Quy trình nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàn Bản Việt CN Đak Lak

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA ô tô đối TƯỢNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NH TMCP bản VIỆT CHI NHÁNH đắk lắk (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2: : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT CN

2.3.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàn Bản Việt CN Đak Lak

CN Đak Lak

Căn cứ vào Chương IV, Mục 1 của Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD về hướng dẫn quy chế cho vay, thì quy trình cho vay chung của toàn bộ hệ thống Bản Việt cũng như Chi nhánh Đắk Lắk như sau:

Hình 2. 2. Các bước cho vay tại NH Bản Việt chi nhánh Đắk Lắk

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn

Trao đổi với khách hàng, nắm thông tin cơ bản của khách hàng về: lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh, tư cách pháp lý, tổ chức, hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh thời gian qua (thuận lợi, khó khăn), nội dung phương án kinh doanh, trình dộ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, quan hệ gia đình,… Nhu cầu cần vay (tiền, thời hạn, lãi suất…), dự kiến phương án bảo đảm tín dụng… Sau đó, thông báo cho khách hàng thông tin về lãi suất, điều kiện vay, sản phẩm.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ về số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp. Sau đó đối chiếu với bản gốc. Hồ sơ hợp lệ phải đảm bảo như sau: Cơ quan nào phát hình bản chính thì cơ quan đó có quyền phát hành bản sao. Bản sao phải do phòng công chứng nhà nước

giấy tờ. để tránh rủi ro nhân viên tín dụng nên có 1 bước so sánh bản sao với bản chính.

Tiếp nhận hồ sơ, lập 2 giấy biên nhận: 1 bản cho khách hàng, 1 bản cho nhân viên tín dụng. Tiếp đó, bàn giao hồ sơ định giá tài sản bảo đảm cho phòng thẩm định tài sản để thẩm định (khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ).

Bước 3: Thẩm định khách hàng.

Hỏi CIC ngay khi nhận hồ sơ. Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng cá nhân. Thẩm định tư cách pháp nhân và người đại diện hợp pháp của pháp nhân có đủ năng lực hành vi và tư cách pháp nhân, lịch sử hình thành phát triển, cũng như uy tín của doanh nghiệp…

Kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính, bản kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, sổ thu chi tiền mặt, sổ phụ tài khoản… Sau đó, đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng, đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng.

Thẩm định về dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Khả năng tài chính của khách hàng phục vụ phương án, dự án đầu tư.

Thẩm định về tài sản đảm bảo: Lập giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ hồ sơ TSĐB, có chữ ký trưởng phòng rồi chuyển cho nhân viên thẩm định tài sản.

Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng.

Lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ, có chữ ký trưởng phòng. Kèm báo cáo thẩm định tài sản, có chữ ký trưởng phòng. Nhập lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên TĐTS, tập hợp bộ hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng (2-5 ngày từ khi nhận TSĐB). BTD/HĐTD duyện hồ sơ thì báo cáo ngay trưởng phòng nội dung chỉ đạo, sửa đổi, thông báo cho khách hàng.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng.

Chuyển hồ sơ cho bộ phận quản lý tín dụng để hoàn tất thủ tục pháp lý.

vay, ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt, các giấy tờ khác đến bộ phận giao dịch để thực hiện giải ngân. Ngân hàng sẻ chuyển tiền vào tài khoản của bên bán xe.

Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay.

Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh doanh, kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo. Thông báo, đôn đốc trả nợ, gia hạn nợ gốc/lãi, chuyển nợ quá hạn. Giải chấp từng phần tài sản đảm bảo khi: khách hàng đã trả một phần, xin giải chấp phần tài sản đảm bảo tương ứng, khách hàng đề nghị giải chấp một phần tài để để bán thu tiền nộp trả nợ sau. Thay đổi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng yêu cầu.

Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng, lưu trữ hồ sơ.

In phiếu tính lãi, hướng dẫn khách hàng nộp đủ gốc, lãi, kiểm tra niêm phong, chứng kiến bóc niêm phong, ký vào phần “xuât kho toàn bộ” tại phiếu xuất nhập khi và ký vào sổ kho, lưu bản gốc phiếu xuất nhập khi và hồ sơ tín dụng.

Sau đó lập giấy đề nghị giải tỏa tài sản đảm bảo, tờ thanh lý đã được duyệt, bản sao hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển cho phòng thẩm định tài sản làm thủ tục giải giấp.

Đóng lại từng tập hồ sơ tín dụng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA ô tô đối TƯỢNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NH TMCP bản VIỆT CHI NHÁNH đắk lắk (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w