Phƣơng pháp điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho nhân viên của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 41 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp điều tra

Sau khi hoàn thiện bảng hỏi, tác giả thực hiện khảo sát. Lúc này, bảng hỏi sẽ không chỉnh sửa hay điều chỉnh thêm để đảm bảo sự nhất quán trong dữ liệu thu thập.

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, điều tra bảng hỏi qia kênh trực tiếp: Tác giả sẽ đến gặp đối tƣợng khảo sát và yêu cầu/nhờ họ trả lời bảng hỏi. Cách này mất thời gian và công sức hơn, tuy nhiên có thể thấy hiệu quả ngay tức thì với số lƣợng bảng hỏi đƣợc trả lời khá nhiều và nguồn dữ liệu thu đƣợc thƣờng có độ tin cậy cao hơn.

Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu:

- Bảng câu hỏi nghiên cứu đƣợc thiết kế bao gồm các câu hỏi tập trung đến các yếu tốtạo động lực cho ngƣời lao động tại Vietcombank chi nhánh Thanh Xuân, trong đó có 01 câu hỏi hỏi về thông tin cá nhân, các câu hỏi còn lại về những vấn đề liên quan đến công tác tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại Vietcombank chi nhánh Thanh Xuân.

Dựa vào mô hình tạo động lực của A.Maslow tác giả thiết kế câu hỏi dựa vào các cấp độ từ thấp đến cao của nhân viên. Mỗi câu hỏi đƣợc đo bằng thang đo Likert 5 mức độ, thang đo gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của ngƣời trả lời: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thƣờng, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý.

2.3.1. Mục đích điều tra

- Nhằm đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc, những mặt đƣợc, chƣa đƣợc cũng nhƣ những đề xuất hoàn thiện đối với công tác tạo động lực làm việc thông qua ý kiến khảo sát xác thực từ những cán bộ và nhân viên tại Vietcombank Thanh Xuân.

2.3.2. Cơ sở thiết kế bảng điều tra, khảo sát

- Căn cứ vào cơ sở lý thuyết mô hình của A. Maslow về công tác tạo động lực làm việc đã nghiên cứu trong phần tổng quan tài liệu, tác giả đã khảo sát dựa trên các tiêu chí gắn liền với nhu cầu của mỗi nhân viên dựa theo các cấp độ từ thấp đến cao : tiền lƣơng, thƣởng; môi trƣờng làm việc; công tác đào tạo nhân viên, chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến .

- Tham khảo kết quả nghiên cứu về thiết kế bảng điều tra của một số luận văn hoàn thành đƣợc đề cập trong phần tổng quan tài liệu .

2.3.3. Nội Dung Thiết kế bảng điều tra, khảo sát

- Lời giới thiệu

Đề cập đến thông tin về cao học viên nghiên cứu, lời cam đoan về kết quả nghiên cứu không ngoài mục đích sử dụng cho nội dung đề tài.

- Nhóm câu hỏi khảo sát về thông tin cá nhân

Đề cập khảo sát về nhóm tuổi, giới tính tại ngân hàng.

- Nhóm câu hỏi khảo sát về đánh giá sự hài lòng của ngƣời lao động với công tác tạo động lực làm việc

Nội dung khảo sát về tiền lƣơng, chính sách tiền thƣởng, công tác đánh giá thực hiện công việc của ngân hàng, môi trƣờng làm việc, điều kiện làm việc, chính sách đào tạo, công việc đƣợc giao, ngƣời quản lý lao động, cơ hội thăng tiến và chính sách quản lý nguồn nhân lực.

- Chọn mẫu nghiên cứu: Chi nhánh Vietcombank Thanh Xuân. + Chọn kích thƣớc mẫu khảo sát n=119. Trong đó:

Số lƣợng phiếu phát ra: 119 phiếu Số lƣợng phiếu thu về: 119 phiếu Số lƣợng phiếu hợp lệ: 119 phiếu.

+ Độ tuổi: 18-25 13 26-30 45 31-40 35 Trên 40 29 + Giới tính: Nam:52 ngƣời . Nữ: 67 ngƣời

- Thời gian thực hiện điều tra là 2 tuần (từ 15/6/2018 – 30/06/2018). - Địa điểm: Chi nhánh Vietcombank Thanh Xuân.

Sau đó tác giả thu thập lại và tiến hành tổng hợp kết quả, xử lý dữ liệu, phân tích và sau đó tiến hành phỏng vấn sâu khách hàng để điều tra thêm những vấn đề mà kết quả phân tích bằng bảng hỏi còn chƣa rõ/chƣa cụ thể

2.3.4. Hạn chế và phạm vi điều tra

- Kết quả điều tra, khảo sát có thể sẽ không nhận đƣợc ý kiến đánh giá khách quan từ cán bộ và nhân viên nội bộ ngân hàng vì liên quan đến tâm lý sợ ảnh hƣởng đến công việc hiện tại của họ. Cần giải thích rõ đến họ rằng toàn bộ nội dung khảo sát đƣợc tuyệt đối giữ bí mật, chỉ phục vụ cho mục tiêu thực hiện luận văn cao học và đóng góp ý kiến để hoàn thiện và nâng cao công tác tạo động lực làm việc hơn nữa.

- Kết quả thu thập dữ liệu thứ cấp về công tác tạo động lực làm việc của ngân hàng có thể gặp khó khăn vì có thể hệ thống ngân hàng không cung cấp hết những quy trình, số liệu cho phân tích, đánh giá do sợ ảnh hƣởng đến danh tiếng ngân hàng. Cần giải thích rõ mục tiêu thực hiện của đề tài và kết quả của đề tài mang tính chất khách quan, ngân hàng có thể xem nhƣ tài liệu tham khảo và qua đó có thể góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho cán bộ và nhân viên của ngân hàng.

- Phạm vi điều tra với quy mô nhỏ, gói gọn trong nội bộ của Vietcombank Thanh Xuân, khảo sát lấy ý kiến đánh giá và đề xuất thay đổi cho quy trình thực hiện công tác tạo động lực làm việc từ hầu hết các cán bộ và nhân viên của ngân hàng.

- Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhóm, tiêu thức phân chia tổng thể theo nhóm chức danh, quy mô mẫu điều tra là 119 ngƣời trên tổng số 122 ngƣời (trừ Giám đốc và hai Phó Giám đốc).

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho nhân viên của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)