Văn hoá, giáo dục

Một phần của tài liệu QUAN hệ BRUNEI VIỆT NAM (1992 2017) (Trang 55)

B. NỘI DUNG

2.3.1.Văn hoá, giáo dục

- Về hợp tác văn hóa:

Lãnh đạo 2 nước đều chung nhận thức về hợp tác văn hoá, du lịch và giao lưu nhân dân, cho đây là nhu cầu tất yếu nhằm tăng cường hiểu biết, từ đó tạo ra sự gắn kết của nhân dân Việt Nam và nhân dân nước bạn. Ngày 27/8/2016, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đến Brunei, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên và Tổng Thư ký Hajah N. đã ký Bản ghi nhớ Hợp tác về Văn hóa giữa hai nước nhằm thúc đẩy và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Lãnh đạo hai nước đã ghi nhận tầm quan trọng của giao lưu nhân dân và đánh giá cao sự kết nối giữa hai quốc gia, đặc biệt trong việc thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn nữa giữa nhân dân Việt Nam và Brunei, hoan nghênh việc ký Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Văn hoá và bày tỏ hy vọng rằng Biên bản Ghi nhớ này sẽ đóng góp tích cực vào sự hiểu biết sâu sắc hơn của người dân về di sản và văn hóa của mỗi nước [45].

Ngày 27/02/2017, tại Nhà khách Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng Bộ trưởng Văn phịng Chính phủ, Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao và Thương mại Lim Jock Seng đồng chủ trì kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác Song phương Việt Nam - Brunei. Hai bên đã

thảo luận, nhất trí tổ chức các hoạt động trao đổi đồn, tổ chức hội thảo, văn hóa nghệ thuật, giao lưu nhân dân nhằm giới thiệu về văn hóa, đất nước, con người và truyền thống của nhau nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2017 [46].

Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei đã trao tặng 48 đầu sách, tạp chí là những cuốn sách và tạp chí hay, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, văn hóa, du lịch, kinh tế… cho Thư viện quốc gia Brunei. Trong đó, có nhiều cuốn viết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Bên cạnh đó, với mong muốn quảng bá và giới thiệu tới bạn bè quốc tế về những danh lam thắng cảnh, những cảnh đẹp của đất nước Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam đã mang đến rất nhiều cuốn sách, báo ảnh hấp dẫn, bao gồm: “Viet Nam - My Love” của Bộ Ngoại giao xuất bản, Báo Ảnh Việt Nam do Thông tấn xã Việt Nam phát hành các năm 2011- 2016 cùng bản đồ và các đĩa CD giới thiệu du lịch của Tổng cục Du lịch. Thơng qua hoạt động này, hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam sẽ được đến gần hơn với bạn bè Brunei cũng như quốc tế; đồng thời, đây sẽ là một trong những tư liệu vơ cùng bổ ích nhằm cung cấp thơng tin về Việt Nam cho bạn bè khu vực và quốc tế, là hoạt động thiết thực kỷ niệm 25 năm ngày hai nước Việt Nam - Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao (1992 - 2017) và 50 năm ngày thành lập ASEAN (1967 - 2017) [47].

- Giáo dục, đào tạo:

Điểm nhấn giáo dục khu vực Đơng Nam Á tại Brunei phải nói đến các Trung tâm Khu vực về Giáo dục Chuyên nghiệp và Dạy nghề của SEAMEO (SEAMEO VOCTECH) được thành lập ngày 28/8/1990 tại Brunei là một trong những Trung tâm và Mạng lưới của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO). SEAMEO VOCTECH triển khai các hoạt động nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy hợp tác giáo dục, khoa học và văn hóa trong khu vực Đơng

Nam Á. Mục tiêu thành lập Trung tâm là hỗ trợ các quốc gia thành viên SEAMEO nhận diện và giải quyết các vấn đề chung trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Để hồn thành sứ mệnh của mình, Trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động phát triển chuyên môn, nghiên cứu và tư vấn cũng như phổ biến thông tin.

Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam với ASEAN nói chung và với Brunei nói riêng chủ yếu thơng qua thực hiện các nghị quyết của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED) được tổ chức hàng năm đồng thời với Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEC) và một số hoạt động do Ban Thư ký SEAMEO đề xuất. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, được phép của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai kế hoạch gia nhập Tổ chức Các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO). Ngày 10/02/1992, tại phiên họp lần thứ 27 của Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á tổ chức tại Brunei, Bộ Giáo dục và Đào tạo CHXHCN Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Với trách nhiệm là một trong những thành viên trong Ủy ban Giáo dục của ASEAN, ngay từ những ngày đầu mới gia nhập, Bộ GD&ĐT Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ sáu của Ủy ban giáo dục và Việt Nam đã đưa ra sáng kiến về bồi dưỡng các học sinh năng khiếu, góp phần cung cấp nhân tài cho các nước thành viên. Trên cơ sở đó đã hình thành cuộc thi Opympic ASEAN Tốn và các mơn Khoa học ở bậc tiểu học thường niên hàng năm ở các cấp học giữa các nước ASEAN. Những học sinh tài năng của Việt nam có cơ hội giao lưu học hỏi với học sinh các nước Đơng nam Á trong đó có Brunei.

Hàng năm, chính phủ Brunei cung cấp cho các quốc gia ASEAN (trong đó có Việt Nam) nhiều học bổng theo các khóa học chính quy tại Trung tâm và cung cấp các khóa đào tạo tại chỗ cho hàng trăm học viên. Trong vài năm trở lại đây,

Chính phủ Brunei đều thơng báo cấp học bổng đi học tại các trường đại học của Brunei cho công dân Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa có nhiều thơng tin về giáo dục của Brunei việc tuyển sinh còn gặp nhiều khó khăn.

Trong năm 2013, trong khn khổ Đề án 2020, 3 giảng viên dạy tiếng Anh của Việt Nam đã được cử sang học tại Brunei trong 11 tuần.

Bên cạnh đó, trong khn khổ thỏa thuận trao đổi sinh viên giữa Trường Đại học FPT (Việt Nam) và Trường Đại học Quốc gia Brunei ký tháng 7/2013, mỗi năm, mỗi trường gửi 5 sinh viên của mình sang học 1 học kỳ (khoảng 4 - 5 tháng) tại trường đối tác. Kể từ tháng 9/2013 đến nay, có 10 sinh viên Brunei đang theo học một số môn tại Trường Đại học FPT (Việt Nam) và có 1 sinh viên của Trường Đại học FPT đang theo học tại Brunei Darussalam từ tháng 1/2014 [48].

Theo đại diện của các sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Brunei, đây là một môi trường học tập rất tốt, nhất là về ngoại ngữ, học bổng tương đối cao. Tuy nhiên,thực trạng là hiện vẫn khơng có nhiều người biết đến các học bổng tại Brunei. Việc tăng cường liên kết trao đổi thông tin nhiều hơn giữa Brunei và Việt Nam rất quan trọng để có thêm nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tập và làm việc tại Brunei và tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để giúp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam.

Ngày 19/3/2013, tại buổi tiếp Bộ trưởng Giáo dục kiêm Chủ tịch cơ quan đầu tư Brunei Hagi Apong sang dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á lần thứ 47 được tổ chức tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định các Bộ, ngành của Việt Nam tạo điều kiện để đoàn đến các tỉnh thành, địa phương khảo sát thực tế. Chủ tịch nước đề nghị cùng với mở rộng hợp tác trên lĩnh vực giáo dục, hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn cấp Bộ nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên mặt nông nghiệp, công nghiệp năng lượng, đầu tư thương mại. Chủ tịch nước khẳng định và tin tưởng Việt Nam cùng các thành viên khác trong khu vực tích cực ủng hộ Brunei trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Ngày 9/4/2014, Bộ trường Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận và Bộ trưởng Giáo

dục Brunei Pehin Abu đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giáo dục giữa hai Chính phủ. Theo đó, hai bên sẽ kết nghĩa và tăng cường hợp tác trao đổi, giữa các cơ sở giáo dục các cấp trong đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giáo viên, và học sinh sinh viên; trao đổi học liệu, các ấn phẩm, đồ dùng dạy học, tài liệu minh họa và đồng tổ chức triển lãm và hội thảo thích hợp [46].

2.3.2. Một số lĩnh vực khác

Lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao việc Brunei đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, tham gia các dự án theo mơ hình hợp tác cơng - tư (PPP), tham gia các dự án năng lượng, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, chế biến thực phẩm xuất khẩu ở Việt Nam. Đây sẽ là nền tảng căn bản, tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam và Brunei hợp tác đầu tư, kinh doanh và cùng phát triển bền vững, qua đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ đầu tư và thương mại giữa hai nước.

2.3.2.1. Về năng lượng

Trong các lĩnh vực hợp tác, năng lượng ngày càng được hai nước chú trọng. Bản ghi nhớ về hợp tác dầu khí được hai bên ký kết cũng là văn kiện pháp lý thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực này. Gần đây quan hệ đầu tư giữa hai nước trong lĩnh vực này đã có bước phát triển vượt bậc.

Trong các ngày 25-28 tháng 2/2013, Ngài Pehin Yasmin, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và ông Dato P., Tổng Giám đốc Cơng ty Dầu khí Quốc gia Brunei (Petroleumbrunei), đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa Petrovietnam và Petroleumbrunei nói riêng trong lĩnh vực dầu khí, trên tinh thần thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nhà nước, cũng như Thỏa thuận Hợp tác giữa hai công ty được ký kết nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Brunei tháng 11/2012. Trong buổi làm việc với Lãnh đạo Tập đồn Dầu khí Việt Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đỗ Văn Hậu đã báo cáo với Ngài Bộ

trưởng và đồn về kết quả và tình hình hoạt động chung của Ngành trong các lĩnh vực hoạt động cốt lõi của Tập đoàn. Hai bên bày tỏ mong muốn và khẳng định với tư cách là các cơng ty dầu khí quốc gia, giữa Petrovietnam và Petroleumbrunei có nhiều điểm có thể bổ trợ cho nhau thơng qua việc thúc đẩy hợp tác trong các dự án tại Việt Nam, tại Brunei cũng như tại các nước thứ ba. Bộ trưởng Năng lượng và Lãnh đạo Petroleumbrunei khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác với Petrovietnam, bày tỏ quan tâm được xem xét, đánh giá khả năng tham gia vào một số dự án tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí, các dự án lọc hóa dầu cũng như các dự án về nhập khẩu khí LNG, đồng thời đề nghị Petrovietnam xem xét tham gia các dự án hợp tác đầu tư tại Brunei, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp các loại hình dịch vụ dầu khí. Phía Brunei cam kết sẽ tiếp tục và tăng khối lượng dầu thô bán cho Petrovietnam như thỏa thuận đã đạt được trước đây, cũng như xem xét mở lại kênh đạo tạo các chuyên gia kỹ thuật. Phía Việt Nam cũng đề nghị Brunei tạo điều kiện cho các cơng ty thành viên của Tập đồn Dầu khí Việt Nam tham gia các dự án thăm dò, khai thác và cung cấp các dịch vụ dầu khí chất lượng cao tại Brunei, bởi đây là lĩnh vực mà hai bên có nhiều thế mạnh và tiềm năng [44].

2.3.2.2. Về thủy sản

Bên cạnh hợp tác trên lĩnh vực năng lượng, hợp tác thủy sản cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của hai nước. Ngày 10/4/2017, Thứ trưởng Vũ Văn Tám thăm Brunei. Phía Brunei đánh giá cao chuyến thăm của đồn Việt Nam, đặc biệt chuyến thăm nhằm tăng cường thực hiện Biên bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong lĩnh vực nơng nghiệp và thủy sản. Chuyến thăm của đồn nhằm thúc đẩy thực hiện Biên bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản giữa hai nước về nông nghiệp và thủy sản, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và thiết lập Đường dây nóng giải quyết các vụ việc phát sinh trên biển về thủy sản và ngư dân. Đặc biệt chuyến

thăm nhằm thực hiện thỏa thuận giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Nhà vua Brunei trong khuôn khổ chuyến thăm Brunei tháng 8/2016 của Chủ tịch nước.

Trong thời gian làm việc tại Brunei, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã đồng chủ trì với Thứ trưởng Bộ Nguồn lợi cơ bản và Du lịch Brunei tại cuộc họp Nhóm song phương trong lĩnh vực thủy sản giữa Việt Nam và Brunei. Hai bên đã có những thảo luận tích cực và đạt được nhiều nội dung hợp tác quan trọng:

- Hợp tác đầu tư liên doanh khai thác thủy sản: Hai bên đã đồng ý việc tổ

chức đưa tàu cá của Việt Nam sang đầu tư và liên doanh khai thác tại vùng biển của phía Brunei. Vùng biển xác định là vùng 4 (Zone 4 - vùng biển cách bờ từ 45 đến 200 hải lý) của Brunei bao gồm nghề lưới vây và nghề câu trên cơ sở tuân thủ các quy định của Brunei. Phía Việt Nam cũng đã đề nghị phía Brunei xem xét cả nghề lưới rê khai thác trong vùng 4. Tại cuộc họp, phía Brunei cũng cung cấp các thơng tin chi tiết liên quan đến các chính sách, quy định của Brunei để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam triển khai hợp tác liên doanh khai thác và đưa tàu Việt Nam sang khai thác tại vùng 4. Phía Brunei cũng sẽ cung cấp danh sách các doanh nghiệp tiềm năng của Brunei liên doanh khai thác vào tháng 5/2017, trên cơ sở đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận và trao đổi hợp tác trực tiếp.

- Hợp tác về nuôi trồng thủy sản: Hai bên đồng ý khuyến khích các doanh

nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Brunei về nuôi trồng thủy sản bao gồm nuôi tôm lước lợ và nuôi cá biển (cá song, cá vược, cá giị…) và phía Brunei sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi sang đầu tư tại Brunei. Phía Việt Nam đồng ý cử chuyên gia và cán bộ kỹ thuật tham dự và trình bày tại Hội thảo bệnh tơm chết sớm (EMS) do phía Brunei tổ chức dự kiến vào tháng 10/2017. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng đã đồng ý việc hỗ trợ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản cho phía Brunei nhằm phát triển ni trồng thủy sản.

- Thiết lập đường dây nóng: Hai Bên đồng ý thúc đẩy việc ký kết thiết lập đường dây nóng trong các hoạt động nghề cá trên biển. Dự thảo Thỏa thuận và Quy chế hoạt động đường dây nóng đã được phía Việt Nam cung cấp tại cuộc họp Nhóm song phương tại Việt Nam năm 2015 để phía Brunei xem xét và đến nay phía Brunei đang trong q trình xin ý kiến và hồn thiện dự thảo. Hai bên cũng đã nhất trí việc ký kết Thỏa thuận đường dây nóng giữa Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn và Bộ Nguồn lợi cơ bản và Du lịch Brunei trong khuôn khổ bên lề Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ASEAN dự kiến tháng 9/2017. Nhấn mạnh Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nơng nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ, Thứ trưởng cho biết, Việt Nam đã giúp đỡ Cuba, nhiều nước châu Phi… trồng lúa nước, nên mong muốn hỗ trợ Brunei trong lĩnh vực này, sẵn sàng cung cấp gạo lâu dài, ổn định cho Brunei để bảo đảm an ninh lương thực. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư, thương mại, tổ chức các hội thảo, kết nối giao thương, mở rộng hợp tác tìm kiếm thăm dị khai thác và chế biến, vận chuyển, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QUAN hệ BRUNEI VIỆT NAM (1992 2017) (Trang 55)