B. NỘI DUNG
3.2. Triển vọng mối quan hệ Brunei Việt Nam
3.2.1. Thuận lợi, khó khăn
- Về thuận lợi
Quan hệ chính trị- ngoại giao giữa hai nước khơng ngừng được củng cố, quan hệ kinh tế và các lĩnh vực khác ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Để có được những thành quả tốt đẹp đó, Chính phủ và nhân dân hai nước đã có sự nỗ lực, cố gắng khơng ngừng và biết khai thác, tận dụng những điều kiện thuận lợi có được.
Về quan hệ hợp tác kinh tế Brunei - Việt Nam có những yếu tố thuận lợi sau:
Một là, hiện nay xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá về mọi lĩnh vực đang
diễn ra nhanh chóng ở khắp mọi nơi, xu thế phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng xuất hiện rõ nét. Trong bối cảnh đó, hội nhập khu vực và quốc tế trở thành một tất yếu khách quan thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước phát triển hơn nữa vì lợi ích của chính mỗi bên tham gia. Trên cơ sở cùng có lợi thì
các nước đang vượt qua những cản trở, những rào cản để mở ra cơ hội quan hệ hợp tác. Trong nền kinh tế luôn luôn phát triển như hiện nay, quá trình phát triển các nước đều phải tập trung xây dựng nội lực để phát triển kinh tế và bên cạnh đó thì nhu cầu tiếp cận để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau là không thể thiếu. Brunei và Việt Nam đã có lịch sử thiết lập quan hệ tốt đẹp ¼ thế kỷ và tất yếu mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Đây chính là nền tảng thuận lợi để hai bên xây dựng và phát triển mối quan hệ này.
Hai là, Chính phủ Việt Nam ln khẳng định chính sách lâu dài và nhất
quán là coi trọng và không ngừng củng cố phát triển quan hệ với Brunei. Việt Nam và Brunei là những nước ở châu Á, có mối quan hệ truyền thống từ lâu đời, đều có những quan điểm tương đồng về các vấn đề quốc tế lớn như tồn cầu hố, chống khủng bố, trật tự thế giới mới, vai trò của Liên Hợp quốc... đặc biệt vấn đề hồ bình và ổn định khu vực cũng như trên thế giới.
Ba là, hiện nay Brunei - Việt Nam có điều kiện phát triển thuận lợi hơn so
với các nước phát triển khác, do hai nước có nhu cầu hồ bình và ổn định để phát triển, có tiềm năng kinh tế để bổ sung cho nhau và cần có sự ủng hộ lẫn nhau trong việc nâng cao vai trò trên các diễn đàn đa phương. Việt Nam luôn được đánh giá là một quốc gia ổn định lâu dài về chính trị và giàu tiềm năng kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cũng được coi là thị trường tiềm năng với hơn 87 triệu dân với sức mua ngày càng nâng cao. Mặt khác, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức và khu vực lớn như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Liên Hợp quốc... Đây chính là tiêu chí quan trọng, là yếu tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế.
Bên cạnh đó, cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang được đổi mới một cách cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Mơ hình độc quyền trong ngoại thương khơng cịn nữa và thay vào đó là tự do hố ngoại thương. Nhà nước cho
phép các đơn vị sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu với bạn hàng nước ngoài, giảm mạnh các biện pháp hành chính trong quản lý và đổi mới cơ chế quản lý ngoại tệ, áp dụng chính sách tỷ giá hối đối theo sát giá cả thị trường. Nhà nước cũng tiến hành từng bước chuyển từ điều tiết nhập khẩu hàng hoá bằng hạn ngạch và các biện pháp phi thuế quan sang điều tiết bằng thuế quan. Về cơ bản, các chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu đi đúng hướng, từng bước thực hiện tự do hoá hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới và với thông lệ quốc tế. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngoại thương nói chung và phát triển quan hệ thương mại với Brunei nói riêng.
Thứ tư là, truyền thống quan hệ Brunei - Việt Nam là cơ sở cần thiết để
thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác hơn nữa trong tương lai.
Không phải ngẫu nhiên mà cho đến hôm nay quan hệ hợp tác giữa hai nước đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy. Rõ ràng, để đi từ ít hiểu biết đến hiểu biết đầy đủ hơn, từ thiếu tin tưởng đến chia sẻ và hợp tác hai bên cùng có lợi là một q trình dài lâu. Mối quan hệ hai nước được tạo lập trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi nước là cơ sở hết sức quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Brunei phát triển trong tương lai. Việc tăng cường các mối quan hệ hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa hai nước sẽ là cơ sở thuận lợi để phát triển các quan hệ nói chung, quan hệ hợp tác kinh tế nói riêng trong thập niên này.
Trong chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Brunei năm 2016, hai bên đánh giá cao tình hữu nghị giữa hai nước được phát triển trên tinh thần ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, quyết tâm tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương với tư cách là đối tác chiến lược vì hồ bình và phồn vinh ở châu Á. Hai bên khẳng định mong muốn tăng cường hơn nữa các chuyến thăm và trao đổi ý kiến cấp cao, để thúc đẩy quan hệ song phương một
cách chặt chẽ và hiệu quả hơn, hai bên bày tỏ mong muốn thúc đẩy các cuộc đối thoại trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, an ninh và các lĩnh vực khác. Hai bên nhận thấy việc viếng thăm thường xuyên giữa các Nghị sĩ Quốc hội hai nước, bao gồm các đoàn của các liên minh Nghị sĩ Hữu nghị, đã góp phần to lớn vào việc làm sâu sắc hơn sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa hai nước, và bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa các chuyến thăm lẫn nhau. Đây sẽ là tiền đề cần thiết và là điều kiện để dự báo một tương lai tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa Brunei và Việt Nam trong thời gian tới.
Những thuận lợi trên sẽ là hết sức cơ bản dù nhiều yếu tố vẫn là những dự đốn. Nếu khơng có sự biến động đột ngột của tình hình quốc tế, của Việt Nam và Brunei thì đây chính là cơ hội tốt để tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới. Những thuận lợi trên sẽ có tác động tích cực đối với việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa Brunei và Việt Nam trong thời gian tới.
- Về khó khăn
Thứ nhất, mặc dù quan hệ hai nước Brunei và Việt Nam nói chung, kinh
tế nói riêng khá phát triển, song chưa thực sự vững chắc, thiếu tính chủ động, độc lập và thiếu chiều sâu.
Cho đến nay, hai nước vẫn chưa có những kế hoạch có tính chiến lược cho việc phát triển quan hệ này trong tương lai. Sự khác biệt về chế độ chính trị và cơ chế vận hành nền kinh tế sẽ là trở ngại vơ cùng to lớn để hai nước có thể có được tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề trong đó có quan hệ kinh tế. Một khi sự khác biệt này vẫn còn và chắc chắn trong tương lai sẽ tiếp tục tồn tại thì chính điều đó là giới hạn khó vượt qua để làm sâu sắc hơn và phát triển toàn diện hơn quan hệ hai nước.
Trong khi đó, thực tế đang diễn ra giữa các doanh nghiệp - chủ thể và là động lực chính dường như đang dè dặt và chờ đợi từ hai phía chính phủ hơn là
tự mình quyết định chiến lược hợp tác kinh tế lâu dài. Đây là những khó khăn thực sự để có thể mở rộng hình thức, quy mơ và cơ cấu hợp tác của phía chính phủ cũng như doanh nghiệp.
Đây chính là những khó khăn chủ yếu của việc phát triển quan hệ kinh tế hai nước trong tương lai. Nếu vấn đề này được khai thơng thì triển vọng hợp tác sẽ sáng sủa hơn và tình hình sẽ ngược lại nếu những vấn đề trên khơng được xem xét và giải quyết.
Hai là, tính bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt
Nam trong tương lai sẽ không dễ dàng. Mặc dù kinh tế Việt Nam có bước phát triển khá nhanh trong thời gian qua. Song, để duy trì tốc độ tăng trưởng đó quả là khơng dễ dàng khi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Bản thân các nguồn lực tăng trưởng ở mức như thập kỷ qua cũng hết sức khó khăn và có giới hạn. Việc tìm kiếm các đối sánh phù hợp cho phát triển kinh tế đang là thách thức to lớn đối với Việt Nam hiện nay và sắp tới. Trong quan hệ hợp tác của Việt Nam và các nước đang tồn tại nhiều vấn đề làm nản lòng các nhà kinh doanh và đầu tư: thuế, luật pháp, tệ quan liêu tham nhũng... đây là những nhân tố cản trở việc tăng trưởng và mở rộng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Brunei trong thời gian tới.
Ba là, mặc dù đã tìm được tiếng nói chung trên diễn đàn song phương
lẫn đa phương, nhưng có thể nói sự khác nhau về thể chế chính trị và chế độ xã hội giữa Việt Nam và Brunei cũng ít nhiều là một trở ngại cho quan hệ hai nước.
Bốn là, xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu đang ở giai đoạn đầu trong
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay, Việt Nam cịn có khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với một cường quốc công nghiệp như Brunei. Thị trường thông tin Việt Nam chưa phát triển, nhất là thơng tin về thị trường cịn nhiều hạn chế, dự báo thiếu
chính xác. Trình độ khoa học - kỹ thuật cịn thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế nên Việt Nam chưa thể thích ứng ngay được với tập quán kinh doanh của khu vực và trên thế giới.