Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học hà nội (Trang 49 - 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu chính là phƣơng pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã đƣợc công bố, sƣu tập sẵn. Dữ liệu thứ cấp có ƣu điểm là dễ thu thập, tốn ít thời gian và chi phí tiền bạc trong quá trình triển khai thực hiện; tuy nhiên dự liệu thứ cấp có nhƣợc điểm là khó thu thập đƣợc đúng toàn bộ và đầy đủ các dữ liệu cần thiết trong nghiên cứu. Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm: - Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thƣ, bản thảo viết tay, Internet...

- Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập đƣợc từ các sách nhƣ: giáo trình Khoa học quản lý; Kinh tế nhân lực - Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân, Quản trị nhân lực - Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân; Quản trị học - Trƣờng đại học kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Báo cáo công bố trên internet của một số công ty đại chúng, tham khảo một số luận văn, luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ của Trƣờng đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà nội và ĐH Kinh tế Quốc dân về quản lý nhân lực của một số tác giả trong và ngoài nƣớc.

Tài liệu, hồ sơ, các văn bản về luật, chính sách…thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ: Bộ luật lao động, chính sách tiền lƣơng, Bộ Nội vụ...

Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet…

Việc thành công hay thất bại của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý nhân lực, nó đang dần trở thành công tác quan trọng trong các tổ chức. Hơn nữa, quản lý nhân lực vừa là kỹ năng, vừa là nghệ thuật nên nó đòi hỏi ngƣời quản lý phải am hiểu không chỉ về quản lý mà còn có đủ các kỹ năng quản trị để thực hiện công tác đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, công tác quản lý nhân lực nhận đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu, tìm tòi của nhiều tác giả, các đề tài đƣa ra những nội dung phù hợp trong thực tiễn thực hiện. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả xác định phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu và xuyên suốt là phƣơng pháp nghiên cứu định tính có kết hợp một phần phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng với mục tiêu nâng cao độ phong phú và tin cậy cho các nhận xét, đánh giá và kiến nghị để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu thông qua việc xử lý thông tin để sắp xếp các con số, các số liệu liên quan đến công tác quản lý nhân lực trong Trƣờng Đại học Hà Nội .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học hà nội (Trang 49 - 50)