Các mối quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho nhân viên của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 67 - 72)

3.1.3 .Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

3.2. Phân tích thực trang động lực làmviệc của nhân viên tạiVietcombank

3.2.4. Các mối quan hệ

a. Quan hệ giữa đồng nghiệp với lãnh đạo

Qua việc tiến hành phỏng vấn cả nhân viên đã nghỉ việc và nhân viên hiện đang làm việc tại ngân hàng thì tất cả nhân viên đều cho rằng đây chính là nhu cầu không thể thiếu của mọi nhân viên trong quá trình làm việc, dù làm bất kỳ ở đâu và cƣơng vị nào. Các mối quan hệ trong ngân hàng luôn đƣợc các cá nhân quan tâm và để ý vì nó là yếu tố liên quan đến sự tạo điều kiện để bản thân mỗi ngƣời có thể hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Mọi ngƣời có xu hƣớng tìm một công việc mới khi phải đối mặt với những mối quan hệ khó chịu với lãnh đạo tại nơi làm việc.

Bảng 3.10. Đánh giá mối quan hệ đồng nghiệp với lãnh đạo. STT Nội dung Hoàn toàn không Hài long Không hài lòng Bình thƣờng Hài lòng Hoàn toàn Hài lòng Điểm TB 1

Nhân viên không gặp Khó khăn trong việc giao tiếp và trao đổi với cấp trên

6 23 25 17 6 2.92

2 Cấp trên luôn hỗ trợ, động

viên nhân Viên khi cấn thiết 7 22 26 15 7 2.91 3 Cấp trên thực sự quan tâm

đến nhân viên 8 18 26 17 8 2.99

4

Cấp trên luôn ghi nhận sự đóng góp của nhân viên đối với cơ quan

9 23 32 10 3 2.68

5

Cấp trên sẵn sàng bảo vệ nhân viên trƣớc những ngƣời khác khi cấn thiết

5 21 30 14 7 2.96

6

Nhân viên đƣợc quyết định cách thức thực hiện công việc Và nhiệm vụ của mình

11 20 13 25 8 2.99

7 Cấp trên đối xữ công bằng

với nhân viên cấp 7 9 18 31 12 3.42

(Nguồn: Khảo sát)

Do đặc thù Vietcombank dù đã cổ phần nhƣng nhà nƣớc vẫn nắm quyền chi phối, do đó phong cách lãnh đạo của ngƣời quản lý vẫn còn hơi mang nặng về hình thức, giữa lãnh đạo và nhân viên còn có khoảng cách, chƣa thực sự cởi mở,

Theo kết quả khảo sát (bảng 3.10) thì ta thấy các nhân viên chƣa thật sự hài lòng về lãnh đạo của mình. Nhất là trong việc trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với ngƣời lãnh đạo, lãnh đạo chƣa ghi nhận sự đóng góp của nhân viên. Các nhân viên cảm thấy khoảng cách với lãnh đạo, chƣa thể trình bày tâm tƣ nguyện vọng của mình. Trong các tiêu chí trên thì chỉ có tiêu chí cấp trên đối xử công bằng với cấp dƣới (đạt 3.42 điểm) là nhân viên cảm thấy hài lòng. Đây cũng là nguồn động viên để nhân viên cảm thấy lãnh đạo nhìn nhận, đánh giá những đóng góp của mình đối với cơ quan.

Các nhân viên Vietcombank Thanh Xuân tại mỗi phòng chịu sự quản lý điều hành trực tiếp từ lãnh đạo của mỗi phòng. Hiện tại nhân viên Vietcombank Thanh Xuân thực hiện công việc theo một cách rập khuôn, chƣa có quyết định riêng để trao đổi với lãnh đạo, đa số đều hỏi ý kiến của lãnh đạo kể cả nhƣng việc đơn giản.

Hầu hết con ngƣời có lòng tự, nếu lãnh đạo không tin tƣởng nhân viên của mình có thể làm một cái gì đó, họ cũng sẽ không tin rằng họ có thể và họ sẽ không làm. Lãnh đạo phải có niềm tin vào nhân viên và ngƣời lãnh đạo không chỉ nói rằng họ có niềm tin mà còn phải bộc lộ để nâng cao sự tự tin của nhân viên vào khả năng của chính mình.

Để đạt đƣợc điều này ngƣời lãnh đạo phải cho nhân viên của bạn một số quyền hạn có thể để tự đƣa ra quyết định. Hãy giao cho nhân viên các công việc mang tính thử thách và quyết định làm thế nào để hoàn thành và đôi khi nhân viên không hoàn thành công việc đó do quyết định của mình nhƣng ngƣời lãnh đạo không nên tức giận vì điều đó mà phải phân tích lý do không hoàn thành để nhân viên rút ra kinh nghiệm.

Quản lý phải nhận ra rằng phần lớn các sáng kiến đến từ các nhân viên liên quan trực tiếp. Họ là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, bán các sản phẩm, các dịch vụ và những ngƣời đang giải quyết các vấn đề phát

sinh hàng ngày. Hiện nay trên địa bàn Thanh Xuân đã và đang có nhiều ngân hàng đối thủ cạnh tranh khách hàng, các đối thủ luôn có những cách giữ chân, lôi kéo khách hàng sử dụng các sản phẩm của họ với những chính sách, chƣơng trình huy động vốn, lãi suất ƣu đãi, chăm sóc khách hàng. Vì vậy Vietcombank Thanh Xuân phải xác định luôn đổi mới để phù hợp với mọi thời điểm. Việc đổi mới từ cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản trị điều hành, tối ƣu hoá quy trình, tối ƣu hoá hoạt động các đơn vị mạng lƣới, kiện toàn, đổi mới cơ cấu chất lƣợng nguồn nhân lực cho phù hợp với địa bàn dựa trên nền tảng chung của hệ thống Vietcombank. Qua đó tăng cƣờng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh cho Vietcombank Thanh Xuân. Có nhƣ vậy mới tạo cho các nhân viên Vietcombank Thanh Xuân sẽ không chây ì trong công việc, luôn tự nỗ lực bản thân, trao dồi kỹ năng, năng lực để thích nghi với mọi sự thay đổi.

Nhìn chung mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên vẫn chƣa thật sự tích cực, mức độ hài lòng về quan hệ với cấp trên của nhân viên là không thực sự mạnh mẽ. Các lãnh đạo cân phải gần gủi, động viên nhân viên hơn. Các hoạt động giao lƣu, tiếp xúc trong giờ nghỉ hay những buổi liên hoan giữa lãnh đạo cơ quan và nhân viên các bộ phận tạo sự gần gũi hơn giữa mọi ngƣời, làm mọi ngƣời cảm thấy hiểu nhau hơn, lấp dần khoảng cách về độ tuổi, khác biệt về trình độ, tác động tích cực đến tâm lý chung, hạn chế việc để xảy ra ức chế ảnh hƣởng trong công việc.

b. Các quan hệ đồng nghiệp với đồng nghiệp

Mối quan hệ của các nhân viên ở các phòng ban và toàn chi nhánh đƣợc đánh giá đoàn kết. Từ khi chi nhánh đi vào hoạt động cho tới nay chƣa có phát sinh mẫu thuẫn nào dẫn tới các đồng nghiệp không thể làm việc đƣợc hoặc phải nghỉ việc. Các nhân viên trong cùng phòng ban luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc cũng nhƣ cuộc sống. Ngƣời cũ sẽ luôn hỗ trợ, chỉ dẫn nhân viên mới. Tuy nhiên các

nhân viên của phòng ban này chƣa thật sự nhiệt tình kết hợp với các nhân viên của phòng ban khác để chia sẻ, thực hiện các công việc đạt kết quả tốt nhất.

Bảng 3.11. Đánh giá mối quan hệ đồng nghiệp với đồng nghiệp

STT Nội dung Rất

thấp Thấp

Bình thƣờng

Tƣơng

đối cao Cao

Điểm TB

1

Đồng nghiệp luôn hổ trợ, cho lời khuyên khi cần thiết

10 15 24 45 25 3.51 2 Đồng nghiệp là ngƣời thân thiện, dễ gần và hòa động 9 9 18 46 37 3.78 3 Đồng nghiệp luôn tận tâm, tận tụy để hoàn

thành tốt công việc

12 19 20 42 26 3.43

4 Đồng nghiệp là

ngƣời đáng tin cậy 8 19 46 28 18 3.25 5 Đồng nghiệp khác

phòng ban 15 28 42 21 13 2.91

(Nguồn: Khảo sát)

Trong các tiêu chí đánh giá mối quan hệ đồng nghiệp với đồng nghiệp thì tiêu chí đồng nghiệp thân thiện, hoà đồng đƣợc đánh giá cao nhất (đạt 3.78 điểm). Nhìn chung mối quan hệ của các nhân viên trong chi nhánh là tốt, các nhân viên có sự hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công việc. Đặc biệt là mối quan hệ giựa các nhân viên mới với các nhân viên cũ. Các nhân viên cũ sau khi đƣợc bố trí công việc tại phòng ban nào thì sẽ luôn đƣợc các nhân viên cũ hƣớng dẫn, đào tạo, không có hiện tƣợng nhân viên trƣớc bắt nạt nhân viên mới. Lãnh đạo bộ phận, phòng ban sẽ phân công một hoặc hai nhân viên cũ sẽ chịu trách nhiệm hƣớng dẫn, đào tạo nhân viên mới trong một thời gian và sau thời

gian đó sẽ kiểm tra kết quả đạt đƣợc của nhân viên mới.

Trong bảng 3.11 trên thì chỉ có một yếu tố đạt điểm thấp nhất là yếu đồng quan hệ giữa đồng nghiệp của các phòng ban (đạt 2.91 điểm). Qua đó cho thấy mối quan hệ trong công việc giữa các nhân viên các phòng ban chƣa thật sự tốt đẹp. Trong các công việc cần giải quyết chung thì còn phát sinh tƣ tƣởng đùng đẩy công việc, trách nhiệm cho nhau, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, chƣa thông cảm với nhau trong công việc. Hiện nay tại chi nhánh đang phát sinh việc thiếu sự phối hợp của các phòng ban trong việc giải quyết công việc chung của toàn chi nhánh. Nhất là trong mối quan hệ giữa các cán bộ phòng tín dụng với các cán bộ phòng quản lý nợ trong công tác xử lý nợ xấu. Các cán bộ trên chƣa thật sự phối hợp để giải quyết công việc một cách thuận lợi nhất, không có sự trao đổi, thống nhất cách thức, phƣơng án để sử lý. Đa số đều do các lãnh đạo hai bộ phận đứng ra giải quyết. Chính điều nay dẫn đến công việc chung của chi nhánh sẽ chậm trễ, ảnh hƣởng tới hoạt động của toàn chi nhánh. Qua kết quả khảo sát, nhìn chung mối quan hệ giữa các động nghiệp trong cùng phòng ban rất tốt. Các đồng nghiệp luôn chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc, canh tranh lành mạnh, cùng lấy mục tiêu chung của phòng, của đơn vị lên hàng đầu, không vì mục đích cá nhân, riêng lẻ. Điều này giúp cho các nhân viên cảm thấy gắn bó nhau hơn trong cộng việc, hỗ trợ giúp đỡ cùng nhau để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho nhân viên của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 67 - 72)