Những yêu cầu đổi mới và hoàn thiện vai trò của Nhà nƣớc về đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công ở Việt Nam (Trang 100 - 102)

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong giai đoạn hiện nay, xu hƣớng toàn cầu hóa đang tiếp tục phát triển nhanh, sâu và rộng trên khắp thế giới. Nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức. Sự đổi mới và phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi cấu trúc kinh tế và phân công lao động giữa các nƣớc và mỗi quốc gia đều tìm cách gia tăng vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Là một nƣớc nghèo, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thấp, phát triển dƣới tiềm năng thực tế, Việt Nam phải thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ là chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trƣờng, từng bƣớc phát triển đất nƣớc sản xuất và tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu khắc phục những rào cản bên trong và khai thác, tận dụng tốt nhất những tiềm năng, cơ hội lớn ở bên ngoài. Việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc đặt Việt Nam trƣớc những cơ hội và thách thức lớn.

Về cơ hội, việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nâng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc thu hút tốt hơn các nguồn vốn đầu tƣ, mở rộng quy mô thị trƣờng, từ đó tăng khả năng xuất khẩu và tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Cơ cấu kinh tế

95

khẩu, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Việc thực hiện cam kết đối với các quốc gia và tổ chức quốc tế cũng là điều kiện để cải cách toàn diện nền kinh tế trong nƣớc trên tất cả các mặt thể chế kinh tế, chính sách thƣơng mại, hệ thống pháp luật, môi trƣờng kinh doanh…v..v. Về thách thức, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nhƣ bất ổn kinh tế vĩ mô và tài chính lớn hơn do nền kinh tế nƣớc ta đã có những liên thông nhất định đối với kinh tế thế giới. Bên cạnh đó nguy cơ mất cân đối cán cân thƣơng mại cũng gia tăng, khả năng Việt Nam tiếp tục gia tăng nhập siêu lớn do sản xuất trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng, nhiều ngành sản xuất sẽ vẫn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu đầu vào từ nƣớc ngoài. Hơn nữa, khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục rơi sâu vào bẫy chi phí lao động thất và vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu khi tiếp tục là nƣớc gia công hàng hóa lớn trên thế giới, giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh thấp. Khả năng tụt hậu của các vùng, ngành kinh tế và các nhóm yếu thế tiếp tục gia tăng, khả năng tái nghèo lớn, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và chênh lệch giàu nghèo sẽ ngày càng dãn rộng…v..v.. Điều này đặt ra cho Chính phủ Việt Nam phải có sự thay đổi trong quan điểm, tƣ duy và cách thức quản lý nền kinh tế.

Trong lĩnh vực đầu tƣ, gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có những tác động đáng kể đến việc việc điều hành và quản lý đầu tƣ của toàn nền kinh tế nói chung, đến chính sách đầu tƣ công nói riêng. Nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục,…v..v…vốn đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ thông qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ phải phải đƣợc mở cửa dần, tiến tới tự do hóa theo đúng lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO và một số hiệp định song phƣơng, đa phƣơng với các quốc gia và tổ chức khác. Theo đó, quyền kinh doanh đƣơ ̣c mở rô ̣ng cho cả doanh nghiê ̣p trong nƣớc và doanh nghiê ̣p có vốn ĐTNN ; thuế nhâ ̣p khẩu đƣợc cam kết đối với 10.600 dòng thuế, cả công nghiệp và nông nghiê ̣p; các hàng rào phi thuế quan đƣợc rỡ bỏ hoàn toàn; trợ cấp xuất khẩu nông sản và mô ̣t số trợ cấp công nghiê ̣p, đầu tƣ bi ̣ xóa bỏ; việc thu hút FDI phải đƣợc thực hiện thông qua viê ̣c thi hành Luâ ̣t Đầu tƣ , Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 và nhiều công cụ chính sách khác; thúc đẩy khu vực tƣ nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ; cải cách điều chỉnh hê ̣ thống pháp luâ ̣t và chính sách.

Đối với khu vực kinh tế công, những ƣu đãi mà Nhà nƣớc đang dành cho các DNNN, các ngành, lĩnh vực đƣợc bảo hộ phát triển nhƣ sản xuất ô tô, thiết bị điện

tử..v..v. sẽ phải bị xóa bỏ. Các DNNN sẽ phải dựa vào nội lực của mình, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và hạ giá thành sản xuất sản phẩm để có thể giữ vững đƣợc thị trƣờng và cạnh tranh bình đẳng với những công ty, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nƣớc. Các nguồn vốn đầu tƣ công sẽ phải đƣợc tập trung cho các mục tiêu mang tính tổng thể hơn nhằm khắc phục những yếu kém của nền kinh tế nhƣ: hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (chính là các nút thắt cổ chai của sự phát triển); hỗ trợ chuyển đổi cơ cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại trong đó công nghiệp dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ và nhân lực chất lƣợng cao, dịch vụ có giá trị gia tăng cao; xây dựng thể chế pháp luật đồng bộ, có hiệu lực, có sức mạnh; cải cách các dịch vụ công; tăng cƣờng năng lực quản lý của các cán bộ Nhà nƣớc và khả năng phối hợp chính sách, khả năng dự báo trƣớc những diễn biến của nền kinh tế thế giới, …v..v..

Nhƣ vậy, trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển với những yếu tố mới cũ đan xen, Việt Nam phải lựa chọn cho mình cách thức quản lý đầu tƣ tốt nhất, từ đó thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công ở Việt Nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)