QUẢ, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƢƠNG TÂY CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Xử lý và hạn chế, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động
trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng hiện nay đang đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm, có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự hợp tác đồng bộ trong hệ thống Ngân hàng, chính quyền, các ngành các cấp liên quan. Trong bối cảnh thực tế hiện nay, xin đề xuất một số kiến nghị sau:
3.3.1. Kiến nghị đối với địa phƣơng
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cần hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng pháp lý. Trên cơ sở đó tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại nói riêng.
Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới lại Doanh nghiệp theo các nghị định, quyết định hiện hành của chính phủ.
Đối với Doanh nghiệp Nhà nƣớc: cần tăng cƣờng năng lực tài chính, đổi mới
cơ chế quản lý, công nghệ…Bên cạnh đó tiến hành giải thể các DNNN liên tục làm ăn thua lỗ, sáp nhập hoặc cổ phần hoá các DNNN có khả năng kinh doanh.
Đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: cần rà soát, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo đúng Luật Doanh nghiệp.
Tăng cƣờng phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý tài sản thế chấp.
Chỉ đạo cụ thể và rõ ràng trong lĩnh vực thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, tập trung thanh toán toàn bộ số nợ tồn đọng trong lĩnh vực này.
Cho phép Ngân hàng đƣợc xử lý các tài sản còn lại của các Doanh nghiệp Nhà nƣớc bị giải thể hoặc sát nhập vào đơn vị khác để thu hồi nợ vay.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
Tăng cƣờng hoạt động thanh tra giám sát: Hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc đóng vai trò thiết yếu trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng. Do đó để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng Nhà nƣớc cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác thanh tra cả về nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ nhằm tạo sự chuyển biến về chất trong hoạt động thanh tra.
Ngân hàng Nhà nƣớc cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm, tăng cƣờng thiết chế an toàn kết hợp với nâng cao năng lực điều hành, chỉ đạo hệ thống Ngân hàng thƣơng mại trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ, định hƣớng đầu tƣ trong từng thời kỳ, cảnh báo ngay những Ngân hàng có biểu hiện rủi ro, thiếu an toàn, thông qua đó nâng cao tính minh bạch, công khai cũng cố lòng tin của ngƣời dân với hệ thống Ngân hàng.
Có biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng (CIC), cải thiện tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, giúp các Ngân hàng thƣơng mại nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro.
Để lành mạnh hoá tình hình tài chính của các Ngân hàng thƣơng mại cần hoàn thiện sớm định chế mua bán nợ xấu của Nhà nƣớc nhằm xử lý dứt điểm các khoản
nợ xấu và tiến tới xử lý theo tập quán quốc tế nhƣ: liên doanh xử lý nợ xấu, chứng khoán hóa nợ xấu, chuyển đổi nợ thành vốn góp…
3.3.3. Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng Phƣơng Tây
Hoàn thiện quy trình quản lý, xử lý rủi ro để có thể phối hợp kịp thời với các chi nhánh trong xử lý rủi ro, tạo cơ chế cho các chi nhánh chủ động trong việc xử lý nợ.
Tổ chức nghiên cứu, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh tín dụng dài hạn cho toàn ngành, bám sát định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của Chính Phủ, giúp các chi nhánh có định hƣớng đầu tƣ đúng đắn, nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro. Không ngừng hoàn thiện các quy định về cho vay đối với khách hàng, hƣớng tới mục tiêu hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng.
Trình Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc ƣu tiên xử lý các khoản nợ tồn đọng, khó đòi, nợ khoanh do nguyên nhân bất khả kháng.
3.3.4. Kiến nghị Đối với Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng
Ngân hàng phải hoạch định một chiến lƣợc huy động vốn khả thi và phù hợp với nhu cầu đầu tƣ của kinh tế địa phƣơng. Trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung, dài hạn, bằng các giải pháp tích cực và khẩn trƣơng, huy động kể cả đối với các tổ chức tín dụng, khách hàng khác ngoài địa bàn. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng đầu tƣ có hiệu quả.
Tiến hành phân loại hộ vay vốn, xây dựng quản lý hồ sơ khách hàng, xác định mức độ tín nhiệm của Ngân hàng đối với từng khách hàng theo các tiêu chí cụ thể để có chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Trên cơ sở đó góp phần giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng, đồng thời rút ngắn đƣợc thời gian thẩm định, quyết định cho vay, mở rộng tín dụng đi liền với nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Ngân hàng nên tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lƣợng và tính đa dạng của sản phẩm. Về lâu dài, Ngân hàng
cần đạt đƣợc mục tiêu bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nguồn tiền chƣa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở Ngân hàng một loại hình nào đó phù hợp với mong muốn của họ. Chú trọng quản lý, đào tạo nghiệp vụ và đạo đức cho cán bộ. Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban với các chi nhánh trong hệ thống, đẩy mạnh hoạt động trong công tác quản lý nợ và khai thác tài sản.
Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền, cộng tác với họ trong việc thẩm định và cho vay đúng đối tƣợng, đảm bảo an toàn vốn. Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ đã đƣợc khoanh, xoá hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.Tích cực tìm biện pháp nhằm tận thu các khoản nợ này, đẩy nhanh tốc độ xử lý, thu hồi nợ tồn đọng.
Ngân hàng không nên để đến lúc nợ quá hạn phát sinh rồi mới tìm biện pháp phòng ngừa, xử lý mà cần phải có những biện pháp phòng ngừa trƣớc khi chƣa thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Có thể thấy việc quản lý và chuyển nợ quá hạn là một nghiệp vụ không thể tách rời trong hoạt động tín dụng. Nếu nghiệp vụ này đƣợc coi trọng (song song với các nghiệp vụ xảy ra trƣớc nhƣ thẩm định, kiểm tra,…) thì không những góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro.
Hoạt động tín dụng trên địa bàn luôn đòi hỏi Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải có quan hệ mật thiết với UBND tỉnh, xã, phƣờng và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại địa phƣơng. Thực tế cho thấy, tại những địa bàn mà cán bộ tín dụng thiết lập đƣợc mối quan hệ tốt với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trƣởng tốt và chất lƣợng tín dụng đƣợc bảo đảm. UBND tỉnh, xã, phƣờng không những hỗ trợ cán bộ tín dụng trong việc thẩm định cho vay mà còn rất đắc lực trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu lãi, thu nợ, xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề, …Do đó, cán bộ tín dụng cần phải tạo mối quan hệ mật thiết với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn mình phụ trách.
KẾT LUẬN
Nhìn lại một chặng đƣờng từ ngày đầu thành lập và chính thức đi vào hoạt động đến nay, có thể thấy Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng đã đóng góp một phần vào việc phát triển kinh tế của Thành phố Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Với các loại hình hoạt động đa dạng, linh hoạt và phong phú, cùng với những nổ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ trong Chi nhánh, đồng vốn của Ngân hàng đã đến tận tay cuả các thành phần kinh tế. Từ cho vay tiêu dùng cá nhân giúp ngƣời dân mở rộng sản xuất đến việc giúp vốn cho các Doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc tham gia vào công
tác cho vay đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hơn, giúp làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất của ngƣời dân.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng đã kinh doanh thì tất yếu phải đối mặt với những rủi ro, đó là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động trên thƣơng trƣờng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng. Áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng hoạt động trên địa bàn và những rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng luôn xuất phát bởi nhiều lý do và dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau nhƣ là sự tổn thất về vốn, uy tín…và ở mức độ trầm trọng có thể đƣa Ngân hàng đến bên bờ vực phá sản và một khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không chỉ gây thiệt hại cho Ngân hàng mà còn ảnh hƣởng không nhỏ đến sự ổn định của nền kinh tế. Qua đó có thể thấy Tín dụng Ngân hàng luôn là một loại hình hoạt động kinh doanh liên quan đến tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội.
Do vậy, hạn chế rủi ro tín dụng luôn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm của Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng, đòi hỏi Ngân hàng phải có sự đầu tƣ thoả đáng và tìm ra những giải pháp ngăn ngừa, xử lý và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Việc hạn chế rủi ro tín dụng luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với bản thân Ngân hàng mà còn cho cả nền kinh tế, nó góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng ngày càng hoàn thiện hơn, thúc đẩy Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng phấn đấu đạt đƣợc mục tiêu mở rộng thị trƣờng kinh doanh nhƣng luôn đảm bảo an toàn hiệu quả, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới cho Nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Đăng Dờn (1998), Tín dụng và Nghiệp vụ Ngân hàng, Nxb Tài chính,Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 5 - 20.
2. Nguyễn Đăng Dờn ( 2005), Tiền Tệ Ngân Hàng, Nxb Thống Kê,Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Dƣơng Thị Bình Minh (1997), Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ, Nxb Giáo Dục,Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Hà Kim Nga (2011) “Vai trò của các chính sách Tín Dụng và Tiền Tệ trong quá trình Việt Nam hội nhập giai đoạn 2008 - 2012”, Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ, năm thứ 11, số 3+4 . 1-2-2011.
5. Ngân Hàng Phƣơng Tây. Quy trình Tín Dụng Ngắn Hạn.
6. Ngân Hàng Phƣơng Tây. Quy trình Tín Dụng Trung -Dài Hạn.
7. Ngân Hàng Phƣơng Tây (2010) Sổ tay Tín Dụng của Ngân Hàng Phương Tây
(Tài liệu lƣu hành nội bộ).
8. Bùi Hữu Phƣớc (2004), Tài Chính Doanh Nghiệp, Nxb Thống Kê,Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân Hàng, Nxb Thống Kê.TP HCM.
Website:
10. http://vneconomy.vn
12. http://www.westernbank.vn 13. http://www.sbv.gov.vn 14. http://www.vnba.org.vn 15. http://www. dalat.gov.vn 16. http://www. cafef.vn 17. http://www.tinmoi.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các NHTM Nhà nƣớc, NHCSXH, NH TM cổ phần trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng
Phụ lục 2: Bảng kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NHTM NHÀ NƢỚC, NHCSXH, NHTM CỔ PHẦN TRÊN ĐịA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
STT CN NHTM Nhà nƣớc, NH CSXH
1 NH ĐT & PT chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng 2 NH ĐT & PT chi nhánh Bảo Lộc
3 NH No & PTNT chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng 4 CN NH Dâu Tằm Tơ
5 NH PTN ĐBSCL chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng 6 NH CSXH Tỉnh Lâm Đồng
7 NH Công thƣơng CN Lâm Đồng 8 NH Công thƣơng CN Bảo Lộc 9 NH Ngoại thƣơng CN Đà Lạt
CN NHTM Cổ phần
10 NH TMCP Sài Gòn thƣơng Tín CN Lâm Đồng 11 NH TMCP Xuất nhập khẩu CN Đà Lạt
12 NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Lâm Đồng 13 NH TMCP Phƣơng Tây CN Lâm Đồng 14 NH TMCP Á Châu CN Lâm Đồng 15 NH TMCP Kỹ thƣơng CN Lâm Đồng 16 NH TMCP Quốc tế CN Lâm Đồng 17 NH TMCP Hàng hải CN Lâm Đồng 18 NH TMCP Mê Kông CN Lâm Đồng
PHỤ LỤC 2 : BẢNG KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ STT MỨC XẾP HẠNG Ý NGHĨA Tổ chức Hộ kinh doanh, Cá nhân
1 AAA AAA Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.
2 AA AA Khách hàng đƣợc xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.
3 A A Khách hàng đƣợc xếp hạng này có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá là tốt.
4 BBB BBB Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
5 BB BB Khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
6 B B Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hƣởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng. 7 CCC CCC Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang
bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trƣờng hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả đƣợc nợ.
8 CC CC Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
9 C C Khách hàng xếp hạng này trong trƣờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tƣơng tự nhƣng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đƣợc duy trì.
10 D D Khách hàng xếp hạng D trong trƣờng hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ