Một số đề xuất với NCB, NHNN và Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc dân (NCB) (Trang 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.4. Một số đề xuất với NCB, NHNN và Chính phủ

4.4.1. Đề xuất với NCB

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ khách hàng: cần chú trọng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đa dạng cho từng loại đối tƣợng khách, tránh hiện tƣợng dùng một bộ chỉ tiêu chung để đánh giá cho mọi đối tƣợng khách hàng từ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, điều này sẽ không phản ánh chính xác thực trạng doanh nghiệp.Cũng nhƣ ngân hàng cần có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trƣởng, khả năng sinh lời, ...riêng cho từng ngành nghề.

- Ban hành chính sách và quản lý tín dụng là đầu mối, tích cực rà soát lại các văn bản, quy chế, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng sao cho chuẩn hóa trong toàn hệ thống. Sau khi rà soát, phổ biến đến các khối và cần xây dựng lại thành một Sổ tay tín dụng có hiệu lực duy nhất trong toàn hệ thốn và thông đạt đến toàn thể nhân viên. Trong Sổ tay tín dụng chỉ tổng hợp những quy trình, thủ tục công việc. Còn đối với các văn bản hƣớng dẫn chi tiết sẽ thay đổi trong từng thời kỳ, cần cập nhật liên tục thì vẫn theo dõi trên hệ thống để thuận tiện cho việc cập nhậ văn bản và bảo mật thông tin.

- Đặc biệt lƣu ý tránh tình tình trạng văn bản đƣợc ban hành mâu thuẫn giữa các Khối, Phòng ban. Để thực hiện đƣợc điều này, NCB cần:

hành đặc biệt là Phòng Pháp chế tuân thủ. Tuyển chọn những ngƣời thực sự có năng lực, tâm huyết với NCB.

+Phòng Pháp chế tuân thủ, Phòng Quản lý chất lƣợng sẽ là những đầu mối để tổng hợp và xem xét tính thống nhất của các công văn ban hành và kịp thời hiệu chỉnh những sai sót.

+Đối với các văn banr quan trọng nên cung cấp tài liệu bằng giấy nhƣ: lãi suất cho vay, chính sách KH,... để thuận tiện cho việc nghiên cứu và tác nghiệp của nhân viên. Đối với các tài liệu quan trọng sẽ phân phối có ký nhận và thu hồi nếu nhân viên đó chuyển công tác hoặc nghỉ việc.

- Khi soạn thảo văn bản hƣớng dẫn thực hiện phải rõ ràng, tránh dùng từ đã nghĩa, tránh soạn thảo văn bản chung chung, gây hiểu nhầm khi thực hiện. Phải ghi rõ ràng tên và số điện thoại của nhân viên phụ trách giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hiện, tránh sự đùn đẩy công việc giữa các nhân viện trong bộ phận, gây khó khăn cho chi nhánh.

- Khi có phản hồi của chi nhánh phải gấp rút phân công nhân viên chuyên trách giải đáp thắc mắc một cách rõ ràng, và phân phối toàn hệ thống để các chi nhánh khác không hỏi lại câu trùng lắp, đồng thời tham khảo khi chi nhánh phát sinh. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình hình kinh tế đang không ổn định, và chính sách của NHNN thay đổi liên tục.

4.4.2. Đề xuất với NHNN

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng

- Sớm hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

- Phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi TSBĐ. Nên có những bƣớc hƣớng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, cơ quan Công an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trƣờng làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tƣ liên ngành hƣớng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ

- Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn....phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tê và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

b) Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả

- Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất và các công cụ khác nhằm hỗ trợ các NHTM đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trƣờng, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định thị trƣờng ngoại hối.

- Theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo sát hơn diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nƣớc và thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng để đƣa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt đƣợc các nục tiêu tiền tệ, tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đồng thời, đảm bảo cho các TCTD hoạt động đúng định hƣớng của NHNN và hạn chế rủi ro.

c) Công tác thanh tra

- Tiếp tục triển khai đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần nâng cao chất lƣợng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát từ xa. Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm dựa trên các tài liệu chứng minh không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm cơ sở để áp dụng các chế tài cụ thể. Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhât, có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCTD. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm phát hiện qua thanh tra.

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Chƣơng trình thanh tra cần đƣợc xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin đƣợc thu thập cần phân tích kỹ lƣỡng, tránh mang tính hình thức; nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm soát đƣợc NHTM, thể hiện

vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hƣởng đến các hoạt động của các NHTM.

- Ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả việc phân công cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng chi nhánh, đơn vị tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trƣờng hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống.

d) Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng của ngành NH(CIC)

- Nhằm từng bƣớc hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng ngành NH, NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thông tin tín dụng cho CIC ngành NH, phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trƣờng hợp phát hiện thông tin không chính xác, NHTM phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng bồi thƣờng thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thông tin không chính xác đó gây ra. Bên cạnh đó cần có quy định khen thƣởng đối với các NHTM chấp hành tốt quy chế hoạt động thông tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp.

- Thông tin cung cấp nên có cả phẩn nhận xét định tính về KH vay bên cạnh các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ hiện nay, chi tiết về các khoản có liên quan, ví dụ nhƣ tƣ cách ngƣời vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, tài sản đame bảo, dƣ nợ vay và chất lƣợng tín dụng trong các thời kỳ....

- CIC nên tăng cƣờng chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở định kỳ hàng quý có thông báo toàn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xủa phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế.

4.4.3. Đề xuất với Chính phủ

vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hƣớng đột ngột sẽ gây ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích của NHTM.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trƣờng pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTM, chẳng hạn nhƣ:

+Cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ không đơn thuần hƣớng dẫn nghiệp vụ;

+Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, để một khi NH thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, đăng ký đối với TSBĐ thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc thanh lý TSBĐ một cách nhanh chóng;

+Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhƣ hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế,... thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững để hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

Rủi ro là một tất yếu đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ của các NHTM. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Theo thông lệ quốc tế, ngân hàng có tỷ lệ tổn thất 1% tổng dƣ nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng.

Rủi ro tín dụng và các biện pháp quản trị rủi ro là một đề tài mà các nhà quản trị ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng nhằm hoàn thiện trong các điều kiện mới để đạt đƣợc tỷ lệ lý tƣởng nói trên.

Dựa vào những cơ sở lý luận về RRTD và quản trị RRTD, luận văn tiến hành theo hƣớng nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân RRTD cũng nhƣ quản trị rủi ro tín dụng tại NCB – Hội sở chính, chỉ ra những mặt hạn chế RRTD trên cơ sở những quan điểm định hƣớng và mục tiêu của NCB. Đồng thời, đƣa ra đề xuất và kiến nghị đối với NCB, NHNN và Chính phủ để hỗ trợ cho tính khả thi của những giải pháp trên.

Do hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn, nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Vân Anh, 2014. “ Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 20/2014, Tr. 36-39

2. Nguyễn Quang Đông, 2015. Quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV – Chi nhánh Phú Diễn. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Phan Thị Thu Hà, 2014. “Bàn về mô hình đo lƣờng rủi ro lãi suất tại các tổ

chức tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng, Số 24, Tr. 30 – 34.

4. Bùi Thị Thúy Hằng, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quốc tế VN. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Joel Bessis, 2012. Quản trị rủi ro trong ngân hàng. Hà Nội: NXB Lao động xã hội

6. Luật ngân hàng của Đan Mạch, năm 1930. 7. Luật ngân hàng của Cộng hòa Pháp, năm 1941.

8. Luật ngân hàng của Ấn Độ, năm 1950 và đƣợc sửa đổi năm 1959.

9. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội.

10.Ngân hàng Nhà nƣớc, 2007. Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005 - NHNN ngày 22/4/2005 của Thống Đốc ngân hàng Nhà nước. Hà Nội.

11.Ngân hàng Nhà Nƣớc, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN. quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh

12.Ngân hàng Nhà Nƣớc, 2013. Thông tư 12/2013/TT/NHNN: Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT/NHNN. Hà Nội.

13.Ngân hàng Nhà Nƣớc, 2013. Thông tư 09/2013/TT/NHNN: Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT/NHNN. Hà Nội.

14.Ngân hàng Nhà Nƣớc, 2014. Thông tư 36/2014/TT-NHNN: Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tiir chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội

15.Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2013-2015.

16.Lê Hải Nhung, 2015. Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

17.Nguyễn Thị Nhung, 2015, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã – Chi nhánh Nghệ An. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế -

ĐHQGHN.

18.Nguyễn Hải Ninh, 2012. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Uông Bí. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

19.Peter Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính. 20.Quốc Hội, 2004. Luật số 20/2004/QH11 về sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội.

21.Quốc hội, 2010. Luật số 47/2010/QH12: Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội. 22.Nguyễn Văn Tiến, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

23.Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.

24.Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

Chính.

26.Lê Văn Tƣ, 1997. Tiền tệ - tín dụng và ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê. 27.Lê Văn Tề, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê. 28.Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, 2009. Thực trạng rủi ro tín dụng của

các NHTM Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế. Hà Nội: NXB Thống kê.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01 PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào anh/chị...

Tác giả đang thực hiện nghiên cứu đề tài về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Dân – Hội sở chính. Để phục vụ đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã xây dựng một bảng điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tại Hộ sở chính. Mọi ý kiến của anh/chị đều là những đóng góp quý báu giúp tác giả hoàn thành nghiên cứu này. Tác giả cam kết sẽ giữ bí mật tuyệt đối thông tin anh/chị cung cấp. Rất mong đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc dân (NCB) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)