3.3. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cƣờng vai trò quản lý đầu tƣ công
3.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN
Hiệu quả đầu tƣ của DNNN đƣợc biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặc trƣng, xác định trên cơ sở so sánh chỉ tiêu đầu ra và đầu vào của DNNN. Nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nƣớc giao, từ đó khẳng định vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế quốc dân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là vấn đề cấp bách và cần thiết nhằm thúc đẩy tăng trƣởng chung cho nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu, định hƣớng cải thiện chất lƣợng quản lý đầu tƣ công ở Việt Nam. Để làm đƣợc điều đó cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Rà soát hoạt động của các DNNN.
Mục tiêu của việc rà soát hoạt động của các DNNN nhằm nắm bắt đƣợc tình hình thực tế của các doanh nghiệp này, từ đó có cơ chế chính sách thích hợp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp này tập trung thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đƣợc Nhà nƣớc giao phó. Việc rà soát phải đƣợc tiến hành trên 3 mặt là lĩnh vực đầu tƣ, quy mô đầu tƣ, nguồn vốn đầu tƣ.
- Xác định đƣợc cụ thể các DNNN đang đầu tƣ vào những ngành nào ngoài ngành chính đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ, ngành chính bao nhiêu, ngành phụ bao nhiêu, quy mô vốn đầu tƣ trong từng ngành nhƣ thế nào? Từ đó chấn chỉnh hoạt động của các DNNN, các tập đoàn, tổng công ty, chấm dứt tình trạng đầu tƣ tràn lan, sử dụng sai mục đích nguồn vốn Nhà nƣớc khi đầu tƣ vào các lĩnh vực không thuộc chuyên môn chính, có độ rủi ro
lớn (thành lập ngân hàng, công ty chứng khoán…).. Đối với các doanh nghiệp có nhiệm vụ công ích nhƣ các công ty môi trƣờng đô thị, công ty cấp thoát nƣớc, các bệnh viện… thì cần hỗ trợ bằng vốn đầu tƣ và vốn tín dụng ƣu đãi, đảm bảo cho các doanh nghiệp này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Kiểm soát tốt nguồn vốn vay tín dụng của các DNNN từ các ngân hàng thƣơng mại. Các ngân hàng thƣơng thƣơng mại cần có những biện pháp nhằm đánh giá các dự án, chƣơng trình đầu tƣ của các DNNN xem có phù hợp không, kiên quyết không cho vay đối với các dự án đầu tƣ sai mục đích. Các tập đoàn đang là cổ đông chiến lƣợc của các ngân hàng thƣơng mại phải có hệ thống kiểm soát đủ mạnh và khả năng phân tán rủi ro hiệu quả để ngăn chặn những khoản vay và đầu tƣ quá mức của các công ty thành viên trong tập đoàn.
- Đánh giá, làm rõ chức năng và quyền hạn của hội đồng quản trị và tổng giám đốc, giữa tổng công ty với các công ty thành viên. Với tƣ cách là đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp, hội đồngquản trị phải thực sự qui tụ đƣợc những thành viên có đủ năng lực và uy tín, am hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Hội đồng quản trị có chức năng giám sát tài sản, quyết định đƣờng hƣớng kinh doanh, phân phối, bổ nhiệm, bãi nhiệm tổng giám đốc. Gắn chặt chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng của hội đồng quản trị và tổng giám đốc với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp tục đổi mới sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước.
Đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc dựa trên các tiêu chí: Hiệu quả, đảm bảo xã hội, giữ định hƣớng, khả năng về vốn tái đầu tƣ của Nhà nƣớc... Những doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nƣớc hoặc Nhà nƣớc giữ vai trò chi phối phải trở thành doanh nghiệp chuẩn mực trong kinh doanh, có sức mạnh và sự ảnh hƣởng tới tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, không làm cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc trở thành quá trình tƣ nhân hóa.
- Tiến hành giải thể hoặc bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, không tiếp tục để tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc. Trong trƣờng hợp cần thiết thì có thể sát nhập, hợp nhất các doanh nghiệp cùng ngành nghề
123
doanh và hoạt động công ích của doanh nghiệp, tạo sự độc lập tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa DNNN nhằm huy động vốn, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tƣ. Cổ phần hóa DNNN để các cổ đông giám sát việc sử dụng vốn đầu tƣ theo đúng định hƣớng, hạn chế đầu tƣ ra ngoài. Mọi thông tin liên quan đến DNNN cổ phần hóa phải trung thực, đƣợc công bố kịp thời, công khai, minh bạch và tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nƣớc. Đồng thời, các DNNN cổ phần hóa cần có lộ trình IPO một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế cũng nhƣ nhu cầu của doanh nghiệp
Hoàn thiện cơ chế quản lý DNNN
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các DNNN, trong đó đặc biệt lƣu ý tới việc tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình tổng công ty, tập đoàn kinh tế và các điều khoản quản lý. Do đây là mô hình kinh tế mới đang đƣợc thí điểm nên việc xây dựng triển khai mô hình hoạt động và quy chế quản lý phải đƣợc tiến hành từng bƣớc, từng giai đoạn, có cập nhật và bổ sung hàng năm trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp này, có thể ban đầu xây dựng nghị định, sau đó nâng lên thành luật. Thống nhất về nguyên tắc SCIC sẽ là cơ quan duy nhất thay mặt Nhà nƣớc – chủ sở hữu quản lý tất cả các nguồn vốn đầu tƣ Nhà nƣớc tại các DNNN.
- Thực hiện minh bạch hóa hoạt động của các DNNN, bổ sung các chính sách tăng cƣờng sự kiểm tra, giám sát tài chính doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc với việc nâng cao quyền hạn, chức năng kiểm soát của cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc, kịp thời phát giác những hành vi gian lận, trốn thuế, đầu tƣ sai mục đích nhằm kiếm lời bất chính trên nguồn vốn Nhà nƣớc.
- Xác định cơ chế thực hiện quyền sở hữu của Nhà nƣớc, làm rõ hơn các quyền năng sở hữu, sử dụng, định đoạt và hƣởng lợi, khắc phục tình trạng vô chủ hoặc biến tài sản do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu thành tài sản của bộ phận quản lý ở doanh nghiệp, song lại không làm mất đi tính tự chủ của doanh nghiệp, không cản trở tính năng động của đội ngũ cán bộ quản lý ở doanh nghiệp. Để làm đƣợc điều đó cần kiên quyết dỡ bỏ và làm
thông thoáng hơn các quan hệ trực tiếp giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp; chấm dứt hiện tƣợng có quá nhiều cơ quan cấp trên can thiệp vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đảm bảo quyền tài sản rõ ràng cho các doanh nghiệp mà thực chất là phân định rõ ràng quyền sở hữu của Nhà nƣớc với quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc có tƣ cách pháp nhân tại doanh nghiệp, từ đó mà phân định rõ chức năng quản lý kinh tế với chức năng quản lý tài sản của Nhà nƣớc; quản lý kinh tế và quản lý tài sản của Nhà nƣớc với quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Tăng cƣờng tính tự chịu trách nhiệm, tự quyết định môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng với các chủ thể sản xuất kinh doanh khác ngay trong khu vực kinh tế Nhà nƣớc, cũng nhƣ với các thành phần kinh tế khác. Tiếp tục làm lành mạnh hóa tình trạng tài chính ở doanh nghiệp, loại bỏ dần tình trạng nợ nần dây dƣa, chiếm dụng vốn lẫn nhau, lời giả, lỗ thật.
- Khắc phục tình trạng cào bằng trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp Nhà nƣớc, đảm bảo lợi ích của những ngƣời lao động, thông qua quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp mà kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của những ngƣời lao động. Cần phải lấy phân phối theo lao động làm nguyên tắc, tăng cƣờng khuyến khích lợi ích vật chất bằng tiền thƣởng, kết hợp hài hòa với chế độ phúc lợi. Để đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động cũng cần nới rộng khoảng cách giữa các bậc lƣơng, qui định mức lƣơng tối thiểu đủ để tái sản xuất sức lao động cho ngƣời lao động. Xác định rõ mối quan hệ trong phân phối kết quả lao động giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp, xác định rõ chế độ nộp thuế và các nghĩa vụ sau thuế đối với Nhà nƣớc.
- Đổi mới công tác đào tạo và tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ quản lý doanh nghiệp. Cần thay thế chế độ bổ nhiệm bằng chế độ tuyển dụng và đề cử của tập thể lao động. Định ra hệ thống tiêu chuẩn đánh giá giám đốc rõ ràng, gắn trách nhiệm với nghĩa vụ và quyền lợi, tăng cƣờng hiệu lực của công tác kiểm kê, kiểm soát, thực hiện nghiêm chế độ kế toán kiểm toán...