Vị trí của Brunei trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Một phần của tài liệu QUAN hệ BRUNEI VIỆT NAM (1992 2017) (Trang 33)

B. NỘI DUNG

1.3.2.Vị trí của Brunei trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Trong tổng thể chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cho quan hệ với các nước láng giềng, khu vực. Các nước ASEAN có vị trí đặc biệt đối với Việt Nam vì có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có quan hệ láng giềng, truyền thống và gắn bó chặt chẽ về an ninh, chính trị kinh tế với Việt Nam.

Quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước ASEAN và sự lớn mạnh của Hiệp hội trong đó có đóng góp tích cực của Việt Nam đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của ASEAN và là một thành viên có trách nhiệm của gia đình ASEAN. Khu vực Đông Nam Á và ASEAN có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam vì nó liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam. Do vậy, chúng ta luôn xác định ASEAN, xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, là một bộ phận quan trọng trong trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và láng giềng hữu nghị của Việt Nam.

một trong những đối tác quan trọng có nhiều tiềm năng để Việt Nam thiết lập và mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Sự hợp tác với Brunei mang lại những lợi ích to lớn cho Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

“Kỳ tích Brunei” trong những thập kỉ gần đây rất hấp dẫn Việt Nam và là tấm

gương sáng và gần gũi cho Việt Nam học tập.

Cả Việt Nam và Brunei đều nằm trong “khu vực văn hoá Đông Nam Á”, có truyền thống lịch sử hàng ngàn năm văn hiến với những đặc điểm và tinh thần yêu nước, thông minh và cần cù lao động. Trong quá khứ, cả hai dân tộc đều bị chủ nghĩa thực dân thống trị và là những thuộc địa có trình độ sản xuất thấp, ít được thế giới biết đến. Sau khi giành độc lập, chính phủ và nhân dân hai nước đều mong muốn sống hoà bình độc lập tập trung sức lực phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả của quá khứ, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Sự tương đồng về lịch sử địa lí, về ý chí nguyện vọng, phù hợp với lợi ích chiến lược của hai nước là những điều kiện thuận lợi để cho hai nước xích lại gần nhau và cùng hợp tác, gắn bó hơn so với các nước khác trong khu vực cũng như thế giới

Tại Biển Đông, Brunei là một trong những nước có tranh chấp, các bên liên quan khác là Malaysia, Việt Nam, Philippines và Trung Quốc. Quan hệ tốt với Brunei sẽ giúp Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng hòa bình thương lượng.

Mặc dù khác nhau về diện tích, dân số và văn hóa, nhưng giữa Việt Nam và Brunei lại có quan điểm tương đồng trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Hơn nữa, hai nước cũng đã tham gia tích cực, chủ động và đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực phát triển, phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN. Điều này góp phần tăng cường đoàn kết, nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN trong khu vực và trên trường quốc tế.

Trên đây là những lý do để Brunei và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 29/2/1992.

1.4. Quan hệ Brunei - Việt Nam trước năm 1992

Trước độc lập, chính sách đối ngoại của Brunei phụ thuộc vào Anh. Từ khi giành được độc lập năm 1984, ngoài việc là thành viên khối Thịnh vượng chung và Tổ chức Hồi giáo, Brunei đã trở thành thành viên Liên Hợp quốc, ASEAN và APEC. Từ 1993, Brunei tham gia Phong trào Không Liên kết. Chính sách đối ngoại của Brunei dựa trên các nguyên tắc sau:

- Quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. - Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của nhau. - Duy trì và thúc đẩy hoà bình ổn định ở khu vực

Brunei có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó nước này đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước ASEAn, coi đó là nền tảng trong chính sách đối ngoại của mình nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình và ổn định khu vực.

Từ năm 1990 đến nay trước những chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc của tình hình quốc tế và khu cực, Brunei thực hiện chính sách đa dạng hóa quan hệ, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước của ASEAN trong đó có Việt Nam.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Brunei đã trải qua nhiều chặng đường thăng trầm. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, Brunei lúc đó chưa được độc lập, tán thành quan điểm của Anh ủng hộ chính sách của Mỹ ở Việt Nam, muốn Mỹ có mặt ở Đông Nam Á để “bảo vệ” các nước trong khu vực này.

Sau độc lập, lúc đầu Brunei vẫn chưa có chủ trương quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt nam, mặc dù nước ra đã tìm cách vận động.

Trước nững chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực và với sự chủ động của ta, lập trường của Brunei đã dần thay đổi. Chủ tịch Trường Chinh đã gửi điện mừng Quốc vương Brunei nhân dịp tuyên bố độc lập

ngày 1/1/1984. Tại cuộc gặp gỡ không chính thức ở Jakata - Indonesia (JIM), tháng 7/1988, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Brunei đã thỏa thuận tăng cường thông tin, trao đổi giữa hai nước. Tiếp đó đoàn đại biểu Bộ ngoại giao Brunei do Thư kí thường trực (quan chức thứ ba trong Bộ Ngoại giao) đã thăm Việt nam từ 14 đến 17/12/1988. Đây là lần đầu tiên Brunei cử đoàn thăm Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã thăm chính thức Brunei từ ngày 23 đến 25/2/1989 trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á. Chuyến đi đã đạt được kết quả tốt, tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước.

Sau khi Việt Nam ta rút quân khỏi Campuchia và nhất là sau Hiệp định Paris về Campuchia được kí kết, Brunei chủ động thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Bộ trưởng Giao thông Dato Zaharia đã tiến hành chuyến thăm Việt Nam từ 27 đến 29/11/1991. Đây là đoàn cấp bộ trưởng đầu tiên của Brunei sang nước ta. Trong dịp này Bộ trưởng giao thông hai nước đã kí chính thức hiệp định hàng không, mở đầu sự hợp tác giữa hai nước.

Một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc là chuyến thăm chính thức Brunei Darusalam của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn kiệt. Chuyến thăm được tiến hành từ ngày 28/2 đến ngày 1/3/1992, trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc ghi trong hiến chương Liên hợp Quốc.

Cũng sau chuyến viếng thăm của Võ văn Kiệt, Brunei và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 29/2/1992, mở ra một trang mới trong lịch sử hợp tác giữa hai nước [37].

Tiểu kết chương 1

Như vậy, quan hệ Việt Nam - Brunei giai đoạn 1992 - 2017, chịu tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan. Việt Nam và Brunei đều là hai nước ở khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng ở khu vực Đông Á và cả hai nước cũng đã từng bị ngoại bang xâm lược. Đây là nền tảng tạo nền tảng cho mối quan hệ của hai nước được thiết lập. Mối quan hệ hai nước được thiết lập khi xu thế của thời đại, sự đối đầu giữa các bên liên quan không còn thay vào đó là sự chung sống hoà bình ổn định để cùng phát triển. Quan hệ Việt Nam - Brunei xuất phát từ lợi ích giữa hai nước. Việt Nam và Brunei có sự tương đồng về lợi ích, từ lợi ích kinh tế đến lợi ích chính trị và an ninh cũng như sự tương thích về chiến lược và chính sách phát triển.

Việt Nam và Brunei đều có chính sách đối ngoại “rộng mở, đa dạng hoá

và đa phương hoá quan hệ” và tham gia “hội nhập quốc tế và khu vực”. Hai

bên đều có mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định hợp tác, để phát triển ở khu vực và thế giới. Đây là cơ sở để phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị nhiều mặt và hai bên cùng có lợi. Lãnh đạo cũng như nhân dân hai nước đều có ý chí và mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước. Chính phủ và nhân dân hai nước đều có nhu cầu chung là kiến tạo hoà bình, ổn định ở khu vực để phát triển kinh tế trong nước vì cuộc sống tốt đẹp hơn và đều rất coi trọng việc nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Brunei đáp ứng yêu cầu và lợi ích của nhân dân hai nước.

Mặc dù vẫn có một số nhân tố tiêu cực, nhưng nhìn chung, quan hệ Việt Nam - Brunei trong giai đoạn 1992 - 2017 diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhất là nó đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của hai nước và phù hợp với xu thế chung của khu vực và quốc tế.

Chương 2

SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ BRUNEI - VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992 - 2017

2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng

2.1.1. Chính trị - ngoại giao

Là hai nước nằm cùng trong khu vực Đông Nam Á và cùng tham gia nhiều tổ chức của khu vực cũng như quốc tế nên Brunei và Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kể từ khi Việt Nam và Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao (29/2/1992), quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước phát triển tốt đẹp nhất là trên lĩnh vực chính trị. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp kể cả cấp cao.

Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể, trong những năm 1992 - 1997, hiếm có các chuyến thăm lẫn nhau giữa hai bên, ngoại trừ sự kiện Phó Thủ tướng Trần Đức Lương sang thăm và dự đám cưới con gái đầu của Quốc vương Brunei (Tháng 8/1996).

Trong năm 1998, Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah có 2 lần đến Việt Nam: thăm chính thức (25 - 27/5) và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 (12/1998).

Sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Brunei Mohamed Bonkia (28-30/4/1999), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Brunei từ 13 đến 15/6/2000. Hai bên ký Bản ghi nhớ (MOU) về lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Brunei; thoả thuận hai bên tích cực chuẩn bị để ký thêm các Hiệp định về Thương mại; Tránh đánh thuế trùng; Khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Hàng hải. Hai nước đã cử Bộ trưởng Ngoại giao làm Chủ tịch phân ban trong Ủy ban Hỗn hợp và đang tích cực thúc đẩy họp Ủy ban Hỗn hợp. Hai bên cũng đã ký Hiệp định hợp tác Hàng không, Hiệp định Thương mại, Hiệp định Hợp tác hàng hải, Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch, và Thỏa thuận hợp tác giữa

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Brunei.

Tiếp theo chuyến thăm Brunei nhân dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 7 (5 - 6/11/2001) của Thủ tướng Phan Văn Khải, từ ngày 12 đến 14/11/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức Brunei.

Trong các năm 2004 - 2006, Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah đã đến Hà Nội dự Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (10/2004) và Hội nghị Cấp cao APEC 14 (18 - 19/11/2006). Cũng trong năm 2006, Thái tử Al - Muhtadee Billah, Bộ trưởng Cao cấp Văn phòng Thủ tướng Brunei thăm Việt Nam (20 - 22/03).

Tiếp theo chuyến thăm Brunei của Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (25-28/3/2007), từ ngày 15/8/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới Thủ đô Bandar Seri Begawan, bắt đầu chuyến thăm Vương quốc Brunei 2 ngày theo lời mời của Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah, đã thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Brunei và Việt Nam lên tầm cao mới. Hai bên đã nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và giữa các Bộ, ngành hai nước; thúc đẩy tổ chức kỳ họp đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Brunei. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư thông qua việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, hội thảo giới thiệu tiềm năng kinh tế của mỗi nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Brunei đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khách sạn và du lịch. Phía Việt Nam cũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lao động trên cơ sở nguồn lao động dồi dào của Việt Nam và nhu cầu về lao động nước ngoài khá lớn của Brunei. Hai bên ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Bản ghi nhớ về hợp tác thể thao và thanh niên và Bản ghi nhớ về hợp tác dầu khí. Hai nhà Lãnh đạo cùng nhất trí rằng triển vọng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí là khá lớn, vì đây là lĩnh vực Brunei có thế mạnh và Việt Nam đang rất quan tâm

phát triển. Hai nhà Lãnh đạo cũng đã trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, cùng đánh giá cao sự hợp tác, phối hợp tốt đẹp giữa hai nước trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, APEC và Liên Hợp Quốc [38]

Cũng trong tháng 8/2007, cả Brunei và Việt Nam đã quyết định miễn thị thực cho công dân hai nước tạm trú ngắn ngày trên lãnh thổ của nhau. Từ 01/8/2007, Brunei miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang Hộ chiếu Phổ thông (14 ngày) và từ ngày 08/8/2007, Việt Nam cũng miễn thị thực cho công dân Brunei mang Hộ chiếu Phổ thông (14 ngày).

Chiều 7/4/2010, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah đến chào xã giao nhân dịp sang Hà Nội dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 16. Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt chào mừng Quốc vương Brunei sang dự Hội nghị cấp cao ASEAN 16, đóng góp vào thành công của Hội nghị trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN. Chủ tịch nước cảm ơn những tình cảm thân thiết mà Quốc vương, Chính phủ và nhân dân Brunei đã dành cho nhân dân Việt Nam thông qua việc ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, tăng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Chủ tịch nước nhấn mạnh hai nước có nhiều điểm tương đồng, có quan điểm gần gũi trong nhiều vấn đề quốc tế nên thuận lợi trong việc tăng cường hợp tác. Việt Nam đánh giá cao kinh nghiệm của Brunei trong lĩnh vực nghề cá và mong muốn mở rộng hợp tác nghề cá, nông nghiệp, thủy sản với Brunei, đồng thời sẵn sàng chia sẻ với Brunei kinh nghiệm trồng lúa nước. Việt Nam hoan nghênh và mong có thêm nhiều nhà đầu tư Brunei tìm đến Việt Nam. Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah cám ơn tình cảm nồng nhiệt mà Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nhân dân Việt Nam dành cho đoàn; bày tỏ khâm phục trước những thành tựu kinh tế, xã hội, chính trị ổn định của Việt Nam; đánh giá cao Việt Nam tổ chức tốt Hội nghị Cấp cao ASEAN 16. Quốc vương hoan

Một phần của tài liệu QUAN hệ BRUNEI VIỆT NAM (1992 2017) (Trang 33)