Định hƣớng phát triển kinh doanh tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương tây chi nhánh lâm đồng (Trang 70 - 72)

3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG PHƢƠNG

3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh doanh tín dụng

Với những kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn vừa qua cũng nhƣ những bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng luôn nỗ lực phấn đấu vƣơn lên, xây dựng cho mình hƣớng đi phù hợp trong thời gian tới, với phƣơng châm “Tăng trƣởng tín dụng gắn với an toàn và hiệu quả”.

*Định hƣớng về lĩnh vực kinh doanh

Kiên quyết rút lui với những lĩnh vực đƣợc xác định là kém hiệu quả và không phù hợp với đặc thù kinh doanh của Chi nhánh.

Xác định sẽ là Ngân hàng đi tiên phong trên một số lĩnh vực mới phù hợp với năng lực hoạt động. Bên cạnh đó thăm dò và cẩn trọng trong những lĩnh vực mới nhằm đón đầu và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh.

*Định hƣớng về cơ cấu khách hàng

Quyết tâm giảm mạnh dƣ nợ đối với khách hàng là các Doanh nghiệp Nhà nƣớc trên cơ sở bám sát lộ trình cổ phần hoá và sắp xếp Doanh nghiệp.

Mở rộng cho vay với đối tƣợng khách hàng là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

*Định hƣớng về cơ cấu cho vay

Bám sát và tuân thủ về cơ cấu cho vay giữa tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn theo chỉ tiêu hệ thống Ngân hàng Phƣơng Tây giao.

Hƣớng tới nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ phù hợp với cơ cấu vốn huy động.

Nâng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo trên tổng dƣ nợ đồng thời áp dụng các hình thức đảm bảo đa dạng, linh hoạt cũng nhƣ tăng cƣờng việc trƣng cầu thẩm định giá trị tài sản đảm bảo nhƣng không bỏ qua tính hiệu quả của phƣơng án kinh doanh.

3.1.2. Định hƣớng về quản lý rủi ro tín dụng

Với phƣơng châm “Phƣơng pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhất là quản trị

rủi ro ngay từ khi rủi ro chƣa xuất hiện”. Trên cơ sở đó Chi nhánh hoạch định các chiến lƣợc quản trị rủi ro cụ thể, phân tích rủi ro và dự báo rủi ro theo ngành, dự báo rủi ro theo kỳ hạn vay cũng nhƣ theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Định kỳ tổ chức khảo sát đánh giá rủi ro thực tế ở từng bộ phận tín dụng, từng Phòng giao dịch trực thuộc từ đó lập báo cáo định hƣớng phòng ngừa rủi ro chung cho toàn chi nhánh. Xây dựng bộ phận thẩm định và quản lý tín dụng thực sự có khả năng tƣ vấn và cung cấp thông tin nhận định rủi ro và nguy cơ rủi ro cho ban lãnh đạo Ngân hàng.

*Về xử lý nợ quá hạn

Căn cứ vào thực trạng nợ quá hạn và lãi đọng để tiến hành phân loại từng khoản nợ quá hạn theo thời gian, theo khả năng thu hồi.

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn: căn cứ vào việc kiểm tra,

kiểm soát trên hồ sơ và điều tra tình hình thực tế toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng, gắn liền với quá trình sử dụng vốn vay và thông tin khác có liên quan để xác định nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, do yếu tố khách quan hay chủ quan?

- Xác định nguồn thu hồi nợ quá hạn: nguồn có thể thu hồi không chỉ là nguồn từ món vay mà từ tất cả các nguồn khác mà ngƣời vay có thể dùng trả nợ Ngân hàng, các nguồn thu đó phải đƣợc xác định có căn cứ thực tế và có cơ sở pháp lý.

 Khi đã xác định tƣ liệu và thông tin cần thiết, cần từng bƣớc xử lý cụ thể để

*Về xử lý nợ xấu

Đây là vấn đề cần đặc biệt chú ý hơn nữa trong công tác xử lý nợ, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, kinh nghiệm của một tập thể trong một thời gian dài.

- Trƣớc hết cần tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng, các ban ngành đoàn thể trên cơ sở thƣơng lƣợng, hoà giải.

- Tăng cƣờng xử lý bằng phƣơng pháp giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp vì với các phƣơng thức này có thể xử lý khá tốt việc thu hồi vốn. - Thông qua trung tâm mua bán nợ cũng là hƣớng xử lý nợ rất tốt vì các trung

tâm có vị trí độc lập, có chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác xử lý thu hồi nợ.

- Hạn chế việc khởi kiện ra toà vì đây là phƣơng pháp tốn kém, mất thời gian cũng nhƣ ảnh hƣởng đến uy tín các bên liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương tây chi nhánh lâm đồng (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)