Giới thiệu về Trƣờng Đại học Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học hà nội (Trang 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về Trƣờng Đại học Hà Nội

3.1.1. Quá trình hình thành và phát tri n của trường Đại học à Nội

Trƣờng Đại học Hà Nội đƣợc thành lập từ năm 1959 với tên gọi ban đầu là Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, trải qua hơn nửa thế kỉ hoạt động, Trƣờng Đại học Hà Nội đã từng bƣớc khẳng định vị thế là trƣờng đại học công lập uy tín trong đào tạo ngoại ngữ ở cả ba cấp độ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Trƣờng đại học Hà Nội đào tạo chính quy 6 chƣơng trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh, là trƣờng đại học đầu tiên của Việt Nam thực hiện.

Mục tiêu chiến lƣợc của trƣờng là đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có khả năng hội nhập quốc tế dựa trên thế mạnh ngoại ngữ", chính vì vậy, hình thức đào tạo chính quy, giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh và tiếng Nhật đã đƣợc triển khai tại đây vào năm 2002, thu hút đông đảo thí sinh dự thi nhƣ ngành Quản trị Kinh doanh, Du lịch, Công nghệ Thông tin, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán, Quốc tế học. Trƣờng đang tích cực mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo để tiến tới mở các chuyên ngành mới giảng dạy bằng tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Italia… để đáp ứng nhu cầu hội nhập.

Về hợp tác quốc tế, Trƣờng cố gắng tối đa phát triển các chƣơng trình hợp tác song phƣơng để trao đổi giáo viên, sinh viên và nghiên cứu khoa học. Thế mạnh ngoại ngữ đã đƣợc phát triển tối đa, mỗi sinh viên, giáo viên của Trƣờng đều có thể là một "đại sứ" quảng bá cho hình ảnh của Trƣờng ra nƣớc ngoài. Hiện nay, Trƣờng Đại học Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với trên 70 trƣờng đại học và tổ chức nƣớc ngoài.

Sinh viên cũng đƣợc tiếp cận với trình độ quốc tế thông qua các chƣơng trình đào tạo liên thông với nhiều trƣờng đại học danh tiếng của hơn 20 quốc gia: Anh, Úc, Hoa Kỳ, Niu Di-lân, Canada, Italia, Bỉ, Nga, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia…

Kiến thức vững vàng, kỹ năng nghề thành thạo, giao tiếp tự tin bằng ngoại ngữ và làm chủ công nghệ thông tin là những điểm mạnh để sinh viên tìm đƣợc việc làm dễ dàng sau khi ra trƣờng.

Đội ngũ giáo viên là chìa khóa để có đƣợc thành công trên. 90% số giảng viên đƣợc đào tạo chính quy và tu nghiệp hàng năm tại các trƣờng đại học danh tiếng thế giới. Đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo bài bản, tác phong nghiêm túc, làm việc hiệu quả.

Một nhiệm vụ trọng tâm khác của Trƣờng là khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn. Giảng viên đƣợc khuyến khích nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, trong đó có phƣơng pháp giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành; nghiên cứu văn hóa-văn minh là thế mạnh. Nhà Trƣờng đã và đang thực hiện nhiều dự án nghiên cứu quốc gia và quốc tế nhƣ: Ứng dụng Khung tham chiếu Ngôn ngữ châu u (CEFR), dự án Asia Link (với Anh, Ai-len, Trung Quốc), Innofle (với Bỉ, Lào)… Nhà trƣờng là cơ quan chủ quản của "Tạp chí khoa học ngoại ngữ" - tạp chí chuyên ngành duy nhất hiện nay của Việt Nam nghiên cứu về khoa học ngoại ngữ.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động của Trường Đại học à Nội

- Cơ cấu tổ chức:

Toàn trƣờng có 48 đơn vị gồm 13 phòng ban chức năng và đơn vị phục vụ, 19 khoa và bộ môn trực thuộc, 15 trung tâm và văn phòng dự án, 01 viện nghiên cứu phát triển. Cơ cấu tổ chức Trƣờng Đại học Hà Nội đƣợc mô tả trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Trường Đại học à Nội

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ) - Quy mô đào tạo:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp quy mô đào tạo Trƣờng Đại học Hà Nội T TT Chỉ tiêu Năm học 2014-2015 Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016-2017

1 Sinh viên hệ chính quy 7.413 7.608 6.617

2 Sinh viên hệ VLVH 1.022 710 588

3 Sinh viên hệ từ xa 498 529 230

4 Sinh viên văn bằng 2 1.009 849 712

5 Học viên cao học 264 289 211

6 Nghiên cứu sinh 05 07 13

TỔNG 10.211 9.992 8.371

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)

Số lƣợng sinh viên trong năm học 2016-2017 có giảm nhiều do sự thay đổi về phƣơng thức tuyển sinh và theo tình hình chung của cả nƣớc, Nhà trƣờng đã tuyển đƣợc gần 73% chỉ tiêu đối với hệ chính quy (t lệ chung của toàn quốc là 60%). Nhà trƣờng đăng ký và thông báo tuyển sinh 18 ngành với chỉ tiêu là 2.130 sinh viên, trong đó có 1.930 chỉ tiêu hệ chính quy và 200 chỉ tiêu cho sinh viên nƣớc ngoài học ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam. Số sinh viên nhập học sau hai lần thông báo trúng tuyển là 1.405 (đạt 73% chỉ tiêu Bộ GD&ĐT giao), Nhà trƣờng không tuyển bổ sung đợt 2. Năm 2016, Nhà trƣờng mở thêm một mã ngành đào tạo cử nhân hệ chính quy là Truyền thông doanh nghiệp (dạy bằng tiếng Pháp) với 30 chỉ tiêu tuyển sinh.

- Cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo của trường Đại học Hà Nội

Nhà trƣờng đào tạo 18 ngành, trong đó có 10 ngành ngôn ngữ, 07 chuyên ngành dạy bằng tiếng nƣớc ngoài, 01 ngành tiếng Việt và Văn hóa

Việt Nam (cho gƣời nƣớc ngoài) ở các bậc đại học (hệ chính quy và bằng đại học thứ 2), không chính quy (hệ VHVL và từ xa). Đào tạo ở bậc đại học gồm có 6 ngành ở bậc thạc sĩ (Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Quản trị Kinh doanh) và 3 ngành ở bậc tiến sĩ (ngôn ngữ Nga, Pháp, Anh).

- Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của trường Đại học Hà Nội

Nhà trƣờng tiếp tục triển khai chƣơng trình liên kết đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh, thạc sĩ Quản trị kinh doanh với Đại học La Trobe (Australia); cử nhân Quản trị du lịch và lữ hành với Đại học IMC Krems (Áo); thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh với Đại học Victoria (Australia); cử nhân Kinh tế doanh nghiệp, cử nhân Khoa học thông kê và bảo hiểm, thạc sĩ Kinh tế và quản lý, thạc sĩ Khoa học thống kê và bảo hiểm với Đại học Sannio (Italia); cử nhân kế toán ƣng dụng với Đại học Oxford Brookes (Vƣơng quốc Anh) và bằng hành nghề Kế toán, Kiểm toán, Tài chính do Hiệp hội Kế toán công chứng Hoàng Gia Anh Quốc (ACCA) cấp thông qua hợp tác với đại học Sunway (Malaysia); chƣơng trình liên kết đào tạo cấp song bằng thạc sĩ, tiến sĩ với trƣờng Đại học Louvain (Vƣơng quốc Bỉ); Chƣơng trình liên kết đào tạo thạc sĩ ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật bản với Đại học Nara (Nhật bản); chƣơng trình du học với các trƣờng Đại học CHLB Đức, Italia,...

- Công tác nghiên cứu khoa học của trường Đại học Hà Nội:

Trong các năm học, nhà trƣờng đã ban hành văn bản hƣớng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ các cấp đồng thời ban hành Quy định hoạt động khoa học và công nghệ và đầu tƣ phát triển tiềm lực khoa học công nghệ. Công tác nghiên cứ khoa học của Nhà trƣờng đạt kết quả cao trong năm học 2014-2015, sau đó có sự sụt giảm trong năm học 2015-2016 và tăng trở lại trong năm học 2016-2017. Cụ thể kết quả công tác nghiên cứu khoa học thể hiện qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học tại Trƣờng Đại học Hà Nội T TT Chỉ tiêu Năm học 2014-2015 Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016-2017 1 Số lƣợng đề tài cấp cơ sở

đƣợc phê duyệt mới 78 49 78

2 Số lƣợng đề tài cấp cơ sở

đƣợc nghiệm thu 33 38 54

3 Số hội thảo khoa học

quốc tế 01 01 05

4 Số hội thảo khoa học

trong nƣớc 37 44 34

5 Số bài báo đăng trên các

tạp chí 492 227 184

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)

3.1.3. Tình hình nhân lực tại Trường Đại học Hà Nội

Những năm vừa qua tình hình nhân lực tại Trƣờng Đại học Hà Nội biến động tƣơng đối ổn định và có sự tăng nh và đồng đều qua các năm.

Bảng 3.3. Nhân lực Trƣờng Đại học Hà Nội

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số cán bộ 608 615 638

Giảng viên 437 443 456

Cán bộ quản lý 171 172 178

Tổng số cán bộ năm 2015 là 608 cán bộ đã tăng lên 615 cán bộ vào năm 2016 và 638 cán bộ trong năm 2017. Trong đó số lƣợng giảng viên và cán bộ quản lý cũng đều tăng đồng đều để đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trƣờng trong giai đoạn 2015-1017.

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp trình độ nhân lực Trƣờng Đại học Hà Nội

ĐVT: Người T T T Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Giáo sƣ 01 01 01 2 Phó Giáo sƣ 08 06 07 3 Tiến sỹ 50 53 68 4 Thạc sĩ 337 369 315 5 Cử nhân 171 140 73 (Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)

Trình độ nhân lực của Trƣờng Đại học Hà Nội có sự thay đổi tích cực trong giai đoạn 2015-2017, trong đó có sự thay đổi lớn về nhân lực có trình độ cử nhân. Trong năm 2015 trƣờng có 171 cán bộ có trình độ cử nhân thì đến năm 2017 số lƣợng cán bộ có trình độ cử nhân chỉ còn lại 73 cán bộ. Bên cạnh đó số lƣợng nhân lực có trình độ tiến sĩ cũng tăng tƣơng đối nhanh trong giai đoạn 2016-2017, cụ thể năm 2016 trƣờng có 53 cán bộ có trình độ tiến sĩ thì đến năm 2017 đã có 68 cán bộ có trình độ tiến sĩ.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Trường Đại học Hà Nội

3.2.1. Công tác hoạch định nhân lực của trường Đại học à Nội

Xuất phát từ yêu cầu, chiến lƣợc phát triển, Ban Giám hiệu nhà trƣờng nhận thức đƣợc tầm quan trọng nên đã tích cực thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên. Mục tiêu của công tác quy hoạch ĐNGV ở trƣờng giai

đoạn 2015-2020 là tuyển dụng mới ĐNGV ở các ngành nghề, đào tạo và bồi dƣỡng số GV cơ hữu đạt trình độ theo qui định nhằm đáp ứng yêu cầu tăng qui mô đào tạo của trƣờng, đào tạo bồi dƣỡng số GV nòng cốt làm hạt nhân ở các khoa chuyên môn trong tổ chức xây dựng chƣơng trình đào tạo theo qui định.

Ban giám hiệu Nhà trƣờng căn cứ vào điều kiện qui mô, thực trạng ĐNGV từng bộ phận mà xây dựng các mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện cụ thể để phát triển ĐNGV, và đều hƣớng tới mục tiêu là phát triển ĐNGVvề số lƣợng, về cơ cấu ngành nghề, chuẩn hóa và nâng chất lƣợng ĐNGV đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ vẫn còn khó khăn do thiếu hụt cán bộ trẻ, kế cận có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Hiện nhà trƣờng đang đẩy nhanh việc hoàn thiện chiến lƣợc về xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành, cán bộ chủ chốt, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ cho nhiệm kỳ hiệu trƣởng 2020-2025 và nhƣng năm tiếp theo.

3.2.2. Công tác tuy n dụng nhân lực

Công tác tuyển dụng nhân lực của trƣờng về cơ bản đƣợc thực hiện theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ Trƣờng Đại học Hà Nội, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trƣờng Đại học Hà Nội.

- Về tiêu chuẩn của giảng viên: phải có đủ các tiêu chuẩn quy định về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khoẻ theo quy định pháp luật, cụ thể nhƣ sau:

Theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Điều lệ trƣờng đại học, đã quy định cụ thể 5 tiêu chuẩn của giảng viên đại học; bao gồm:

1- Ngƣời giảng viên đại học cần có tƣ tƣởng phẩm chất, đạo đức tốt; 2- Ngƣời giảng viên đại học cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chƣơng trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hƣớng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chƣơng trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;

3- Ngƣời giảng viên đại học cần có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc;

4- Đảm bảo đủ sức khỏe theo yêu cầu công việc; 5- Lý lịch bản thân rõ ràng, rành mạch.

Tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục quy định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm đối với GV giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với GV giảng dạy chuyên đề, hƣớng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với GV giảng dạy chuyên đề, hƣớng dẫn luận án tiến sĩ.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 54 Luật Giáo dục Đại học quy định về chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sƣ, giáo sƣ. Giảng viên giảng dạy trình độ đại học phải là thạc sỹ trở lên theo quy định độ chuẩn của chức danh GV. Đối với một số ngành chuyên môn đặc thù thì do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Về hình thức và phƣơng thức tuyển dụng GV

Hình thức tuyển dụng gồm xét (sơ tuyển) và thi (sát hạch, phỏng vấn) Xét: sơ tuyển thông qua hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ đƣợc đào tạo, kết quả học tập, nghiên cứu trong quá trình đƣợc đào tạo và các nhận xét, đánh giá của cơ sở đào tạo hoặc của cơ quan đơn vị đã công tác.

Thi: Phỏng vấn trực tiếp để đánh giá khả năng sƣ phạm, khả năng ứng xử trong các tình huống trong khi giảng dạy, đánh giá sơ bộ về khả năng chuyên môn (có thể thông qua giảng thử). Thi năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học.

Điều 79 Luật Giáo dục quy định: “Nhà giáo của trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học đƣợc tuyển dụng theo phƣơng thức ƣu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và ngƣời có trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trƣớc khi đƣợc giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ sƣ phạm” [39].

Khoản 3 Điều 54 Luật Giáo dục Đại học quy định: Hiệu trƣởng cơ sở giáo dục đại học ƣu tiên tuyển dụng ngƣời có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên.

- Tổ chức tuyển dụng

+ Căn cứ vào nhu cầu công việc và kế hoạch biên chế của nhà trƣờng, tuyển dụng theo kết quả từ cao xuống thấp.

+ Ƣu tiên ngƣời có văn bằng tốt nghiệp Tiến sỹ (TS), Thạc sỹ (Ths) và có bằng tốt nghiệp ĐH loại giỏi, xuất sắc.

+ Cơ sở GDĐH có thể quy định chỉ tuyển ngƣời có bằng ThS, TS. Nhƣng phải xem xét kết quả học đại học, phải từ loại khá trở lên [40].

Nhƣ vậy, theo quy định hiện hành, trƣờng Đại học Hà Nội đƣợc quyền chủ động tuyển dụng giảng viên nhƣng phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, văn bằng, chứng chỉ, chuyên ngành đào tạo, khả năng giảng dạy...mà Nhà nƣớc quy định. Trƣờng đại học Hà Nội có thể ƣu tiên những hồ sơ có bằng tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên, hồ sơ đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, có kinh nghiệm thực tiễn, có phẩm chất tốt và có nguyện

vọng trở thành giảng viên để bổ sung vào đội ngũ giảng viên của trƣờng; đồng thời đảm bảo về định mức tỉ lệ sinh viên chia theo giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trƣờng Đại học Hà Nội đã xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng và tổ chức hình thức tuyển chọn phù hợp với từng vị trí và chuyên môn công tác của giảng viên; đảm bảo quy trình tuyển dụng khách quan, công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học hà nội (Trang 54)