Một số gợi ý cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về vai trò của Nhà nƣớc đối với đầu tƣ

1.2.3. Một số gợi ý cho Việt Nam

Từ thực tiễn về quản lý và điều hành đầu tƣ công ở Hàn Quốc và Trung Quốc, có thể nêu lên một số bài học đối với Việt Nam nhƣ sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng năng lực lãnh đạo của các cơ quan quản lý đầu tƣ công. Đây là yếu tố hết sức quan trọng vì không những Chính phủ và các cấp chính quyền là chủ đầu tƣ của hầu hết các dự án lớn nhất, mà chính phủ còn ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Chính sách đúng, quản lý tốt thì hiệu quả mới cao. Hơn nữa, việc phân tách quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm của các cơ quan quản lý khác nhau cũng góp phần làm minh bạch hóa các khoản đầu tƣ.

Thứ hai, việc xác định mức độ và hạng mục chi đầu tƣ công của Nhà nƣớc cần căn cứ vào tình hình phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ cũng nhƣ mức độ phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân. Trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, chi đầu tƣ công cần đƣợc tập trung vào các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế phát triển. Khi công nghiệp hóa đã ở một mức độ nhất định thì tùy theo tình hình thực tiễn mà có những điều chỉnh cho hợp lý. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tới sự phát triển của khu vực tƣ nhân, nếu khu vực tƣ nhân có đủ năng lực thì giao cho tƣ nhân làm, Nhà nƣớc chỉ làm những việc mà tƣ nhân không làm đƣợc. Cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để khu vực tƣ nhân phát triển, tham gia vào đầu tƣ xây dựng hạ tầng cho nền kinh tế nhằm giảm bớt gánh nặng đối với ngân sách Nhà nƣớc.

Thứ ba, cần có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với các DNNN, các TĐKTNN. Việc dành quá nhiều đặc quyền đặc lợi cho các DNNN chính là một rào cản đối với sự tăng trƣởng, tạo thành cục diện thiếu lành mạnh trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, là điều kiện để vấn nạn nhƣ tiêu cực, tham nhũng nảy sinh. Vì

vậy, cần có những quy định chặt chẽ, rõ ràng đối với hoạt động của các DNNN, từng bƣớc xóa bỏ những ƣu tiên, ƣu đãi, tạo thế cạnh tranh lành mạnh đối với các doanh nghiệp trong nƣớc. Một cơ quan chuyên trách để quản lý hoạt động của các doanh nghiệp này cũng là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả của dòng vốn Nhà nƣớc tại các đơn vị này.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)