Tình hình chính trị, kinh tế xã hội Việt Nam và vị trí của Brune

Một phần của tài liệu QUAN hệ BRUNEI VIỆT NAM (1992 2017) (Trang 31)

B. NỘI DUNG

1.3. Tình hình chính trị, kinh tế xã hội Việt Nam và vị trí của Brune

trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

1.3.1. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của Việt Nam

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, đất nước Việt Nam có nhiều thuận lợi. Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra cho Việt Nam những cơ hội. Cơ hội lớn mà Việt Nam có được là thế và lực đất nước đang lớn mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài ngun, lao động. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Những hàng rào cản trở, ràng buộc sẽ được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bình thường hố và phát triển quan hệ với nhiều nước vốn khác nhau về chế độ chính trị xã hội.

Tuy vậy, Việt Nam cịn có nhiều thách thức lớn địi hỏi sự điều chỉnh chiến lược phát triển của mình. Sau năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu làm cho Việt Nam mất đi một thị trường quan trọng là khối Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Đó là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chất lượng cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển kinh tế, giải quyết cơ bản vấn đề việc làm cũng như các vấn đề xã hội nảy sinh.

Việt Nam đang cố gắng nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới. Đối với mỗi quốc gia, đứng trước sự thay đổi, biến động của tình hình quốc tế và khu vực, đều phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp để có thể hồ mình vào dịng chảy chung, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật khách quan đó.

Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2015, Việt Nam đạt mức tăng trưởng gần 6,7%, cao nhất kể từ năm 2011, là một trong sáu nền kinh tế mới nổi tăng trưởng cao

nhất năm 2015. Kim ngạch thương mại giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 15%, đạt 330 tỷ USD vào năm 2015, gấp 1,6 lần quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và hướng đến mục tiêu 600 tỷ USD vào năm 2020. Với dân số 92 triệu người, quy mô và sức mua của thị trường Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định... Việt Nam đã thu hút hơn 293 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với khoảng 21.700 dự án từ 116 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã giải ngân được 148 tỷ USD [56].

Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế; là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Việt Nam đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định TPP; đang cùng Brunei Darussalam đẩy nhanh đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với mục tiêu sớm kết thúc đàm phán, chính thức ký kết. Với triển vọng đó, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác, trong đó có tất cả thành viên Nhóm 7 nước cơng nghiệp phát triển (G7), tiếp cận tự do thị trường 2/3 quy mơ dân số và 3/4 GDP tồn cầu.

Về môi trường đầu tư tại Việt Nam, Việt Nam đã và đang nỗ lực tiếp tục cải cách thể chế, tạo mơi trường đầu tư kinh doanh thơng thống, minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng như thông lệ quốc tế.

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh chính sách đối nội đối ngoại cho hợp lý, nhằm phục vụ mục tiêu tại Đại hội VI (12/1986), Việt Nam chủ trương ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, thúc đẩy quá trình bình thường hố quan hệ với Trung Quốc và cải thiện mối quan hệ với các nước trong khu vực. Đại hội VII (6/1991) nêu lên khẩu hiệu “Việt Nam muốn

làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển” [28, tr. 147].

Đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), một lần nữa khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là: “Thực hiện nhất qn đường lối đối

hố quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.[29, tr.52]

Như vậy, để thực hiện phương châm đối ngoại đó, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng các mối quan hệ hợp tác, cùng phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước đồng thời nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

1.3.2. Vị trí của Brunei trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Trong tổng thể chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam ln coi trọng và dành ưu tiên cho quan hệ với các nước láng giềng, khu vực. Các nước ASEAN có vị trí đặc biệt đối với Việt Nam vì có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có quan hệ láng giềng, truyền thống và gắn bó chặt chẽ về an ninh, chính trị kinh tế với Việt Nam.

Quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước ASEAN và sự lớn mạnh của Hiệp hội trong đó có đóng góp tích cực của Việt Nam đã góp phần củng cố mơi trường hịa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của ASEAN và là một thành viên có trách nhiệm của gia đình ASEAN. Khu vực Đơng Nam Á và ASEAN có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam vì nó liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đồn kết và thống nhất, có vai trị và vị thế quốc tế quan trọng, là hồn tồn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam. Do vậy, chúng ta luôn xác định ASEAN, xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, là một bộ phận quan trọng trong trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và láng giềng hữu nghị của Việt Nam.

một trong những đối tác quan trọng có nhiều tiềm năng để Việt Nam thiết lập và mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Sự hợp tác với Brunei mang lại những lợi ích to lớn cho Việt Nam trong sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hố đất nước.

“Kỳ tích Brunei” trong những thập kỉ gần đây rất hấp dẫn Việt Nam và là tấm

gương sáng và gần gũi cho Việt Nam học tập.

Cả Việt Nam và Brunei đều nằm trong “khu vực văn hố Đơng Nam Á”, có truyền thống lịch sử hàng ngàn năm văn hiến với những đặc điểm và tinh thần yêu nước, thông minh và cần cù lao động. Trong quá khứ, cả hai dân tộc đều bị chủ nghĩa thực dân thống trị và là những thuộc địa có trình độ sản xuất thấp, ít được thế giới biết đến. Sau khi giành độc lập, chính phủ và nhân dân hai nước đều mong muốn sống hồ bình độc lập tập trung sức lực phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả của quá khứ, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Sự tương đồng về lịch sử địa lí, về ý chí nguyện vọng, phù hợp với lợi ích chiến lược của hai nước là những điều kiện thuận lợi để cho hai nước xích lại gần nhau và cùng hợp tác, gắn bó hơn so với các nước khác trong khu vực cũng như thế giới

Tại Biển Đơng, Brunei là một trong những nước có tranh chấp, các bên liên quan khác là Malaysia, Việt Nam, Philippines và Trung Quốc. Quan hệ tốt với Brunei sẽ giúp Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng hịa bình thương lượng.

Mặc dù khác nhau về diện tích, dân số và văn hóa, nhưng giữa Việt Nam và Brunei lại có quan điểm tương đồng trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Hơn nữa, hai nước cũng đã tham gia tích cực, chủ động và đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực phát triển, phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN. Điều này góp phần tăng cường đồn kết, nâng cao vai trị, vị thế của ASEAN trong khu vực và trên trường quốc tế.

Trên đây là những lý do để Brunei và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 29/2/1992.

1.4. Quan hệ Brunei - Việt Nam trước năm 1992

Trước độc lập, chính sách đối ngoại của Brunei phụ thuộc vào Anh. Từ khi giành được độc lập năm 1984, ngoài việc là thành viên khối Thịnh vượng chung và Tổ chức Hồi giáo, Brunei đã trở thành thành viên Liên Hợp quốc, ASEAN và APEC. Từ 1993, Brunei tham gia Phong trào Khơng Liên kết. Chính sách đối ngoại của Brunei dựa trên các nguyên tắc sau:

- Quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. - Tơn trọng chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ và độc lập của nhau. - Duy trì và thúc đẩy hồ bình ổn định ở khu vực

Brunei có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó nước này đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước ASEAn, coi đó là nền tảng trong chính sách đối ngoại của mình nhằm đảm bảo tồn vẹn lãnh thổ, hịa bình và ổn định khu vực.

Từ năm 1990 đến nay trước những chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc của tình hình quốc tế và khu cực, Brunei thực hiện chính sách đa dạng hóa quan hệ, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước của ASEAN trong đó có Việt Nam.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Brunei đã trải qua nhiều chặng đường thăng trầm. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, Brunei lúc đó chưa được độc lập, tán thành quan điểm của Anh ủng hộ chính sách của Mỹ ở Việt Nam, muốn Mỹ có mặt ở Đơng Nam Á để “bảo vệ” các nước trong khu vực này.

Sau độc lập, lúc đầu Brunei vẫn chưa có chủ trương quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt nam, mặc dù nước ra đã tìm cách vận động.

Trước nững chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực và với sự chủ động của ta, lập trường của Brunei đã dần thay đổi. Chủ tịch Trường Chinh đã gửi điện mừng Quốc vương Brunei nhân dịp tuyên bố độc lập

ngày 1/1/1984. Tại cuộc gặp gỡ khơng chính thức ở Jakata - Indonesia (JIM), tháng 7/1988, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Brunei đã thỏa thuận tăng cường thông tin, trao đổi giữa hai nước. Tiếp đó đồn đại biểu Bộ ngoại giao Brunei do Thư kí thường trực (quan chức thứ ba trong Bộ Ngoại giao) đã thăm Việt nam từ 14 đến 17/12/1988. Đây là lần đầu tiên Brunei cử đoàn thăm Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã thăm chính thức Brunei từ ngày 23 đến 25/2/1989 trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á. Chuyến đi đã đạt được kết quả tốt, tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước.

Sau khi Việt Nam ta rút quân khỏi Campuchia và nhất là sau Hiệp định Paris về Campuchia được kí kết, Brunei chủ động thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Bộ trưởng Giao thông Dato Zaharia đã tiến hành chuyến thăm Việt Nam từ 27 đến 29/11/1991. Đây là đoàn cấp bộ trưởng đầu tiên của Brunei sang nước ta. Trong dịp này Bộ trưởng giao thơng hai nước đã kí chính thức hiệp định hàng khơng, mở đầu sự hợp tác giữa hai nước.

Một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc là chuyến thăm chính thức Brunei Darusalam của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn kiệt. Chuyến thăm được tiến hành từ ngày 28/2 đến ngày 1/3/1992, trên cơ sở 5 ngun tắc cùng tồn tại hịa bình và các nguyên tắc ghi trong hiến chương Liên hợp Quốc.

Cũng sau chuyến viếng thăm của Võ văn Kiệt, Brunei và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 29/2/1992, mở ra một trang mới trong lịch sử hợp tác giữa hai nước [37].

Tiểu kết chương 1

Như vậy, quan hệ Việt Nam - Brunei giai đoạn 1992 - 2017, chịu tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan. Việt Nam và Brunei đều là hai nước ở khu vực Đơng Nam Á, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng ở khu vực Đông Á và cả hai nước cũng đã từng bị ngoại bang xâm lược. Đây là nền tảng tạo nền tảng cho mối quan hệ của hai nước được thiết lập. Mối quan hệ hai nước được thiết lập khi xu thế của thời đại, sự đối đầu giữa các bên liên quan khơng cịn thay vào đó là sự chung sống hồ bình ổn định để cùng phát triển. Quan hệ Việt Nam - Brunei xuất phát từ lợi ích giữa hai nước. Việt Nam và Brunei có sự tương đồng về lợi ích, từ lợi ích kinh tế đến lợi ích chính trị và an ninh cũng như sự tương thích về chiến lược và chính sách phát triển.

Việt Nam và Brunei đều có chính sách đối ngoại “rộng mở, đa dạng hoá

và đa phương hoá quan hệ” và tham gia “hội nhập quốc tế và khu vực”. Hai

bên đều có mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy xu thế hồ bình, ổn định hợp tác, để phát triển ở khu vực và thế giới. Đây là cơ sở để phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị nhiều mặt và hai bên cùng có lợi. Lãnh đạo cũng như nhân dân hai nước đều có ý chí và mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước. Chính phủ và nhân dân hai nước đều có nhu cầu chung là kiến tạo hồ bình, ổn định ở khu vực để phát triển kinh tế trong nước vì cuộc sống tốt đẹp hơn và đều rất coi trọng việc nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Brunei đáp ứng yêu cầu và lợi ích của nhân dân hai nước.

Mặc dù vẫn có một số nhân tố tiêu cực, nhưng nhìn chung, quan hệ Việt Nam - Brunei trong giai đoạn 1992 - 2017 diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhất là nó đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của hai nước và phù hợp với xu thế chung của khu vực và quốc tế.

Chương 2

SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ BRUNEI - VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992 - 2017

2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phịng

2.1.1. Chính trị - ngoại giao

Là hai nước nằm cùng trong khu vực Đông Nam Á và cùng tham gia nhiều tổ chức của khu vực cũng như quốc tế nên Brunei và Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kể từ khi Việt Nam và Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao (29/2/1992), quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước phát triển tốt đẹp nhất là trên lĩnh vực chính trị. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp kể cả cấp cao.

Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể, trong những năm 1992 - 1997, hiếm có các chuyến thăm lẫn nhau giữa hai bên, ngoại trừ sự kiện Phó Thủ tướng Trần Đức Lương sang thăm và dự đám cưới con gái đầu của Quốc vương Brunei (Tháng 8/1996).

Trong năm 1998, Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah có 2 lần đến Việt Nam: thăm chính thức (25 - 27/5) và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 (12/1998).

Một phần của tài liệu QUAN hệ BRUNEI VIỆT NAM (1992 2017) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w