B. NỘI DUNG
3.2. Triển vọng mối quan hệ Brunei Việt Nam
3.2.2. Triển vọng quan hệ Brunei Việt Nam
Từ những đặc trưng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, thuận lợi và khó khăn có thể xẩy ra, chúng tơi cho rằng triển vọng quan hệ hợp tác giữa Brunei và Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định và có nhiều bước phát triển mới với các hình thức đa dạng, phong phú và hiệu quả hơn.
Quan hệ hợp tác phát triển là xu thế hiện nay của thế giới, cũng là nhu cầu của các quốc gia. Ngày nay, không một quốc gia nào muốn phát triển thịnh đạt mà lại đóng kín cửa. Các nền kinh tế dù ở mức độ nào đều phải tiến đến với nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ cho nhau. Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế đã trở thành mối quan tâm chung của cả nhân loại.
Quan hệ Brunei- Việt Nam nằm trong bối cảnh chung của mối quan hệ quốc tế lệ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu hướng hợp tác liên kết giữa các quốc gia trở thành xu hướng tất yếu và chủ đạo.
Trong bối cảnh đó, quan hệ Brunei - Việt Nam đang đứng trước một thời cơ mới, với những thuận lợi rất cơ bản cả về chủ quan lẫn khách quan để phát triển hơn nữa trong tương lai. Nhân tố bên ngoài và những bức tường ngăn cách về hệ thống chính trị, vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế... khơng cịn là trở ngại lớn như ở giai đoạn trước, trái lại là chất xúc tác thúc đẩy hai nước tăng cường quan hệ các mặt với nhau, đưa quan hệ song phương phát triển lên một tầm cao mới. Cả hai nước Brunei - Việt Nam đều có nhu cầu và lợi ích trong việc phát triển quan hệ hợp tác, đồng thời lại có nhiều điểm tương đồng và tiềm năng dồi dào bổ sung cho nhau trong sự nghiệp và chiến lược phát triển của mỗi
nước.
Đây có thể coi là xu hướng lạc quan nhất và cũng là mong muốn và hy vọng của cả hai phía. Cơ sở để có được dự báo này là dựa trên những thành quả mà hai bên đã tạo lập và xây dựng trong thời gian qua. Người Brunei nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đã bắt đầu nắm bắt và hiểu biết về thị trường Việt Nam, do vậy, họ có thể tăng cường đầu tư và kinh doanh. Sự ổn định về chính trị sẽ là lợi thế mà phía Việt Nam có thể thu hút các nhà đầu tư Brunei. Kết quả hoạt động có hiệu quả của các nhà đầu tư sẽ tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh Brunei xây dựng, củng cố và mở rộng địa bàn, lĩnh vực hoạt động ở Việt Nam. Thời gian tới cũng là giai đoạn các dự án đầu tư nói chung, ODA nói riêng hoạt động và phát huy tác dụng sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư. Nếu Việt Nam nỗ lực đạt được mục tiêu tăng trưởng như đã đề ra thì đây cũng sẽ là một thị trường có nhiều tiềm năng và sẽ tạo ra những điều kiện tốt để tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước nói chung, Brunei nói riêng.
Tiềm năng và lợi thế của cả hai phía sẽ được khai thác cũng như việc nỗ lực tìm kiếm các hình thức hợp tác mới về sản xuất nông sản, phát triển nguồn nhân lực, trí tuệ, xuất khẩu lao động, các ngành công nghiệp mũi nhọn... sẽ làm tăng giá trị trao đổi thương mại, đầu tư. Cơ hội thuận lợi về mở rộng quan hệ kinh tế được gia tăng khi Việt Nam tăng cường tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Một khi các lĩnh vực Việt Nam có lợi thế được khai thác thì quy mơ và các hình thức hợp tác sẽ có những bước tiến mới. Điều này sẽ là hiện thực khi các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương được thực hiện...thì sẽ là cơ hội thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Brunei có sự đột phá mới trong thời gian tới.
Với những thuận lợi trên, dự báo về mức độ tăng trưởng ổn định và với tốc độ cao trong quan hệ thương mại, đầu tư, đặc biệt khi kinh tế Brunei phát
triển và tăng cường các mối liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, thì dự báo trên về triển vọng quan hệ kinh tế hai nước sẽ là điều có thể dễ dàng trở thành hiện thực.
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, hai nước cần thiết phải có sự hiểu biết và tin cậy sâu sắc hơn, cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt đông xúc tiến thương mại, đầu tư, tạo điều kiện cho hàng hố của mỗi nước có thể vào thị trường của nhau và hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể yên tâm làm ăn lâu dài. Việc mở rộng quan hệ hai nước là cơ hội thuận lợi để Việt Nam và Brunei có điều kiện hiểu biết hơn và tìm kiếm các hình thức hợp tác có hiệu quả hơn. Sự phát triển quan hệ hai nước với nền tảng cơ bản là kinh tế, chính trị, ngoại giao sẽ tạo lập cơ sở vững chắc để hướng tới tầm cao mới trong việc tăng cường hợp tác toàn diện trong thập kỷ tới. Đây sẽ là tiền đề cần thiết và là điều kiện để dự báo về triển vọng sáng sủa của quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Brunei trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng nếu như Việt Nam và Brunei khơng có sự nỗ lực hợp tác, tìm kiếm các sáng kiến và các hình thức mới trong điều kiện các yếu tố bất lợi chi phối mạnh, thì quan hệ song phương cũng khó có sự phát triển tốt. Một khi các quan hệ kinh tế tự nó bị giới hạn bởi các mục tiêu chính trị và ngoại giao thì tốc độ phát triển của nó cũng chỉ ở mức độ nhất định. Đó là chưa nói đến sự cạnh tranh quyết liệt và những lợi ích của các nước lớn sẽ kiềm chế và chi phối, liệu vị trí của quan hệ giữa Việt Nam và Brunei nói chung, quan hệ kinh tế nói riêng có đủ khả năng để vượt qua những trở ngại đó hay khơng? Trong bối cảnh mới, sự biến động bất lợi của tình hình chính trị, kinh tế khu vực và thế giới sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế nói chung và của hai nước nói riêng thì chính điều đó lại là trở ngại khó khắc phục để tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Brunei trong thời gian tới.
Từ hiện tại, nhìn về quá khứ và hướng tới tương lai chúng ta hy vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Brunei sẽ được tiếp tục duy trì, ổn định và
ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Để có được tương lai sáng sủa đó, địi hỏi cả hai phía phải có sự nỗ lực mạnh hơn và tận dụng các cơ hội thuận lợi cũng như tìm cách khắc phục trở ngại để "vươn tới mối quan hệ đối tác kinh tế toàn diện”, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hai nước trong thời gian tới và vì một châu Á phồn vinh của ngày mai.
Hiện nay hợp tác giữa Brunei và Việt Nam còn hạn chế nhưng theo đánh giá của lãnh đạo hai nước, tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Brunei khá lớn do hai nước có quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt. Hiện nay một số doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hướng đầu tư vào các lĩnh vực nơng nghiệp, thuỷ sản, lượng thực, thực phẩm và chăn ni để tiêu thụ tại Brunei
Có thể nói rằng trong những thập kỉ tới, Brunei vẫn còn nhiều việc phải làm, nền kinh tế Brunei vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức song với những thuận lợi trên cho phép người ta chờ đợi những thành công hơn đối với tiểu vương quốc này. Và chắc chắn quan hệ hợp tác giữa Brunei và Việt Nam trong thời gian tới cũng gặt hái nhiều thành công hơn bởi những tiềm năng hợp tác mà hai nước có được.