Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ (Trang 59 - 63)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính các đề tài nghiên cứu cơ bản

3.3.1 Các nhân tố bên ngoài

3.3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quản lý tài chính đối với các đề tài cơ bản chịu ảnh hƣởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trƣờng kinh tế ổn định, nguồn ngân sách sẽ đƣợc cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngƣợc lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trƣởng kinh tế chậm Nhà nƣớc sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, việc xin cấp kinh phí từ nguồn ngân sách sẽ bị chậm lại. Lạm phát cũng làm cho giá cả tăng, làm chi phí đề tài tăng điều này có thể ảnh hƣởng đến tiến độ và hiệu quả thực hiện của các đề tài nghiên cứu cơ bản. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng không nhỏ đến quản lý tài chính đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản tại Quỹ Nafosted.

3.3.1.2. Hệ thống chính sách pháp luật:

Quỹ bắt đầu thực hiện các hoạt động tài trợ đầu tiên với các chƣơng trình nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên (2009), nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn (2010) và hợp tác song phƣơng trong nghiên cứu khoa học (2009). Các chƣơng trình hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học nhƣ hỗ trợ tổ chức hội nghị, thảo quốc tế ở Việt nam, hỗ trợ nhà khoa học tham dự hội nghị, hội thảo, thực tập ngắn hạn ở nƣớc ngoài, công bố công trình khoa học cũng đƣợc thực hiện từ năm 2009.

Quỹ đã chú trọng xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ và toàn diện phục vụ hoạt động của Quỹ. Hệ thống văn bản của Quỹ đang dần đƣợc hoàn thiện, thể hiện đƣợc sự đổi mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm

thực hiện các nhiệm vụ và chức năng đƣợc giao, các văn bản liên quan đến nghiên cứu cơ bản bao gồm:

Các quy định về các định hƣớng nghiên cứu.

Các quy định về tổ chức thực hiện tài trợ nghiên cứu cơ bản (NCCB).

Quy định về tài trợ các hoạt động hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu KH&CN. Đến hết năm 2015, Bộ Khoa học Công nghệ, Hội đồng quản lý Quỹ đã ban hành hầu hết các văn bản Quy định việc tổ chức thực hiện các chƣơng trình tài trợ để thực hiện nhiệm vụ theo chức năng bao gồm:

Số Quyết định Nội dung Ngày ban

hành

03/QĐ-HĐQL Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài

nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên

24/12/2008

04/QĐ-HĐQL

Danh mục hƣớng nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đƣợc Quỹ tài trợ năm 2009 bao gồm các hƣơng ƣu tiên tài trợ trong lĩnh vực toán học, tin học, cơ học, vật lý, khoa học sự sống, khoa học về trái đất

24/12/2008

03/QĐ-HĐQL

Quy định về việc tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn

08/04/2010

04/QĐ-HĐQLQ

Danh mục Hƣớng nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc giatài trợ năm 2010

05/05/2010

68/QĐ-HĐQLQ- NAFOSTED

Hƣớng dẫn thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nƣớc do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc giatài trợ (Kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐQLQ-NAFOSTED ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chủ tịch Hội

Số Quyết định Nội dung Ngày ban hành

đồng quản lý Quỹ) 97/2010/TT-BTC

Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nƣớc và sự nghiệp công lập

6/7/2010 144/2007/TTLT-

BTC-BGDĐT- BNG

Hƣớng dẫn chế độ cấp phát và quản lý đào tạo lƣu học sinh Việt Nam bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc

5/12/2007

102/2012/TT-BTC

Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nƣớc đi công tác ngắn hạn ở nƣớc ngoài do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo kinh phí

21/6/2012 23/2014/TT-

BKHCN

Về điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát

triển khoa học công nghệ Quốc gia 3/4/2014

37/2014/TT- BKHCN

Quy định quản lý đề tài NCCB do Quỹ Phát

triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ 12/12/2014

55/2015/TTLT- BTC-BKHCN

Hƣớng dẫn định mức xây dựng, phân bố dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nƣớc

8/6/2015

09/2015/TT- BKHCN

Quy định quản lý hoạt động nâng cao năng lực khoa

học và công nghệ quốc gia do Quỹ Nafosted tài trợ 15/5/2015

27/2015/TTLT- BKHCN-BTC

Quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KHCN

sử dụng ngân sách nhà nƣớc 30/12/2015

Về cơ bản, hệ thống các văn bản của Quỹ đƣợc xây dựng đều hƣớng đến mục tiêu là thiết lập đƣợc phƣơng thức quản lý tiên tiến đối với hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo chất lƣợng nghiên cứu ở nƣớc ta tiếp cận tới trình độ quốc tế. Bên cạnh đó Quỹ đã áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong đánh giá chất

lƣợng nghiên cứu khoa học, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực và kết quả nghiên cứu, sử dụng các chuyên gia và hội đồng khoa học có năng lực khoa học xuất sắc, công tâm và khách quan.

Năm 2015, Bộ tài chính và Bộ KHCN đã thay thế Thông tƣ 93/2006/TTLT- BTC-BKHCN bằng Thông tƣ 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Thông tƣ là một bƣớc tiến trong quy định quản lý tài chính đối với các đề tài NCCB khi cho phép các nhà khoa học có thể lựa chọn 1 trong 2 phƣơng thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần khi thỏa mãn các điều kiện trong thông tƣ. Đây là văn bản pháp quy có ý nghĩa quan trọng, đột phá, thúc đẩy hoạt động KH&CN, đặc biệt tiếp cận kinh tế thị trƣờng và hƣớng đến công nghệ quốc tế (trên thế giới, các nƣớc cũng làm theo phƣơng thức này), góp phần tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc về mặt tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học cũng nhƣ cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực KH&CN.

Các đề tài nghiên cứu cơ bản trƣớc năm 2015 áp dụng khoán chi từng phần, các đề tài từ năm 2016 thì chủ nhiệm đề tài có thể lựa chọn giữa khoán chi toàn phần hoặc khoán chi từng phần trong đề xuất thuyết minh gửi Quỹ. Hiện nay đã có 40% các đề tài nghiên cứu cơ bản áp dụng khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, với phƣơng thức khoán chi này kho bạc và cơ quan quản lý sẽ không theo dõi chi tiết các hồ sơ chứng từ thu chi theo các năm mà chỉ thực hiện kiểm tra vào khi đề tài kết thúc. Việc đánh giá giữa kỳ sẽ hoàn toàn dựa trên khối lƣợng công việc đề tài thực hiện đƣợc. Ngoài ra, đối với phƣơng thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng chủ nhiệm Đề tài có thể tự chủ thỏa thuận với tổ chức chủ trì các định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ mà không cần sự cho phép của cơ quan quản lý. Đối với các sản phẩm của đề tài nghiên cứu cơ bản, bắt đầu từ năm 2014 Quỹ đã áp dụng các chuẩn ISI, Scopus và một số nhà xuất bản uy tín để đánh giá điều kiện của chủ nhiệm đề tài và các sản phẩm đầu ra.

3.3.1.3. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và cơ cấu tỷ lệ chi ngân sách khoa học và công nghệ

Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chiến lƣợc khoa học và công nghệ phải hƣớng vào thực hiện các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải hƣớng vào việc tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nƣớc. Quỹ đang tiếp tục thực hiện các mục tiêu về số lƣợng công bố quốc tế, tăng số lƣợng nhà khoa học trẻ và hiện nay tỷ lệ ngân sách dành cho Quỹ hàng năm đã tăng từ 200 tỷ lên 500 tỷ để tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản và các hoạt động khoa học công nghệ khác.

3.3.1.4. Toàn cầu hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, với đƣờng lối đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, các nƣớc có cơ hội thuận lợi để tiếp thu quản lý, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài để nhanh chóng tăng cƣờng năng lực quản lý tài chính, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay Quỹ hƣớng tới chuẩn mực công bố quốc tế trong các danh mục ISI, Scopus, các nhà xuất bản uy tín để nâng cao chất lƣợng các sản phẩm khoa học bắt kịp với xu hƣớng toàn cầu hóa, ngoài ra trong các thông tƣ tài chính cũng cụ thể hóa mức lƣơng trả cho các chuyên gia nƣớc ngoài nhằm khuyến khích hợp tác nghiên cứu quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)