Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA ô tô đối TƯỢNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NH TMCP bản VIỆT CHI NHÁNH đắk lắk (Trang 51 - 52)

ĐỘNG CHO VAY MUA ÔTÔ ĐỐI VỚI KHCN TẠI NHTMCP BẢN VIỆT CN ĐẮK LẮK

3.3.1. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Đây là một nội dung giữ vị trí quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng nói chung cũng như việc phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay trả góp mua ô tô nói riêng.

Khi rủi ro tín dụng nảy sinh làm đồng vốn kinh doanh của ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng hoạt động của ngân hàng. Vì vậy mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.

Công tác thẩm định sẽ khó khăn hơn với các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thành đạt vì trình độ của họ cũng tương đương với cán bộ thẩm

góp mua ô tô phải làm những công việc cần thiết sau:

− Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy uỷ quyền…phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn.

− Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ cho ngân hàng.

− Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp. Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có liên quan đối với món vay. Bởi vì, tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý các khoản nợ vay khó đòi, còn nguồn trả nợ vay chính là tiền có được từ hiệu quả phương án kinh doanh. Sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

− Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi.

− Ngân hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các khâu: 1. Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay.

2. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn hay không.

3. Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ và thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ và lãi kịp thời.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA ô tô đối TƯỢNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NH TMCP bản VIỆT CHI NHÁNH đắk lắk (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w