay từ ban đầu để CBTD cũng từ đó mà tư vấn cho khách hàng một cách tốt hơn, trước khi tài sản đảm bảo của khách hàng được chuyển đến BIDV VAMC. Điều này có thể tránh làm mất thời gian của khách hàng, tạo được tác phong làm việc nhanh gọn và chuyên nghiệp cho CBTD, từ đó sự tin cậy của khách hàng cũng ngày càng tăng lên, sự thiện cảm của Khách hàng từ đó cũng ngày càng thăng bậc.
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 59
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xử lý tài sản đảm bảo tại các TCTD, việc tăng cường và quản lý, đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng và lâu dài. Mỗi năm, các TCTD cần xây dựng kế hoạch đào tạo lại và đào tạo thêm cán bộ, tập trung trước hết vào các nội dung chủ yếu như nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, khung pháp lý về giao dịch bảo đảm, xử lý TSBĐ… Cùng với đó là các chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ của ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh TCTD nước ngoài thâm nhập và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. TCTD cần xây dựng hệ thống khuyến khích bằng vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, phù hợp với yêu cầu mục đích kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận để có thể thu hút và giữ chân những cán bộ tác nghiệp, cán bộ quản lý có năng lực.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp liên thông giữa các TCTD với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm đến từ hệ thống các cơ quan tư pháp không chỉ trong hoạt động tư vấn, phối hợp xử lý vụ việc mà còn hỗ trợ đào tạo thông qua việc thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro và công tác xử lý TSBĐ cho cán bộ.
Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển thẻ của ngân hàng, do tính an toàn và thuận lợi khi sử dụng, nhất là khi ra nước ngoài để chữa bệnh, đi du lịch hay học tập. Như vậy, thị trường tiềm năng để các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lợi do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện chưa được phép phát hành thẻ, song điều kiện thuận lợi này sẽ mất khi hoạt động ngân hàng Việt Nam hội nhập với nền tài chính khu vực và quốc tế.
Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải tận dụng triệt để các cơ hội, các điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ.
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ
Bên cạnh những giải pháp chính để khắc phục những hạn chế về hoạt động cho vay tiêu dùng tôi cũng xin đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động của chi nhánh:
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng Trang 60
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng
Từng ngân hàng không thể hoàn toàn kiểm soát được lượng tiền của mình, nhưng không vì thế mà ngân hàng không tác động được đến số tiền gửi mà ngân hàng đang giữ. Do tiền gửi và các nguồn vốn khác có vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh lời của ngân hàng nên đa số các ngân hàng đều có xu hướng cạnh tranh ráo riết để thu hút lượng tiền gửi lớn. Các sản phẩm của ngân hàng nói riêng và các sản phẩm huy động vốn nói chung đều rất dễ bắt chước. Hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng đều có những sản phẩm huy động vốn có bản chất giống nhau như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi kì hạn, tiết kiệm... Để có thể thu hút khách hàng, mỗi ngân hàng đều thêm vào những sản phẩm truyền thống đó những tính chất, đặc điểm, tiện ích mới nhằm tạo ra nét riêng độc đáo. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay các ngân hàng đang sử dụng mọi chiến lược thu hút khách hàng thì giải pháp hữu hiệu nhất là phải đa dạng hoá các hình thức huy động, phát triển thêm nhiều hình thức huy động mới bên cạnh những hình thức truyền thống.
Mỗi sản phẩm lại có những đặc điểm riêng, có thể thu hút nhiều bộ phận khách hàng khác nhau. Vì vậy các sản phẩm càng đa dạng thì khả năng thu hút được càng