ĐỘNG CHO VAY MUA ÔTÔ ĐỐI VỚI KHCN TẠI NHTMCP BẢN VIỆT CN ĐẮK LẮK
3.4.2. Đối với Chính phủ
Trước đây, mặc dù được bảo hộ nhiều nhưng suốt một thời gian dài, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước không những không giảm mà còn tăng giá. Có những lúc chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này "lên mặt" với người tiêu dùng. Nhưng khi gia
mua sắm xe nhập khẩu với giá cả phải chăng và tính năng hiện đại. Từ chỗ chỉ chiếm có 25% thị phần (xe du lịch 4 - 7 chỗ) vào tháng 08/2019, hiện tại thị phần của dòng xe này đã lên tới trên 40%. Trước cảnh xe nhập về bán quá hút hàng, các đại lý xe lắp ráp trong nước đã phải xuống nước. Người mua đã được nhân viên bán hàng chăm sóc chu đáo hơn trước.
Tuy nhiên Bộ Tài chính đã ra quyết định tăng thuế nhập khẩu ôtô từ 60% lên 70% với lý do hạn chế ách tắc giao thông. Theo các doanh nghiệp nhập khẩu xe, thuế tăng thì việc tăng giá xe là khó tránh khỏi. Với thuế suất mới, giá xe nhập khẩu sẽ tăng khoảng 6-15% tùy loại. Chẳng hạn một chiếc xe nhập có giá 37.000 USD, sau khi tăng thuế sẽ có giá 39.200 USD. Xe càng cao cấp thì giá càng tăng so với hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng: "Việc tăng thuế với xe nhập nguyên chiếc là tiếp tục bảo hộ cho các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước hơn là để giảm thiểu ách tắc giao thông". Vì nếu để giảm thiểu ách tắc giao thông thì các cơ quan chức năng phải thực hiện giải pháp đồng bộ, điều chỉnh thuế tăng đồng loạt cho cả xe nhập và xe lắp ráp trong nước, đằng này cơ quan này lại đưa ra một sân chơi không công bằng, mà sự không công bằng này có ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng. Do giá ô tô nhập khẩu tăng lên nhưng giá xe lắp ráp trong nước không hề giảm và ngày một tăng.
Điều này đặt ra một yêu cầu đối với Chính phủ trong thời gian tới là phải có chính sách thuế phù hợp theo hướng cắt giảm thuế nhập khâu ô tô xuống chứ không phải tăng như hiện nay. Để đưa giá xe ô tô trong nước giảm xuống theo đúng giá trị thực của nó, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Khuyến khích người dân mua ô tô nhiều hơn, đẩy mạnh tăng cường hoạt động cho vay trả góp mua ô tô. Vì hoạt động này không những đem lại những lợi ích to lớn cho người mua xe, các hãng xe, NHTM mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Do đó, Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện hỗ trợ mọi mặt để loại hình cho vay này ngày càng phát triển.
Từ cơ sở lý luận, cùng với quá trình phân tích thực trạng mở rộng cho vay mua ô tô đối với KHCN ở chương 2, giúp cho tác giả có thể nhận biết, đánh giá về những điểm mạnh và yếu cũng như là cơ hội và những mối nguy cơ. Kết hợp với tìm hiểu những mục tiêu, định hướng trong mở rộng cho vay mua ô tô đối với KHCN tại Chi nhánh và thông qua quá trình điều tra, phân tích để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị.
Qua những phân tích, đánh giá Khóa luận đã nêu ra thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Bản Việt CN Đắk Lắk trong giai đoạn 2019 – 2021, đã xác định những kết quả đạt được nhưng còn những hạn chế, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp. Tóm lại, khóa luận đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, Khóa luận đã tổng kết các vấn đề cơ bản về cho vay mua ô tô đối với KHCN của NHTM
Thứ hai, Khóa luận nêu rõ thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Bản Việt CN Đắk Lắk trong 3 năm 2019, 2020 và 2021; đánh giá hoạt động cho vay cho vay mua ô tô đối với KHCN của chi nhánh, nêu những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Thứ ba, từ những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về thực trạng hoạt động cho vay cho vay mua ô tô đối với KHCN , định hướng chung về hoạt động cũng như các yếu tố tác động, khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay mua ô tô đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Bản Việt CN Đắk Lắk. Tuy nhiên, do trình độ khả năng còn hạn chế nên những vấn đề được đề cập chắc chắn còn ít nhiều hạn chế, chưa đầy đủ, các giải pháp đưa ra có thể chưa tối ưu. Vì vậy em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy, Cô cùng tập thể cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh để Khóa luận được hoàn thiện với chất lượng cao hơn.
học quốc gia TP.HCM.
2.PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
3.TS. Nguyễn Minh Kiều (2015), Nghiệp vụ ngân hàng ,NXB Lao Động Xã Hội 4.Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài Chính, Hà Nội.
5.PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê.
6.Nguyễn Văn Dũng (2007), “Quản lý quan hệ khách hàng”. Nhà xuất bản Giao thông vận tải
7.Ngân hàng TMCP Bản Việt https://www.vietcapitalbank.com.vn/personal 8.Tỉnh Đắk Lắk https://daklak.gov.vn/
9.Báo cáo bán hàng Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam năm 2019, 2020, 2021.