Chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu QUAN hệ BRUNEI VIỆT NAM (1992 2017) (Trang 38 - 55)

B. NỘI DUNG

2.1. Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao, an ninh quốc phòng

2.1.1. Chính trị ngoại giao

Là hai nước nằm cùng trong khu vực Đông Nam Á và cùng tham gia nhiều tổ chức của khu vực cũng như quốc tế nên Brunei và Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kể từ khi Việt Nam và Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao (29/2/1992), quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước phát triển tốt đẹp nhất là trên lĩnh vực chính trị. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp kể cả cấp cao.

Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể, trong những năm 1992 - 1997, hiếm có các chuyến thăm lẫn nhau giữa hai bên, ngoại trừ sự kiện Phó Thủ tướng Trần Đức Lương sang thăm và dự đám cưới con gái đầu của Quốc vương Brunei (Tháng 8/1996).

Trong năm 1998, Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah có 2 lần đến Việt Nam: thăm chính thức (25 - 27/5) và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 (12/1998).

Sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Brunei Mohamed Bonkia (28-30/4/1999), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Brunei từ 13 đến 15/6/2000. Hai bên ký Bản ghi nhớ (MOU) về lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Brunei; thoả thuận hai bên tích cực chuẩn bị để ký thêm các Hiệp định về Thương mại; Tránh đánh thuế trùng; Khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Hàng hải. Hai nước đã cử Bộ trưởng Ngoại giao làm Chủ tịch phân ban trong Ủy ban Hỗn hợp và đang tích cực thúc đẩy họp Ủy ban Hỗn hợp. Hai bên cũng đã ký Hiệp định hợp tác Hàng không, Hiệp định Thương mại, Hiệp định Hợp tác hàng hải, Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch, và Thỏa thuận hợp tác giữa

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Brunei.

Tiếp theo chuyến thăm Brunei nhân dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 7 (5 - 6/11/2001) của Thủ tướng Phan Văn Khải, từ ngày 12 đến 14/11/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức Brunei.

Trong các năm 2004 - 2006, Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah đã đến Hà Nội dự Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (10/2004) và Hội nghị Cấp cao APEC 14 (18 - 19/11/2006). Cũng trong năm 2006, Thái tử Al - Muhtadee Billah, Bộ trưởng Cao cấp Văn phòng Thủ tướng Brunei thăm Việt Nam (20 - 22/03).

Tiếp theo chuyến thăm Brunei của Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (25-28/3/2007), từ ngày 15/8/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới Thủ đơ Bandar Seri Begawan, bắt đầu chuyến thăm Vương quốc Brunei 2 ngày theo lời mời của Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah, đã thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Brunei và Việt Nam lên tầm cao mới. Hai bên đã nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và giữa các Bộ, ngành hai nước; thúc đẩy tổ chức kỳ họp đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Brunei. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư thông qua việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, hội thảo giới thiệu tiềm năng kinh tế của mỗi nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Brunei đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, khu cơng nghiệp, khách sạn và du lịch. Phía Việt Nam cũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lao động trên cơ sở nguồn lao động dồi dào của Việt Nam và nhu cầu về lao động nước ngoài khá lớn của Brunei. Hai bên ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Bản ghi nhớ về hợp tác thể thao và thanh niên và Bản ghi nhớ về hợp tác dầu khí. Hai nhà Lãnh đạo cùng nhất trí rằng triển vọng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí là khá lớn, vì đây là lĩnh vực Brunei có thế mạnh và Việt Nam đang rất quan tâm

phát triển. Hai nhà Lãnh đạo cũng đã trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, cùng đánh giá cao sự hợp tác, phối hợp tốt đẹp giữa hai nước trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, APEC và Liên Hợp Quốc [38]

Cũng trong tháng 8/2007, cả Brunei và Việt Nam đã quyết định miễn thị thực cho công dân hai nước tạm trú ngắn ngày trên lãnh thổ của nhau. Từ 01/8/2007, Brunei miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang Hộ chiếu Phổ thông (14 ngày) và từ ngày 08/8/2007, Việt Nam cũng miễn thị thực cho công dân Brunei mang Hộ chiếu Phổ thông (14 ngày).

Chiều 7/4/2010, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah đến chào xã giao nhân dịp sang Hà Nội dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 16. Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt chào mừng Quốc vương Brunei sang dự Hội nghị cấp cao ASEAN 16, đóng góp vào thành cơng của Hội nghị trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN. Chủ tịch nước cảm ơn những tình cảm thân thiết mà Quốc vương, Chính phủ và nhân dân Brunei đã dành cho nhân dân Việt Nam thông qua việc ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, tăng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Chủ tịch nước nhấn mạnh hai nước có nhiều điểm tương đồng, có quan điểm gần gũi trong nhiều vấn đề quốc tế nên thuận lợi trong việc tăng cường hợp tác. Việt Nam đánh giá cao kinh nghiệm của Brunei trong lĩnh vực nghề cá và mong muốn mở rộng hợp tác nghề cá, nông nghiệp, thủy sản với Brunei, đồng thời sẵn sàng chia sẻ với Brunei kinh nghiệm trồng lúa nước. Việt Nam hoan nghênh và mong có thêm nhiều nhà đầu tư Brunei tìm đến Việt Nam. Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah cám ơn tình cảm nồng nhiệt mà Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nhân dân Việt Nam dành cho đoàn; bày tỏ khâm phục trước những thành tựu kinh tế, xã hội, chính trị ổn định của Việt Nam; đánh giá cao Việt Nam tổ chức tốt Hội nghị Cấp cao ASEAN 16. Quốc vương hoan

nghênh việc Việc Nam cử tùy viên quân sự tại Brunei, góp phần thúc đẩy hợp tác quốc phịng. Brunei sẽ tiếp tục cung cấp nhiều học bổng, hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong một số lĩnh vực có thế mạnh.

Từ ngày 27 đến 29/11/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước tới Brunei nhân kỷ niệm 20 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao theo lời mời của Quốc vương Haji Hassanal. Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong khuôn khổ song phương, cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; nhất trí cùng quyết tâm đưa quan hệ hai nước phát triển hơn nữa trong thời gian tới, cả về bề rộng lẫn chiều sâu, vì lợi ích của nhân dân hai nước. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, đồng thời đẩy mạnh giao lưu nhân dân nhằm thắt chặt hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Hai bên cũng thỏa thuận sớm tổ chức kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương nhằm đề ra các biện pháp tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể, nhất là lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Hai nhà lãnh đạo đánh giá sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phịng có bước phát triển đáng kể; nhất trí xem xét khả năng thiết lập đường dây nóng giữa lực lượng hải quân hai nước và xúc tiến ký kết Thỏa thuận hợp tác về phòng chống tội phạm. Ngoài ra, hai bên cũng thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực cịn nhiều tiềm năng như nơng nghiệp-thủy sản, dầu khí, lao động, du lịch, giáo dục, giao thơng-vận tải... Trên tinh thần đó, hai nhà lãnh đạo nhất trí giao các bộ, ngành hữu quan xúc tiến đàm phán, sớm ký kết các thỏa thuận như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Bản ghi nhớ về hợp tác thủy sản, lao động; hiệp định vận tải biển...

Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong ASEAN và Liên Hợp Quốc; cùng phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác phấn đấu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Chủ tịch Trương

Tấn Sang khẳng định Việt Nam sẽ hết lịng ủng hộ và hợp tác tích cực để Brunei hồn thành tốt vai trị Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA trong năm 2013. Quốc vương Haji Hassanal B.M.W. khẳng định Brunei Darussalam sẽ ủng hộ Việt Nam đăng cai Hội nghị Cấp cao Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017, tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về lập trường có tính ngun tắc là đảm bảo hịa bình, ổn định ở khu vực; an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở tơn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông và Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc nhân kỷ niệm 10 năm ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đơng (DOC); nhất trí thực thi đầy đủ và nghiêm túc DOC, sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC)[36].

Chuyến thăm Brunei của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ ngày 26 - 28/8/ 2016, diễn ra khi hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm sau. Quốc vương Brunei Haji Hassanal B.M.W. nhất trí hai nước cần duy trì vai trị trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hịa bình, ổn định, an ninh, an tồn ở Biển Đông, thống nhất giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình. Việt Nam và Brunei cam kết cùng các bên liên quan thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Việt Nam khẳng định coi trọng các nước bạn bè trong ASEAN, khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam đóng góp vào việc củng cố tinh thần đồn kết, sự thống nhất và hợp tác giữa các thành viên ASEAN. Mặt khác, kết quả chuyến thăm cũng cho thấy bạn bè các nước rất coi trọng quan hệ hợp tác

với Việt Nam, đánh giá cao vai trị và vị trí của Việt Nam trong khu vực. Sự đón tiếp nồng thắm của lãnh đạo của bạn cũng như sự nồng nhiệt chào đón của người dân, và sự quan tâm của báo chí cho thấy bạn bè rất coi trọng sự hợp tác với Việt Nam. Lãnh đạo hai nước đều khẳng định chuyến thăm có ý nghĩa là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan hệ giữa các nước và Việt Nam.

Chuyến thăm đạt được những kết quả rất cụ thể. Cả hai nước đều khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy trao đổi đồn cấp cao, nhằm duy trì đà phát triển quan hệ chính trị. Quốc vương Brunei khẳng định sẽ thăm Việt Nam trong dịp cuối năm 2017 để đáp lễ chuyến thăm của Chủ tịch nước ta.

Chủ tịch nước Việt Nam và Quốc vương Brunei nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, hợp tác giữa các quân, binh chủng, nhất là hợp tác trong lĩnh vực hải quân. Quốc vương Waddaulah đánh giá cao sự hợp tác của doanh nghiệp Việt trong nền kinh tế Brunei, nhất là hợp tác giữa PetroVietnam và PetroleumBrunei. Hai nhà lãnh đạo nhất trí hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều là 500 triệu USD vào năm 2025 [40].

Với sự nhất trí thúc đẩy mục tiêu đầu tư vào kinh tế thương mại đạt kim ngạch thương mại hai chiều là 500 triệu USD vào năm 2025, cả hai nước đều mong muốn thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác như lao động, du lịch, giáo dục-đào tạo, giao thông-vận tải… Trong chuyến thăm này, “Bản ghi nhớ về hợp

tác kinh tế và thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei Darussalam” đã được kí kết…[43].

Để triển khai thỏa thuận trên, Kỳ họp thứ nhất Ủy Ban hợp tác song phương giữa hai nước do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Văn phịng Chính phủ, Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei Darussalam Pehin Dato Lim Jock Seng chủ trì được tổ chức tại Nhà khách Chính phủ Việt Nam. Tham dự kỳ họp có các quan chức cấp cao

và đại diện của Bộ, ngành hai nước. Hai bên nhất trí phấn đấu kim ngạch thương mại, đầu tư hai chiều đạt 500 triệu USD vào năm 2025, thúc đẩy hợp tác các quân binh chủng hải quân, cảnh sát biển, đào tạo, hợp tác về phòng chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phịng chống ma túy, tội phạm xuyên quốc gia. Tăng cường hợp tác về nơng nghiệp, dầu khí, trao đổi văn hóa giao lưu nhân dân, du lịch, giáo dục và đào tạo, và các hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hịa bình, ổn định, an ninh, an tồn ở Biển Đơng, hai bên cũng nhất trí giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình. Bộ trưởng Lim Jock Seng khẳng định, Brunei ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công APEC 2017. Kỳ họp ủy ban hợp tác song phương lần thứ hai giữa hai nước sẽ được tổ chức tại Brunei vào năm 2019 [51].

2.1.2. An ninh - quốc phòng

Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Brunei đều khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng an ninh trước nguy cơ khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, khủng bố không từ bỏ bất cứ nước nào. Mặt khác, khơng một nước đơn lẻ nào có thể chống lại được chủ nghĩa khủng bố bởi vì khủng bố đã mang tính xun quốc gia, và đa quốc gia, sử dụng cơng nghệ cao... Chính vì vậy, hợp tác chia sẻ thơng tin là yêu cầu khách quan.

Về phía Việt Nam, có các chuyến thăm Brunei của: Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Trung tướng Phùng Quang Thanh (10/2002); Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà (4/2004); Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu (15 - 18/3/2007); Bộ trưởng Bộ Cơng an Lê Hồng Anh (05-08/11/2007) [37].

Về phía Brunei, có các chuyến thăm Việt Nam của: Tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoàng gia Trung tướng Hansi Hanbi (2003); Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Pehin Datu (22-23/8/2007); Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao và Thương mại (18-20/3/2007).[37].

Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng được ký kết (11/2005) nhân dịp Thứ trưởng Quốc phòng Brunei thăm Việt Nam. Cũng trong tháng 11/2005, nhân chuyến thăm Brunei của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà, hai bên đã ký bản hồ thuận về hợp tác quốc phịng. Năm 2010, hai bên đã thiết lập Phòng Tùy viên quốc phòng thuộc Đại sứ quán của nhau [37].

Hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong những năm gần đây phát triển tốt, song chỉ dừng ở mức trao đổi đoàn quân sự các cấp nhằm tăng cường sự hiểu biết, xây dựng lịng tin và tìm hiểu khả năng hợp tác cùng có lợi giữa qn đội hai nước.

Với tình hình Biển Đơng ngày càng diễn biến phức tạp, trong chuyến thăm Brunei của Chủ tịch Trần Đại Quang, hai nước đã nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, hợp tác giữa các quân, binh chủng, nhất là hợp tác trong lĩnh vực hải quân. Đồng thời, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và hợp tác chặt chẽ hướng tới sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Hiệp định vận tải biển cũng đã được kí kết. Đặc biệt, trước tình hình ngư dân bị tấn cơng hoặc mải mê theo dịng cá hoặc vị

Một phần của tài liệu QUAN hệ BRUNEI VIỆT NAM (1992 2017) (Trang 38 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w