Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý tài chính các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Nafosted tà
3.2.3. Tổ chức triển khai
Đến nay, Quỹ đã phê duyệt tổng số hồ sơ đề tài nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong khoa học tự nhiên (KHTN) từ khoảng 100 viện nghiên cứu, trƣờng đại học và tổ chức khoa học trên cả nƣớc. Trong đó, số lƣợng đề tài đƣợc đề nghị và phê duyệt tài trợ là 1.642 với trên 6.000 nhà khoa học tham gia các nhóm nghiên cứu với các lĩnh vực tài trợ bao gồm: Toán học, Khoa học Thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và môi trƣờng, Sinh học và các khoa học tự nhiên khác; Khoa học kỹ thuật và công nghệ; Khoa học y, dƣợc; Khoa học nông nghiệp.
Tổng kinh phí tài trợ theo hợp đồng đã ký là 937.534 tỷ đồng.
Bảng 3.2. Tình hình đăng ký và tài trợ đề tài Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật
Năm tiếp nhận hồ sơ
Số hồ sơ
đăng ký Số hồ sơ hợp lệ Phê duyệt tài trợ Ký hợp đồng Tổng kinh phí tài trợ (triệu đồng) Năm 2010 248 231 166 (67%) 165 82.484 Năm 2011 327 307 221 (68%) 219 159.776 Năm 2012 387 369 242 (62%) 237 170.169 Năm 2013 382 380 218 (57%) 217 156.713 Năm 2014 518 511 230 (45%) 228 179.454 Năm 2015 519 515 244 (47%) 241 188.938
Tổng số 2381 2313 1321 1307 937.534
(Nguồn: Quỹ NAFOSTED ) Quỹ tài trợ thực hiện nhiệm vụ NCCB trong khoa học xã hội và nhân văn. Quỹ bắt đầu triển khai chương trình tài trợ NCCB
trong khoa học xã hội và nhân văn năm 2010.
Các lĩnh vực tài trợ bao gồm: Triết học, Tôn giáo học, Xã hội học, Chính trị học, Kinh tế học, Luật học, Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học, Khu vực học, Quốc tế học, Tâm lý học, Giáo dục học, Văn học, Ngôn ngữ học, Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Báo chí, Truyền thông, Địa lý kinh tế và xã hội
Đến nay, Quỹ đã tiếp nhận 589 hồ sơ đề tài và trong đó 281 đề tài đƣợc đề nghị tài trợ với trên 1.000 nhà khoa học đƣợc hỗ trợ thực hiện nghiên cứu. Tổng kinh phí tài trợ theo hợp đồng đã ký là 207 tỷ đồng.
Bảng 3.3. Thống kê tình hình đăng ký và tài trợ đề tài Nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn
Năm tiếp nhận hồ sơ Đăng ký Hợp lệ Hồ sơ đƣợc tài trợ % tỷ lệ trên số hồ sơ hợp lệ đc tài trợ Ký hợp đồng Tổng kinh phí tài trợ (triệu đồng) Năm 2010 104 86 40 46,51% 40 28.022 Năm 2011 124 111 72 64,86% 72 52.838 Năm 2012 141 126 94 75,40% 94 70.513 Năm 2013 153 120 75 63,33% 74 55.932 Năm 2015 67 37 19 51,35% 19 12.064 Tổng số 589 443 300 301,45% 280 207.305
(Nguồn: Quỹ NAFOSTED)
Việc cấp kinh phí theo hợp đồng khoa học đƣợc ký giữa Quỹ (Bên A) và tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài (Bên B) theo các đợt nhƣ sau:
Cấp kinh phí đợt 1: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, Bên A cấp 50% giá trị hợp đồng (đối với đề tài thực hiện 2 năm);.
Cấp kinh phí đợt 2:Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết quả đánh giá Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện đề tài năm thứ nhất, Bên A xem xét để quyết định cấp tiếp 45% giá trị hợp đồng để Bên B thực hiện hợp đồng năm thứ hai.
Cấp kinh phí đợt 3:Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết quả đánh giá Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện đề tài năm thứ hai, Bên A xem xét để quyết định cấp tiếp 5% giá trị hợp đồng để Bên B thực hiện hợp đồng
Quỹ sẽ tổ chức đánh giá tiến độ và tình hình thực hiện đề tài giữa các đợt cấp kinh phí. Chủ nhiêm Đề tài sẽ nộp báo cáo tiến độ, báo cáo sử dụng kinh phí kèm theo các sản phẩm, các chứng từ liên quan tới Quỹ để tiến hành đánh giá giữa kỳ. Với các đề tài hoàn thành các sản phẩm theo cam kết trong hợp đồng và kinh phí sử dụng hợp lý trên 50% sẽ đƣợc cấp tiếp kinh phí đợt 2.Trong trƣờng hợp đề tài chậm tiến độ hoặc không có khả năng hoàn thành, Hội đồng khoa học và Quỹ sẽ xem xét dừng hoặc không cấp tiếp kinh phí thực hiện đề tài, tránh gây lãng phí tiền ngân sách. Quỹ sẽ tổ chức đánh giá giữa các đợt cấp kinh phí.
Khi hết thời gian thực hiện hợp đồng, các đề tài sẽ nộp sản phẩm và báo cáo sử dụng kinh phí đến Quỹ để tổ chức nghiệm thu. Với các đề tài nghiệm thu có kết quả “Đạt”, thƣ ký ngành sẽ làm Quyết định, Biên bản thanh lý và các thủ tục để chuyển kế toán thanh quyết toán nốt số kinh phí cấp đợt 3. Với các đề tài có kết quả “ Không đạt”, CQĐH Quỹ sẽ tiến hành lập biên bản 3 bên và xác nhận khối lƣợng công việc và phƣơng án xử lý tài chính đối với các đề tài này.
Quỹ đã tổ chức đánh giá kết quả 618 đề tài(trong đó có 514 đề tài nghiệm thu đạt, 104 đề tài nghiệm thu không đạt). Số bài báo công bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI đƣợc Hội đồng khoa học công nhận là kết quả của đề tài là 2126 công trình (trung bình 3,44 bài báo ISI trên một đề tài). Quỹ đã đánh giá kết quả 101 đề tài (trong đó có 93 đề tài nghiệm thu đạt, 1 đề tài nghiệm thu không đạt, 7 đề tài đề nghị gia hạn) với 33 bài báo trên tạp chí quốc tế, 379 bài báo trên tạp chí quốc gia đƣợc Hội đồng khoa học công nhận là sản phẩm của đề tài.
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện các đề tài
2010 2011 2012 2013 2014
Số đề tài đã đánh giá 279 129 142 65 3 618
Số bài báo ISI 909 400 586 225 6 2.126
Số bài báo tạp chí
Quốc tế khác 189 79 54 27 0 349
Số bài báo tạp chí
quốc gia 478 226 164 92 4 964
Sản phẩm khác 36 25 4 16 0 81
Số bài báo hội nghị
quốc tế 343 214 162 78 1 798
Số bài báo hội nghị
quốc gia 323 82 88 78 6 577
Số tiến sỹ tham gia 365 105 107 45 0 622
Số thạc sỹ tham gia 753 250 195 97 2 1.297
Đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản phê duyệt đến năm 2014, việc sử dụng kinh phí đề tài đƣợcthực hiện theo thông tƣ số Thông tƣ số 93/2006/TTLT-BTC- BKHCN ngày 4/10/2006 hƣớng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà Nƣớc và hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ đã ký với Quỹ phát triển khoa học và công ghệ quốc gia. Chi phí công lao động đƣợc thực hiện theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BKHCN ngày 22/12/2008 về việc áp dụng thí điểm phƣơng thức lập dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ.
Theo quy định tại Thông tƣ số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 4/10/2006, Chủ nhiệm đề tài thống nhất bằng văn bản với Lãnh đạo tổ chức chủ trì về phƣơng án chi tiêu kinh phí đề tài để làm căn cứ sử dụng kinh phí.
Trong phạm vi tổng dự toán kinh phí đƣợc giao khoán, chủ nhiệm đề tài đƣợc quyết định chi cao hơn hay thấp hơn định mức của Nhà nƣớc, đƣợc quyền điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi theo yêu cầu của công việc
nghiên cứu. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế triển khai đề tài, chủ nhiệm có thể bổ sung thành viên tham gia nghiên cứu và chi trả công lao động trong phạm vi dự toán kinh phí đã đƣợc phê duyệt.
Đối với các nội dung không đƣợc giao khoán: Chủ nhiệm đề tài thực hiện quản lý và chi tiêu theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và trong phạm vi dự toán đƣợc phê duyệt. Trong trƣờng hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi thì chỉ đƣợc thực hiện sau khi có ý kiến của Quỹ.
Đối với việc mua sắm thiết bị, vật tƣ, hoá chất thuộc các đề tài do Quỹ tài trợ đƣợc thực hiện theo Luật Đấu thầu và các văn bản hƣớng dẫn của Nhà nƣớc, cụ thể nhƣ sau:
- Theo quy định tại khoản 2, Điều 55 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc hƣớng dẫn thi hành Luật đấu thầu, những gói thầu mua sắm thiết bị, vật tƣ, hoá chất có giá trị từ 100 triệu đông trở lên, Tổ chức chủ trì trình Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
- Gói thầu có giá trị dƣới 100 triệu đồng, tổ chức chủ trì thực hiện mua sắm theo quy định tại điểm 8, mục III, phần II Thông tƣ 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007, các mục 1,2 Thông tƣ 131/2007/TT-BTC ngày 5/11/2007 hƣớng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan bằng nguồn vốn Nhà nƣớc.
Đối với chi hội thảo trong nƣớc, công tác phí trong và ngoài nƣớc phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực liên quan đến đề tài NCCB, Quỹ áp dụng theo các thông tƣ 01/2010/TT-BTC và thông tƣ 102/2012/TT-BTC… với mức xây dựng dự toán chi thù lao tối đa.
Đối với hoạt động điều tra, khảo sát Quỹ áp dụng các định mức theo quy định của nhà nƣớc với mức kinh phí tối đa khoảng 200 triệu đồng.
Trong quá trình quản lý kinh phí thực hiện, CQĐH Quỹ nhận thấy các đề tài thƣờng gặp một số vấn đề:
+ Trách nhiệm quản lý kinh phí đề tài NCCB tại một số tổ chức chủ trì còn hạn chế, có đơn vị gần nhƣ khoán trắng cho chủ nhiệm đề tài, có đơn vị lại can thiệp rất sâu vào công tác quản lý tài chính nhƣ thủ trƣởng đơn vị (không phải chủ nhiệm
đề tài) tự điều phối kinh phí để thực hiện những nội dung không cần thiết dẫn đến sự không thống nhất và mất đoàn kết.
+ Đề tài có sự điều chỉnh thay đổi dự toán nhƣ danh mục vật tƣ, hóa chất, thành viên tham gia nghiên cứu, dự toán kinh phí đều phải có ý kiến thống nhất hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền nên công tác thẩm định, phê duyệt tại Quỹ mất nhiều thời gian trong khi đó nội dung và cơ bản là sản phẩm đề tài không thay đổi.
+ Theo cơ chế Quỹ, kinh phí đề tài NCCB đƣợc Quỹ quyết toán hàng năm theo biên bản kiểm tra định kỳ dựa vào khối lƣợng công việc đề tài đã hoàn thành trong từng năm, xác nhận kinh phí quyết toán với tổ chức chủ trì đề tài. Việc này gây mất thời gian và chi phí hoạt động của Quỹ do số lƣợng đề tài tài trợ lớn (hơn 1.000 đề tài), nằm rải rác ở các tỉnh thành trên toàn quốc.
Vì vậy để có thể xây dựng đƣợc đội ngũ khoa học mạnh, nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nƣớc cần có sự thay đổi nhƣ quyết toán kinh phí đề tài sau khi nghiệm thu và thực hiện hình thức khoán đến sản phẩm cuối cùng.