B. NỘI DUNG
1.2. Tình hình chính trị, kinh tế xã hội Brunei và vị trí của Việt Nam
1.2.2. Vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Brunei
Trong ngày tuyên bố độc lập, Quốc vương Hassanal Bolkiah đã tuyên bố lập trường và chính sách đối ngoại của Brunei là “trung lập, không liên kết, dựa
trên nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau để xử lý các mối quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới” [55].
Những nguyên tắc làm cơ sở cho đường lối đối ngoại của Brunei nêu ra là khá hợp lý và phù hợp với lập trường của các nước trong khu vực. Brunei chú ý kết hợp chính sách ngoại giao để phục vụ cho cơng cuộc xây dựng kinh tế trong nước. Vì thế, ngay sau khi giành được độc lập, Brunei đã nỗ lực thiết lập và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước và các tổ chức trong khu vực và trên thế giới. Chỉ sau 7 ngày tuyên bố độc lập, ngày 7/1/1984, tại Jakarta, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã nhất trí thơng qua nghị quyết kết nạp Brunei là thành viên thứ sáu của ASEAN. Sau 8 ngày gia nhập ASEAN, ngày 15/1/1984, Brunei trở thành thành viên của tổ chức Đại hội Hồi giáo (OIC).
Tháng 10/1984, Brunei trở thành thành viên thứ 159 của Liên Hợp Quốc. Brunei tích cực mở rộng quan hệ với một số nước trên thế giới, có quan hệ chặt chẽ với một số nước tư bản khác như Anh, Mỹ, Nhật Bản và các thành viên khác của ASEAN.
Brunei đặc biệt tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước đối tác truyền thống là Malaysia, Philippines, Nhật Bản. Ngay trong năm 1984, Quốc vương Hassanal Bolkiah đã thực hiện cuộc viếng thăm đầu tiên đến Malaysia, sau đó là Nhật Bản và một số nước khác.
Malaysia là một trong những đối tác chính trong quan hệ ngoại giao Brunei bởi hơn 50% nhân khẩu của Brunei là người Mã Lai, phần lớn trong số họ đến Brunei sinh cơ lập nghiệp lâu đời. Vì vậy, mối quan hệ Brunei - Malaysia tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế và chính trị của nước này. Do đó, quan hệ hợp tác hữu nghị với nước có quan hệ láng giềng truyền
thống Malaysia là quan hệ ngoại giao có tính chiến lược, liên quan đến sự ổn định kinh tế, chính trị ở trong nước. Mặt khác, Malaysia là bạn hàng truyền thống, gần gũi, quan trọng của Brunei. Phần lớn nguồn cung cấp cho thị trường Brunei về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng đều dựa vào trao đổi buôn bán với Malaysia. Hơn nữa, cả Brunei và Malaysia đều lấy đạo Hồi làm quốc giáo nên mối quan hệ khăng khít giữa hai nước này càng gắn bó hơn.
Singapore là nước có vị trí gần với Brunei, quan hệ hợp tác hữu nghị với Singapore cũng như với Malaysia có liên quan đến việc bảo vệ an ninh chính trị ở trong nước và an ninh biên giới lãnh thổ. Các huấn luyện viên quân sự của Singapore đã tham gia luyện tập cho quân đội Brunei. Hải quân cũng có kế hoạch tập trận chung với Malaysia và Singapore. Quan hệ ngoại thương giữa Brunei và Singapore từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay tăng nhanh.
Ngoài ra, quan hệ Brunei - Nhật Bản là mối quan hệ đặc biệt quan trọng đối với vương triều Hassanal. Đáng chú ý là chuyến thăm Brunei tháng 1/1993 của Thủ tướng Nhật Bản Migazawa nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước. Hai bên đã kí kết văn bản kéo dài “Hợp đồng mua bán dầu khí” thêm 20 năm kết từ năm 1993, khuyến khích Nhật Bản tăng cường đầu tư đa dạng vào nền kinh tế Brunei [52].
Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình Đơng Nam Á có nhiều thay đổi quan trọng. Brunei đã chuẩn bị kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa để bước vào thế kỷ XXI. Để phối hợp với kế hoạch xây dựng kinh tế - xã hội ở trong nước, chính sách ngoại giao của chính phủ Brunei trong giai đoạn hiện nay thể hiện rõ mấy điểm sau đây:
- Thứ nhất, kiên trì thực hiện chính sách ngoại giao trung lập, khơng liên kết, trên ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau. Nỗ lực mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới nhằm tạo ra môi trường quốc tế
thuận lợi cho công cuộc xây dựng kinh tế trong nước.
Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Brunei đã được 168 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cơng nhận. Đến nay, đã có trên 60 nước thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ. Các cuộc viếng thăm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo các nước với Brunei ngày càng nhộn nhịp. Những cuộc viếng thăm đó làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa Brunei và các nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế của các nước với Brunei. Các hoạt động ngoại giao đã hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình đa dạng hóa nền kinh tế. Ngoài ra, Brunei cũng tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng với các nước lớn như Mỹ, Pháp, Australia…vv.
- Thứ hai, tích cực hội nhập vào ASEAN. Các nước ASEAN cũng nhận thấy Brunei là một nước tuy nhỏ nhưng giàu có và nhiều tiềm lực, là bạn hàng hấp dẫn bởi sức mua cao, đồng thời nguồn dầu mỏ Brunei sẽ làm tăng thêm vị trí của khối trên trường quốc tế. Sự tham gia của Brunei vào ASEAN sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt:
Một là, thị trường hơn 630 triệu dân của ASEAN gồm 10 nước và khu
vực mậu dịch tự do AFTA được triển khai rất có lợi cho việc thực hiện chính sách đa dạng hóa nền kinh tế của Brunei, bởi những điều này giúp cho Brunei tăng cường khối lượng xuất khẩu cho thị trường ASEAN, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường Cộng đồng châu Âu (EU) và Bắc Mỹ.
Hai là, dựa vào vị thế của ASEAN có thể giúp Brunei tránh được nguy cơ
từ bên ngoài, từng bước xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, không lệ thuộc vào các nước lớn, đảm bảo an ninh của đất nước.
Bên cạnh là thành viên của ASEAN, Brunei còn là thành viên của Liên Hợp Quốc, Khối Thịnh vượng chung, APEC, ASEAN, tham gia Phong trào Không liên kết và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác như ARF, G -77, ICAO, IMF, IMO, Interpol, IOC, NAM, OIC, UN, UNCTAD, UNESCO, WHO,
WTO... Brunei từng đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn của của khu vực và quốc tế như Đại hội Thể dục Thể thao ASEAN lần thứ 20 (SEAGAMES 20) vào năm 1999, Hội nghị Thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương APEC lần thứ 12 (năm 2000), Hội nghị Cấp cao ASEAN 7 (năm 2001), Hội nghị Bộ trưởng ngành bưu chính ASEAN và Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (2002) [37]
1.2.2.2. Vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Brunei.
Trong quan niệm của Brunei cũng như nhiều quốc gia Đơng Nam Á khác, Việt Nam chiếm vị trí ngày càng có vai trị quan trọng trong chiến lược khu vực. Trao đổi với lãnh đạo Việt Nam, các quan chức Brunei ln khẳng định những lợi ích song trùng giữa Brunei và Việt Nam trong việc phấn đấu một Đông Nam Á hồ bình, ổn định và phát triển. Chính xuất phát từ sự song trùng đó và từ vị trí của Việt Nam trong khu vực, Brunei đã điều chỉnh chính sách hướng tới bình thường hố quan hệ với Việt Nam.
Việc đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam cũng đáp ứng được các mục tiêu khác trong chiến lược khu vực của Brunei. Ví dụ: Brunei sẽ cùng Việt Nam giải quyết vấn đề ngư dân, tàu thuyền Việt Nam trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.
Phía Việt Nam có thể hỗ trợ Brunei phát triển lúa gạo, nơng nghiệp và thuỷ sản. Phía Brunei có thể nhận được nguồn lao động từ phía Việt Nam.
Đồng thời, với dân số 92 triệu người, nền kinh tế Việt Nam đang là một thị trường có quy mơ khá lớn, có sức mua tăng trưởng nhanh, ổn định, là sức hút rất lớn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngồi. Chính vì vậy, việc đầu tư vào Việt Nam là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Brunei đang muốn mở rộng quy mô vươn tầm Đông Nam Á.