Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.1. Giải pháp về lập kế hoạch
- Cần lập kế hoạch tài chính chi tiết cho từng thời kỳ: Việc lập kế hoạch tài chính cho từng thời kỳ giúp cho việc quản lý các chi phí có hiệu quả nhƣng vẫn bảo đảm đƣợc nhiệm vụ cung ứng tài chính để phục vụ chuyên môn. Kế hoạch tài chính đƣợc chỉ đạo từ trên xuống dƣới và đƣợc xây dựng trên cơ sở các đề xuất từ dƣới lên trên. Lãnh đạo Quỹ đặt ra các nhiệm vụ chính, các mục tiêu quản lý, các bộ phận chuyên môn cụ thể hóa các nhiệm vụ, tính toán các chi phí cần thiết để thực thi mỗi công việc. Lãnh đạo Quỹ trên cơ sở nhiệm vụ, cân đối vốn và nhu cầu vốn của các bộ phận để phân bổ và giao kế hoạch tài chính. Việc lên kế hoạch và phân
bổ vốn cho các bộ phận, cho từng thời kỳ và cho các khoản mục chi sẽ giúp lãnh đạo ngay từ đầu nhìn thấy bức tranh tổng thể, có thể cân đối mức chi, danh mục chi, tập trung tài chính cho những chi phí tốt, giảm chi phí chƣa cần thiết hoặc lãng phí. Việc này cũng thúc đẩy cho các bộ phận chủ động bố trí công việc để cân đối và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, việc lập kế hoạch tài chính cho từng thời kỳ còn giúp cho lãnh đạo Quỹ và bộ phận tài chính luôn chủ động về nguồn vốn để phục vụ công tác chuyên môn.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn vốn phục vụ các hoạt động tài trợ, hỗ trợ, cho vay của Quỹ nhƣ đã phân tích ở trên, Quỹ đã kiến nghị quy mô vốn điều lệ tăng từ 200 tỷ lên 500 tỷ và đã đƣợc Chính phủ đồng ý tại Nghị định 23/2014/NĐ- CP ngày 03/4/2014. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn vốn Điều lệ, Quỹ cần tăng cƣờng huy động các nguồn vốn trong nƣớc, các nguồn vốn nƣớc ngoài (thông qua các chƣơng trình hợp tác song phƣơng), các nguồn viện trợ để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao.