Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc dân (NCB) (Trang 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân

3.2.1. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân.

Lập hồ sơ vay vốn

Thẩm định tín dụng

Phê duyệt

Giải ngân

Giám sát sau vay

a) Lập hồ sơ vay vốn

- Khi KH có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với NCB trực tiếp hoặc bằng điện thoại và sẽ đƣợc hƣớng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này đƣợc thực hiện bởi nhân viên quan hệ khách hàng hoặc nhân viên tƣ vấn tài chính cá nhân đối với từng trƣờng hợp khách hàng cụ thể.

b) Thẩm định tín dụng

- Sau khi nhận bộ hồ sơ vay vốn hoàn thiện từ Khách hàng, chuyên viên QHKH căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện thẩm định tín dụng đối khách hàng đó. Sau đó hồ sơ sẽ đƣợc chuyển về Trung tâm Thẩm định tín dụng.

- Thẩm định tín dụng bao gồm:

+Thẩm định khách hàng vay vốn: Tƣ cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh.

+Thẩm định phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ, mục đích sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

+Thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng do Trung tâm thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện.

- Báo cáo thẩm định là kết quả của quá trình thẩm định tín dụng của khách hàng. Sau khi lập xong báo cáo thẩm định, chuyên viên thẩm định sẽ chuyển báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn lên cho Lãnh đạo phòng/Trung tâm để kiểm soát nội dung thẩm định.

- Lãnh đạo phòng/Trung tâm sẽ kiểm soát các thông tin trên báo cáo thẩm định, yêu cầu chuyên viên điều chỉnh, bổ sung thêm các thông tin(nếu có). Sau đó hồ sơ sẽ đƣợc chuyển lên Hội đồng tín dụng để thẩm định và đƣa ra quyết định có cho vay hay không.

c) Phê duyệt

- Hội đồng tín dụng tiến hành thẩm định, đƣa ra ý kiến về khoản vay và quyết định có phê duyệt khoản vay.

d) Giải ngân

- Sau khi khách hàng đã hoàn thiện các điều kiện và hồ sơ cần thiết để giải ngân khoản vay theo nội dung phê duyệt khoản vay và có Đề nghị giải ngân gửi cho NCB, chuyên viên QHKH lập tờ trình giải ngân để giải ngân khoản vay theo đề nghị của khách hàng, đồng thời ký nháy vào khế ƣớc nhận nợ và cam kết trả nợ.

- Sau khi hoàn thiện hết các thủ tục giải ngân, NCB sẽ chuyển tiền giải ngân cho khách hàng.

e) Giám sát sau vay

Sau khi đã giải ngân cho KH, Chi nhánh sẽ thƣờng xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của KH, thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và an toàn. Nếu phát hiện có sai phạm sẽ lập báo cáo và đề xuất hƣớng xử lý phù hợp cho cấp có thẩm quyền xét duyệt.

f) Thanh lý hợp đồng

Sau khi khách hàng hoàn trả nợ gốc và lãi, NCB sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định.

3.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân.

Diễn biến về lãi suất, tỷ giá và lạm phát của thị trƣờng trong giai đoạn 2013 – 2015 đã đặt ra không ít những thử thách cho hoạt động vốn của các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống của NCB.

3.2.2.1 Theo nguồn vốn huy động và sử dụng vốn

Bảng 3.2: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NCB

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu Vốn huy động Tổng dƣ nợ

cho vay Chênh lệch

2013

VNĐ 23.349 12.746 54,59%

Ngoại tệ quy đổi 2.163 1.354 62,59% Tổng số 25.512 14.100 55,27%

Năm Chỉ tiêu Vốn huy động Tổng dƣ nợ

cho vay Chênh lệch

2014

VNĐ 31.214 18.399 58,95%

Ngoại tệ quy đổi 1.925 1.334 69,29% Tổng số 33.139 19.140 57,76%

2015

VNĐ 41.381 20.966 50,67%

Ngoại tệ quy đổi 2.954 2.330 78,88% Tổng số 44.335 23.296 52,55%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NCB) Về tổng dư nợ cho vay: Tổng số vốn mà NH huy động đƣợc năm 2013 đạt khối lƣợng 25.512 tỷ đồng trong đó cho vay và đầu tƣ chiếm 58,95% tƣơng ứng với khối lƣợng 14.100 tỷ đồng. Sang năm 2014 tổng số cho vay và đầu tƣ tăng lên với khối lƣợng là 19.140 tỷ đồng chiếm 57,76% so với khối lƣợng vốn huy động là 33.139 tỷ đồng. Đến năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt 44.335 tỷ đồng và dƣ nợ cho vay đạt 23.296 tỷ đồng chiếm 52,55%.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo loại tiền

Về tổng dư nợ và cho vay theo loại tiền: Tỷ trọng cho vay và đầu tƣ bằng ngoại tệ quy đổi VNĐ vẫn lớn hơn so với cho vay và đầu tƣ bằng VNĐ. Điều này thể hiện qua các năm nhƣ sau: năm 2013 cho vay và đầu tƣ bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 62,59% trong khi VNĐ chỉ chiếm tỷ trọng 54,59% trong tổng Nguồn vốn huy động tính theo từng loại tiền. Năm 2014 cặp tỷ trọng này là: 69,29% và 57,05%, năm 2015 là: 78,88% và 50,67%. Tuy nhiên về khối lƣợng cho vay và đầu tƣ theo loại tiền thì VNĐ vẫn luôn luôn đạt khối lƣợng lớn hơn so với Ngoại tệ quy đổi. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi chủ yếu khách hàng của NH là doanh nghiệp trong nƣớc.

Nhƣ vậy ta có thể thấy, khối lƣợng vốn cho vay và đầu tƣ NH chỉ chiếm khoảng trên dƣới 70% so với tổng khối lƣợng vốn mà NH huy động đƣợc. Nếu nhìn vào kết quả trên chúng ta chƣa thể kết luận đƣợc rằng NH sử dụng nguồn vốn huy động của mình một cách có hiệu quả hay không? Có thực sự phù hợp giữa tỷ trọng huy động với cho vay và đầu tƣ hay không? Câu trả lời duy nhất mà chúng ta có thể nhận biết đó là NH không rơi vào tình trạng thừa vốn.

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế

Tính đến 31/12/2015, nguồn vốn huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế đạt 44.335 tỷ đồng, tăng 11.196 tỷ đồng so với năm 2014. Huy động vốn tăng chủ yếu từ khách hàng cá nhân.

3.2.2.2 Theo dư nợ quá hạn

Bảng 3.3: Cơ cấu Dƣ nợ quá hạn của NCB theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Ngắn hạn 405 364 246 -41 -10,12% -118 -32,42% Trung, dài hạn 990 925 913 -65 -6,57% -12 -1,30% Tổng dƣ nợ quá hạn 1.395 1.289 1.159 -106 -7,60% -130 -10,09%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NCB)

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dƣ nợ quá hạn theo kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính của NCB)

Dƣ nợ cho vay qua các năm vẫn tăng và dƣ nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với dƣ nợ cho vay khoảng 0,85% là nợ nhóm 2 tính trên tổng dƣ nợ và nợ xấu khoảng 2,15% tính trên tổng dƣ nợ. Dƣ nợ quá hạn tính theo thời hạn của NH năm 2014 giảm 7,60% so với cùng kỳ năm 2013 và đến năm 2015 thì

Dƣ nợ quá hạn các khoản vay dài hạn năm 2014 so với năm 2013 thì tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 6,57% và đến năm 2015 thì giảm 1,07%.

Dƣ nợ quá hạn các khoản vay ngắn hạn năm 2014 giảm 10,12% so với cùng kỳ năm 2013. Đến năm 2015 tỷ lệ này giảm tới 32,42% so với năm 2015 tính trên tổng dƣ nợ quá hạn. Sở dĩ có biến động này là do 2015 một số mặt hàng chủ chốt trên thế giới nhƣ: xăng dầu, vàng, ngoại tệ biến động mạnh khiến chi phí của các DN tăng lên, hơn nữa Chính phủ và Nhà nƣớc đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong khi nhu cầu vốn của các DN rất lớn điều này làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của DN từ đó các DN không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình cho NH đúng hạn.

3.2.2.3 Theo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ nợ xấu

Bảng 3.4: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2013 -2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch

2014/2013 2015/2014 Tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu 16.03% 10.83% 11.08% -5.20% 0.25%

Tỷ lệ nợ xấu 6.07% 2.52% 2.15% -3.55% -0.37%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NCB)

Theo Điều 9 Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN của NHNN quy định “Từng TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%”.

Năm 2013, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NCB là 16,03%. Tỷ lệ này khá cao so với mức trung bình ngành là 15% vì thời điểm 2013 là thời điểm khá nhạy cảm của NCB do bị NHNN kiểm soát đặc biệt. Đến năm 2014, tỷ lệ này giảm 5,2% xuống chỉ còn 10,83% và 11,08% vào cuối năm 2015.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NCB)

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nợ xấu

Thời điểm năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của NCB ở mức khá cao là 6,07%. NCB là một trong số các NHTM nằm trong diện tái cấu trúc ngân hàng theo đề án 254 của Chính phủ. Hoàn thiện giai đoạn một của quá trình tái cấu trúc, NCB đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 2,52% vào cuối năm 2014 và cuối năm 2015 là 2,15%. NCB đã đạt đƣợc kế hoạch giảm và duy trì tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%.

3.2.3. Kết quả khảo sát ý kiến các cán bộ nhân viên tại NCB.

Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến 50 cán bộ nhân viên tại NCB và thu về 48 phiếu hợp lệ, kết quả nhƣ sau:

3.2.3.1 Mảng khách hàng phụ trách

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu cán bộ đƣợc điều tra phân theo mảng khách hàng phụ trách

(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mảng khách hàng của NCB chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì khách hàng chiến lƣợc của NCB trong thời gian qua là khách hàng cá nhân, NCB tập trung vào bán lẻ các sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng

3.2.3.2 Chức vụ công tác

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu cán bộ đƣợc điều tra theo chức vụ công tác

(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)

Đối tƣợng khảo sát trong nghiên cứu định lƣợng là các CBNV liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại NCB. Qua phân tích thống kê mô tả thì các CBNV đƣợc phỏng vấn bao gồm: Giám đốc/Phó Giám đốc chiếm 4%, Trƣởng/Phó phòng chiếm 6%, Trƣởng bộ phận chiếm 11%, còn lại là chuyên viên tại các phòng ban nhƣ

3.2.3.3 Trình độ chuyên môn

Biểu đồ 3.8: Cơ cấu cán bộ theo trình độ chuyên môn

(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)

Do yêu cầu xét tuyển đầu vào nên tất cả 48 cán bộ đƣợc khảo sát đều có trình độ từ Đại học trở nên với hai chuyên ngành chính: Tài chính – ngân hàng, ngoại thƣơng.

3.2.3.4 Thâm niên công tác

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu cán bộ theo thâm niên công tác

(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)

Các CBNV của NCB chủ yếu là cán bộ trẻ nên số cán bộ có năm kinh nghiệm dƣới 3 năm chiếm đến 58,33%.

Kết quả cuộc điều tra đƣợc tổng hợp trong Phụ lục 02.

Qua bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu trên ta thấy quy mô dƣ nợ nơi công tác, thâm niên và trình độ khác nhau nhƣng đều thống nhất 9 nguyên nhân cơ bản với mức điểm trung bình cộng là 8 trở lên. Đó là:

- Biến động của nền kinh tế nhƣ: khủng hoảng, suy thoái, lạm phát, thay đổi về giá cả, cung cầu,...

- Tài chính của khách hàng không minh bạch. - Hạn chế trong công tác kiểm tra nội bộ. - Thiếu giám sát sau cho vay.

- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng còn hạn chế. - Các công cụ hỗ trợ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý. - Bảo quản, đánh giá lại tài sản đảm bảo chƣa thƣờng xuyên. - Mô hình lƣợng hóa rủi ro còn nhiều hạn chế.

3.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)

3.3.1. Những thành tựu đạt được.

Những thành công đạt đƣợc trong thời gian qua là sự cố gắng nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo cũng nhƣ đội ngũ cán bộ của NCB. Việc nhận thức sâu sắc hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh tín dụng nói riêng luôn gắn liền rủi ro đã tạo nên văn hóa quản trị rủi ro tín dụng tại NCB. Kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua đó là tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6% năm 2013 xuống còn 3,67% năm 2015, tỷ lệ an toàn vốn 10,83%. Tỷ lệ khả năng chi trả 21,89%, tỷ lệ nguồn vốn vay ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn 29,47%. Kết quả này đạt đƣợc là do các yếu tố sau tạo nên:

Thứ nhất, NCB đã thành công trong việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn,

những món nợ do tình hình kinh doanh giai đoạn trƣớc để lại. Đây là sự thành công vƣợt bậc của NCB trong con đƣờng khôi phục lại ngân hàng. Thời gian này, nhờ có những chủ trƣơng sáng suốt và linh hoạt, cùng với sự giúp đỡ hiệu quả của NHNN và các cơ quan hữu quan nên công tác thu hồi và xử lý nợ xấu đã đạt những kết quả: NCB đã xử lý triệt để 100% số nợ quá hạn tồn đọng.

Thứ hai, trong hoạt động kinh doanh mới, NCB lựa chọn chiến lƣợc bán lẻ,

với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất. Ngân hàng cũng đã thực hiện xong tái cơ cấu vào đầu năm 2016, tiến tới việc cải tổ lại bộ máy nghiệp vụ theo định hƣớng bán lẻ hƣớng tới khách hàng, hoàn thiện các văn bản quy định nghiệp vụ, cải thiện chất lƣợng dịch vụ, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, coi

trọng các công cụ kiểm soát rủi ro. Nhờ vậy các hoạt động kinh doanh mới đạt mức tăng trƣởng cao và rủi ro đƣợc hạn chế ở mức thấp.

Thứ ba, trong hoạt động tín dụng – là mảng hoạt động tiềm ẩn rủi ro nhất của NH. NCB hƣớng tới đối tƣợng phục vụ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá

nhân có thu nhập trung bình trở lên, trên nguyên tắc tín dụng có bảo đảm. Các biện pháp hạn chế RRTD đƣợc tăng cƣờng:

- Thực hiện quy trình thẩm định nghiêm ngặt;

- Trích lập dự phòng rủi ro;

- Nâng cao cho vay có tài sản bảo đảm;

- Công tác kiểm tra – kiểm soát: đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và chặt chẽ. Việc phê duyệt tín dụng đƣợc thực hiện theo cơ chế quyết định của Ủy ban tín dụng/Hội đồng tín dụng theo nguyên tắc nhất trí.

Thứ tư, công tác quản trị rủi ro ngày càng được hoàn thiện.

Quản trị rủi ro ngày càng đƣợc NCB quan tâm, nội dung của công tác quản trị cũng dần dần đƣợc hoàn thiện cho phù hợp với thực tế. Các công cụ quản lý rủi ro cũng đang đƣợc áp dụng: Để hạn chế rủi ro NCB đã và đang áp dụng Hệ thống chấm điểm tín dụng do HĐQT ban hành; hệ thống đánh giá và quản trị rủi ro của NCB đƣợc duy trì một cách liên tục, có định kỳ.

3.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Dân. TMCP Quốc Dân.

Mặc dù đã có kết quả từ những nỗ lực tăng cƣờng quản trị RRTD nhƣng kết quả này vẫn còn hạn chế, gây ảnh hƣởng đến hoạt động chung cũng nhƣ công tác tín dụng nói riêng của NCB, biểu hiện cụ thể qua chất lƣợng tín dụng chƣa thật tốt:

3.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng tài sản còn chậm

Cùng với tốc độ tăng trƣởng tín dụng với mức khá cao nhƣ hiện nay đòi hỏi Ngân hàng phải có sự bổ sung nguồn vốn kịp thời để đảm bảo hệ số an toàn vốn. Khi tài sản có tăng cao trong khi vốn tự có chƣa đƣợc bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến mất cân đối nguồn vốn từ đó mất khả năng thanh toán.

3.3.2.2 Chưa xây dựng được Sổ tay tín dụng của NCB

NCB đã xây dựng đƣợc khá đầy đủ các quy trình nghiệp vụ tại các bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc dân (NCB) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)