CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.3. Đánh giá chung về hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
3.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
TMCP Quốc Dân.
Mặc dù đã có kết quả từ những nỗ lực tăng cƣờng quản trị RRTD nhƣng kết quả này vẫn còn hạn chế, gây ảnh hƣởng đến hoạt động chung cũng nhƣ công tác tín dụng nói riêng của NCB, biểu hiện cụ thể qua chất lƣợng tín dụng chƣa thật tốt:
3.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng tài sản còn chậm
Cùng với tốc độ tăng trƣởng tín dụng với mức khá cao nhƣ hiện nay đòi hỏi Ngân hàng phải có sự bổ sung nguồn vốn kịp thời để đảm bảo hệ số an toàn vốn. Khi tài sản có tăng cao trong khi vốn tự có chƣa đƣợc bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến mất cân đối nguồn vốn từ đó mất khả năng thanh toán.
3.3.2.2 Chưa xây dựng được Sổ tay tín dụng của NCB
NCB đã xây dựng đƣợc khá đầy đủ các quy trình nghiệp vụ tại các bộ phận của Ngân hàng. Tuy nhiên trong hệ thống của mình, NCB chƣa xây dựng đƣợc sổ tay tín dụng - một công cụ cho mọi cán bộ tín dụng tra cứu, áp dụng trong quá trình tác nghiệp. Nó bao gồm khối lƣợng lớn các quy định, quy trình trong hoạt động tín dụng, đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, chỉnh sửa khi có những thay đổi trong các quy định của Ngân hàng. Do vậy, việc thực hiện các quy định của NCB hiện tại vẫn theo sự tự động cập nhật thông tin hàng ngày của các CBNV, dễ dẫn đến có thể có những sai sót trong quá trình tác nghiệp, thực hiện sai quy định.
3.3.2.3 Bộ phận hỗ trợ quản lý cho vay và sau cho vay chưa hoàn thiện
Do khách hàng của NCB chủ yếu có nhu cầu vốn vừa và nhỏ nên số lƣợng khách hàng rất lớn. Với đội ngũ cán bộ tín dụng nhƣ hiện tại, mỗi cá nhân sẽ quản lý khá nhiều khách hàng. Thông thƣờng trung bình một cán bộ tín dụng tại NCB sẽ quản lý hồ sơ khoảng 40 – 60 khách hàng. Các cán bộ tín dụng phải thực hiện tất các quy trình từ lúc tiếp xúc, khai thác khách hàng cho đến khi giải ngân vốn, kiểm tra sau cho vay. Nhƣ vậy, công tác theo dõi, thẩm định, kiểm tra trƣớc và sau khi cho vay sẽ bị ảnh hƣởng. Tuy nhiên hiện nay một số ngân hàng đã triển khai hệ thống hỗ trợ tín dụng để giảm tải cho các cán bộ tín dụng tập trung làm nhiệm vụ chuyên môn. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm tập trung kiểm tra hồ sơ. Hiện nay, NCB mới bắt đầu triển khai bộ phận này ở một số chi nhánh thí điểm.