1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính các đề tài nghiên cứu cơ bản
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá
1.2.4.1. Thực hiện đúng theo các quy định, chế độ kế toán của nhà nước
Việc quản lý các nguồn chi của Quỹ đối với các đề tài NCCB đều phải tuân thủ theo các quy định, chế độ kế toán của nhà nƣớc đối với đơn vị sự nghiệp.
Yêu cầu đối với các khoản chi:
+ Đơn vị cần xác lập thứ tự ƣu tiên cho các khoản chi để bố trí kinh phí cho phù hợp
+ Quản lý các khoản chi phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Nguồn lực luôn có giới hạn vì vậy mà đơn vị phải tính toán sao cho chi phí thấp nhất, kết quả cao nhất.
+ Các định mức chi phải đƣợc xây dựng một cách khoa học. Từ việc phân loại đối tƣợng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải đƣợc tiến hành một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học. Các định mức chi phải có tính thực tiễn
+ Xây dựng các quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền
+ Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nƣớc, đồng thời qua công tác này phát hiện những bất hợp lý trong chế độ, chính sách nhằm bổ sung hoàn thiện quy trình quản lý tài chính.
1.2.4.2. Thời gian thực hiện các bước trong quy trình quản lý tài chính các đề tài NCCB
Đối với các đề tài NCCB do Quỹ tài trợ, việc quản lý tài chính theo quy trình gồm các bƣớc: Rà soát và phê duyệt kinh phí, Xác nhận kinh phí sử dụng của các đề tài NCCB theo hợp đồng ký kết, Quyết toán kinh phí đối với các đề tài NCCB
Thời gian thực hiện đối với từng bƣớc là một tiêu chí để phản ánh mức độ hiệu quả của công tác quản lý tài chính đối với các đề tài NCCB. Thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ quan quản lý và tổ chức chủ trì, chủ nhiệm Đề tài. Để đạt đƣợc mục tiêu sử dụng kinh phí hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, về phía cơ quan quản lý cần hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán đủ, đúng,
chính xác và kịp thời, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí sao cho mỗi khoản chi phải đảm bảo theo dự toán, đúng định mức tiêu chuẩn của Nhà nƣớc, đảm bảo việc quyết toán kinh phí đƣợc nhanh, chính xác đồng thời các tài liệu có tính chuẩn mực cao cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Về phía tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài cần lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo chế độ quy định, đảm bảo số liệu trong báo cáo phải chính xác, trung thực. Nội dung báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán đƣợc duyệt và theo đúng mục lục ngân sách nhà nƣớc quy định.
1.2.4.3. Tỷ lệ phải hoàn trả ngân sách
Đây là tiêu chí phản ánh hiệu quả của công tác quản lý tài chính và chất lƣợng của các đề tài NCCB do Quỹ tài trợ. Thông tƣ 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC là một bƣớc tiến lớn trong việcgiao quyền chủ động cho tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ trong sử dụng kinh phí khoán bằng phƣơng thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên đối với các đề tài không đảm bảo chất lƣợng, tỷ lệ phải hoàn trả ngân sách ở thông tƣ 27 là 40% cao hơn thông tƣ 93 tối đa là 30%.
Ngoài ra, tỷ lệ phải hoàn trả ngân sách còn phản ánh hiệu quả của việc hƣớng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý đối với việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nƣớc và công tác thực hiện dự toán của tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài theo các quy định, chế độ kế toán của nhà nƣớc.