CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm hệ thống lý luận về phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp nhận thức, và cải tạo hiện thực. Trên cơ sở hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý cho việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phƣơng pháp. Phƣơng pháp luận này bao gồm tất cả những nguyên lý có tác dụng gợi mở, định hƣớng, chỉ đạo.
Đề tài "Quản lý nhân lực tại trƣờng Đại học Hà Nội" đƣợc tác giả tiếp cận dƣới góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế, trên cơ sở sử dụng đồng thời phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã đƣợc tác giả sử dụng nhƣ là những nguyên tắc chung.
Phƣơng pháp duy vật biện chứng đƣợc hiểu là phƣơng pháp luận nghiên cứu, xem xét sự việc, hiện tƣợng trong các mối liên hệ, ảnh hƣởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.
Phƣơng pháp duy vật lịch sử đƣợc hiểu là phƣơng pháp luận nghiên cứu duy vật về lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. Chính đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần của con ngƣời.
Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp luận nêu trên để để tiến hành đánh giá khách quan và khoa học về công tác quản lý nhân lực tại Trƣờng Đại học Hà Nội. Đồng thời, cách tiếp cận này cho phép phân tích đánh giá thực trạng
công tác quản lý nhân lực tại Trƣờng Đại học Hà Nội giai đoạn 2015 - 2017, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Trƣờng Đại học Hà Nội trong những năm tiếp theo.