B. NỘI DUNG
3.1. Những thành tựu và hạn chế chính trong quan hệ Brunei Việt Nam
Brunei - Việt Nam
3.1.1. Thành tựu
Hai mươi lăm năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước (1992- 2017), quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng được thúc đẩy và đạt được nhiều thành tựu. Cơ sở của sự phát triển này là bề dày lịch sử thiết lập quan hệ thương mại hai chiều, là lợi thế giao thông đường biển gần gũi; và nhất là thiện chí của hai chính phủ trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác tồn diện vì lợi thế chung của cả hai nước và vì sự ổn định và phát triển của khu vực. Trong những năm gần đây, trong xu thế hội nhập sôi động, các nhà lãnh đạo của hai nước càng tích cực đẩy mạnh quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Chỉ trong mấy năm vừa qua, liên tiếp có nhiều cuộc viếng thăm và làm việc của các nhà lãnh đạo hai nước được thực hiện. Các hoạt động này đã góp phần nâng quan hệ Brunei - Việt Nam lên một tầm cao mới theo phương châm: Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
Về đối ngoại, Việt Nam luôn coi trọng xây dựng quan hệ hợp tác nhiều mặt với Brunei, coi Brunei là đối tác quan trọng trong ASEAN, ủng hộ Brunei trên nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế, phía Brunei cũng luôn ủng hộ đường lối đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới như: ủng hộ Việt Nam trong tiến trình gia nhập ASEAN, APEC, WTO…
Quan hệ giữa Brunei và Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI đạt được những thành tựu hết sức to lớn.
Thành tựu đầu tiên đạt được đó chính là sự gắn bó ngày càng chặt chẽ hơn nữa về mặt chính trị - ngoại giao giữa hai nước. Đặc biệt là từ khi Việt
Nam gia nhập ASEAN, bình thường hố quan hệ với Mỹ, tham gia đầy đủ tiến trình ARF, là thành viên của APEC, Liên Hợp quốc, WTO và các tổ chức khác, tiếng nói của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế và khu vực ngày càng được nâng cao. Với uy tín ngày càng lớn, thì việc xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ với Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của Brunei trong thời kỳ hiện tại. Do vậy, Chính phủ Brunei ln tích cực ủng hộ cơng cuộc hội nhập, mở cửa của Việt Nam, đồng thời xem Việt Nam là đối tác quan trọng nhất ở khu vực Đơng Nam Á.
Về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam ln khẳng định chính sách lâu dài và nhất quán là coi trọng và không ngừng củng cố phát triển và mở rộng quan hệ với Brunei, bởi lẽ đối với Việt Nam, để cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thì việc tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật bên ngồitrong đó có vốn từ Brunei là điều cực kỳ quan trọng. Việt Nam ủng hộ Brunei mở rộng vai trị và đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ hồ bình và an ninh khu vực, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Thành tựu thứ hai là quan hệ giữa hai nước ngày càng được mở rộng, phát triển trên nhiều lĩnh vực, với nhiều hình thức phong phú. Từ việc thúc đẩy quan hệ
về chính trị - ngoại giao, cho đến nay, quan hệ kinh tế giữa hai nước được mở rộng thành trọng tâm, nổi bật lên là quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp, viện trợ phát triển, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia và lao động…
Mối quan hệ giữa hai nước phát triển đã thúc đẩy và hỗ trợ cho quan hệ song phương của Brunei và Việt Nam ngày càng thêm mở rộng và đi vào chiều sâu. Điều đó thể hiện rõ nét trong quan hệ hiện nay giữa Brunei - Việt Nam trong và ngồi khn khổ ASEAN. Sự hợp tác đó được gia tăng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thông tin, du lịch, giao thông vận tải…Và thành tựu đạt được quan trọng nhất là về lĩnh vực kinh tế. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển
giữa Brunei và Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Với quy mô buôn bán ngày càng tăng, Brunei trở thành bạn hàng đáng kể của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giai đoạn 2010-2015 tăng hơn ba lần, từ 24,2 triệu USD (2010) lên gần 80 triệu USD (2015). Các dự án FDI của Brunei đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đầu tư của Brunei đã góp phần khơng nhỏ vào những thành công trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước của Việt Nam. Hiện Brunei đứng thứ 18/114 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 205 dự án và tổng vốn đăng ký đạt 2,18 tỷ USD; đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Những đóng góp đó là nguồn vốn bổ sung thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng, thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu chi ngân sách, chuyển giao công nghệ và tăng năng suất lao động, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người lao động, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam...
Với những thành tựu đạt được trong thời gian qua, chúng ta hy vọng rằng với những chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước trong thời gian tới Việt Nam sẽ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam để đầu tư và hợp tác. Từ đó mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới trong quan hệ với tất cả của các nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là Brunei.
3.1.2. Hạn chế
Bước sang thế kỷ XXI, mặc dù cả hai nước Brunei - Việt Nam đều nỗ lực thúc đẩy quan hệ phát triển trên mọi lĩnh vực, nhưng những kết quả đạt được chưa thật sự như mong đợi.
Trước hết là trong lĩnh vực kinh tế, nhìn lại quan hệ thương mại giữa hai nước trên thực tế chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Sở dĩ có điều này là do trình độ sản xuất của Việt Nam còn thấp, thể hiện ở các doanh nghiệp
của Việt Nam nhìn chung quy mơ nhỏ, trình độ quản lý và trình độ cơng nghệ cịn khá thấp, cơ sở hạ tầng trong phục vụ sản xuất cho xuất khẩu còn yếu kém (từ các ngành sản xuất sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu, đến các công ty vận tải, bảo quản đóng gói, cơ sở hạ tầng đường khơng và đường thuỷ) làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm cũng như gây ra các cản trở khác trong giao thương. Mơi trường pháp luật trong nước cịn gây những trở ngại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các chính sách trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam cịn có nhiều vấn đề, vai trị của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đề cao đúng mức trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cịn chưa hồn chỉnh, thiếu đồng bộ chưa có chế tài khoa học, chặt chẽ phù hợp với điều kiện thương mại hai nước.
Hạn chế ảnh hưởng đến quan hệ Brunei- Việt Nam nữa là do đặc điểm Việt Nam là một nước đang phát triển nên việc mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực với quy mô lớn là hết sức khó khăn. Điều đó thể hiện rõ ở các lĩnh vực hợp tác khoa học kỹ thuật, y tế, thông tin, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải...trong vệc thu hút đầu tư. Trong chính sách đầu tư ra bên ngoài, Brunei chủ yếu nhằm vào bất động sản, tài chính, chứng khốn ở một số nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Australiua, Singapore, Philippines. Về thương mại, là nước phải nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa nên từ lâu Brunei đã thiết lập được các mạng lưới cung cấp tin cậy từ các bạn hàng truyền thống; do đó, hàng ta chen chân vào là khá khó khăn. Trong những năm gần đây, mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, nhưng do xuất phát điểm thấp nên việc đầu tư cho các lĩnh vực này là hết sức lớn và tốn kém.
Trong khi đó, những vấn đề nội tại của Việt Nam như luật pháp, môi trường đầu tư, các lĩnh vực đầu tư cũng làm hạn chế quan hệ song phương trong quá trình mở rộng ra các lĩnh vực khác. Trong các lĩnh vực như viễn thơng, tài
chính, ngân hàng, dịch vụ vận tải, tư vấn kinh doanh... phía Việt Nam vẫn cịn chưa thực sự mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngồi hoặc nếu có chỉ cho phép họ hoạt động dưới hình thức liên doanh với các cơng ty trong nước. Tất cả những lý do trên đã tạo thành những yếu tố bất cập gây nên những hạn chế lớn cần sớm khắc phục trong mối quan hệ về mọi mặt của hai nước Brunei - Việt Nam.
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Brunei từ sau năm 2017
Thứ nhất, quan hệ Brunei - Việt Nam giai đoạn 1992 - 2017 là tuy là mối
quan hệ mới mẻ, nhưng có bước phát triển đáng kể. Mặc dù chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan hệ hai nước sớm được được tạo lập và phát triển tương đối liên tục. Từ năm 1992 đến nay, giữa hai nước có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trên cơ sở cùng hiểu biết và tăng cường lẫn nhau, đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước đã phát triển lên một bước mới trên nhiều lĩnh vực. Từ năm 1998 đến nay, mối quan hệ này đã phát triển bình thường, diễn ra ngày càng tốt đẹp hơn, nhằm cùng nhau giải quyết những vấn đề của hai nước và khu vực.
Thứ hai, về đầu tư, mặc dù nhịp độ đầu tư của Brunei đã tăng lên nhanh
trong giai đoạn này nhưng phần lớn các dự án ở quy mơ vừa và nhỏ với trình độ cơng nghệ trung bình. Rất ít các dự án đầu tư vào ngành cơng nghiệp có kèm theo chuyển giao cơng nghệ hiện đại. Thêm vào đó, tình hình giá dầu mỏ giảm liên tục cũng đã tác động đến tình hình đầu tư của Brunei ở Việt Nam. Chính vì vậy chính phủ hai nước cần có những biện pháp khuyến khích và giúp đỡ để các nhà đầu tư Brunei tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời chính phủ Việt Nam cần dành những ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Brunei, tháo gỡ những vướng mắc mà họ gặp phải trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.
mối quan hệ của hai nước trong khu vực Đơng Nam Á mà cịn là quan hệ giữa hai nước trong tổ chức ASEAN. Vì vậy ngồi sự hợp tác với nhau trên một số lĩnh vực của hai nước, Brunei và Việt Nam còn cùng nhau hợp tác trên một số hoạt động của tổ chức ASEAN.
Thứ tư, cần xây dựng một môi trường thực sự hấp dẫn để thu hút đầu tư
hợp tác, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Việt Nam, Brunei và các quốc gia khác trên thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, để thu hút được dịng FDI thì nước chủ nhà cần phải chuẩn bị một môi trường đầu tư thuận lợi với các chính sách, quy tắc được nới lỏng theo hướng khuyến khích FDI, cải thiện cơ sở hạ tầng … thực tế ngồn vốn đầu tư từ Brunei vào nước ta chưa nhiều, trước mắt cần tạo thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Mặt khác cũng cần có chính sách điều tiết nguồn vốn sang các vùng khác nhau, vừa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhưng mặt khác tạo ra động lực để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng. Cần thực hiện tốt một sỗ viêc sau: Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm
bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tư
nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngồi, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc; cần đưa ra những chính sách cắt giảm thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài; Xây dựng cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư.
Thứ năm, cần coi trọng đầu tư cho giáo dục. Việt Nam xuất phát điểm từ
một nền kinh tế lạc hậu, trình độ Khoa học cơng nghệ cịn khá thấp, chênh lệch với các nước trong khu vực và trên thế giới, đây là một hạn chế không nhỏ trong
việc phát huy hiệu quả kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Chú trọng cơng tác đào tạo nhân tài, bắt kịp trình độ cơng nghệ thế giới.
Thứ sáu, cần coi trọng sức mạnh kinh tế và thực hiện chính sách đơi bên
cùng có lợi trong hợp tác kinh tế. Trong khi Đơng Nam Á vẫn cịn là một điểm nóng về an ninh (bất đồng về lịch sử, tranh chấp chủ quyền ) thì việc tập trung vào chính sách phát triển kinh tế, xây dựng một khu vực thịnh vượng chung là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nỗ lực hợp tác kinh tế song phương không chỉ giúp bổ sung lợi thế cho nhau mà cịn có tác dụng điều hịa mâu thuẫn trên lĩnh vực chính trị an ninh và thức đẩy trao đổi văn hóa - xã hội phát triển. Hợp tác kinh tế chính là nền tảng cho việc hợp tác các lĩnh vực khác, cũng là nền tảng cho sự thịnh vượng chung của khu vục nói chung và quan hệ Việt nam - Brunei nói riêng
3.2. Triển vọng mối quan hệ Brunei - Việt Nam
3.2.1. Thuận lợi, khó khăn- Về thuận lợi - Về thuận lợi
Quan hệ chính trị- ngoại giao giữa hai nước khơng ngừng được củng cố, quan hệ kinh tế và các lĩnh vực khác ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Để có được những thành quả tốt đẹp đó, Chính phủ và nhân dân hai nước đã có sự nỗ lực, cố gắng khơng ngừng và biết khai thác, tận dụng những điều kiện thuận lợi có được.
Về quan hệ hợp tác kinh tế Brunei - Việt Nam có những yếu tố thuận lợi sau:
Một là, hiện nay xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá về mọi lĩnh vực đang
diễn ra nhanh chóng ở khắp mọi nơi, xu thế phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng xuất hiện rõ nét. Trong bối cảnh đó, hội nhập khu vực và quốc tế trở thành một tất yếu khách quan thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước phát triển hơn nữa vì lợi ích của chính mỗi bên tham gia. Trên cơ sở cùng có lợi thì
các nước đang vượt qua những cản trở, những rào cản để mở ra cơ hội quan hệ hợp tác. Trong nền kinh tế luôn ln phát triển như hiện nay, q trình phát triển các nước đều phải tập trung xây dựng nội lực để phát triển kinh tế và bên cạnh đó thì nhu cầu tiếp cận để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau là không thể thiếu. Brunei và Việt Nam đã có lịch sử thiết lập quan hệ tốt đẹp ¼ thế kỷ và tất yếu mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Đây chính là nền tảng thuận lợi để hai bên xây dựng và phát triển mối quan hệ này.
Hai là, Chính phủ Việt Nam ln khẳng định chính sách lâu dài và nhất