*Xử lý bằng vốn ngân sách quốc gia
Sử dụng vốn ngân sách mua lại toàn bộ hoặc một phần nợ khó đòi của Ngân hàng thƣơng mại để xử lý trong một số năm, nhằm giúp các Ngân hàng thƣơng mại không bị sa lầy vào nợ khó đòi, tiếp tục tập trung vào hoạt động kinh doanh.
Đánh giá lại chất lƣợng tín dụng và xóa các khoản nợ khó đòi bằng nguồn lợi nhuận của bản thân Ngân hàng và các quỹ dự phòng. Biện pháp này tuy làm giảm thu quốc gia nhung đƣợc khá nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng.
*Đôn đốc thu hồi nợ và lãi phù hợp với hiện trạng từng khoản vay
Các Ngân hàng thƣơng mại cần phân loại chất luợng các khoản vay để đề ra biện pháp xử lý, thu hồi nợ và lãi phù hợp.
Đối với các khoản vay có dấu hiệu tốt, chỉ cần chú ý đôn đốc việc trả nợ khi gần đến thời điểm đáo hạn.
Đối với các khoản vay có dấu hiệu không tốt, không trả đƣợc nợ đúng hạn do khó khăn khách quan, cần có biện pháp điều chỉnh tình huống kịp thời để bảo đảm khả năng thu hồi đƣợc nợ, tránh nợ quá hạn phát sinh. Những khoản nợ khó đòi cần có chính sách khuyến khích khách hàng trả gốc trƣớc, lãi sau, đôn đốc thu hồi kết hợp với các biện pháp gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ…
Đối với khách hàng vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng, có nguy cơ thua lỗ, phá sản…Ngân hàng phải tìm cách thu hồi nợ kể cả khi khoản vay chƣa đáo hạn. Đối với các khoản nợ đã quá hạn, cần quản lý chặt chẽ về tài chính đối với khách hàng.
Những Ngân hàng có nợ quá hạn lớn cần thành lập các ban thu nợ chuyên trách, chịu trách nhiệm theo dõi và đƣa ra hƣớng xử lý cụ thể, kịp thời.
*Thành lập và duy trì hoạt động của ban thu nợ
Việc xử lý, thu hồi nợ quá hạn là một công việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành do đó việc thành lập ban thu nợ là rất cần thiết, ban thu nợ sẽ trực tiếp tham gia phân tích nợ quá hạn và thực hiện các biện pháp xử lý các món nợ quá hạn lớn, phức tạp có khả năng xảy ra tổn thất cao.
*Thực hiện việc mua bán nợ
Đây là việc các Ngân hàng thƣơng mại bán các khoản nợ khó đòi của mình cho các Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác nhằm làm lành mạnh dƣ nợ tín dụng, giải phóng nguồn vốn, có điều kiện tập trung vào hoạt động kinh doanh. Giá của các khoản nợ thƣờng đƣợc các bên thoả thuận trong khi tiến hành mua bán nợ.
*Xử lý, khai thác tài sản đảm bảo nợ vay
Cần xác định rõ mối quan hệ vay tiền giữa khách hàng với Ngân hàng là quan hệ hợp đồng kinh tế. Điều này liên quan trực tiếp khi xảy ra nợ quá hạn hoặc khó đòi, Ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm hoặc khởi kiện ra tòa án kinh tế kịp thời (theo hợp đồng kinh tế) chứ không phải toà án dân sự.
Cần quy định nhiều hình thức xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và quy định chi tiết trình tự, thủ tục, các bƣớc tiến hành xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo đảm việc chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản cho ngƣời mua một cách thuận lợi. Trên thực tế, việc xử lý tài sản đảm bảo thƣờng gặp một số khó khăn, để thực hiện tốt việc xử lý, khai thác tài sản đảm bảo, Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp:
1. Tiến hành phân loại tài sản.
2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là cơ quan nhà đất và tài chính để định giá chính xác và quản lý đƣợc tài sản.
3. Thực hiện biện pháp xử lý thích hợp với từng loại tài sản. Trƣờng hợp tiền bán tài sản không đủ, phải quy trách nhiệm bồi hoàn (nếu do chủ quan) hoặc bù đắp bằng quỹ rủi ro (nếu do khách quan).
4. Quy định cụ thể những thủ tục pháp lý để xiết nợ và khai thác tài sản thu nợ.
*Xử lý bằng quỹ bù đắp rủi ro tín dụng
Trên cơ sở các quy định liên quan, các Ngân hàng thƣơng mại cần thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng quỹ này để bù đắp các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Việc xử lý bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro phải phù hợp với khả năng tài chính của từng Ngân hàng thƣơng mại.
Ngoài các giải pháp trên, Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng cần xem xét một số giải pháp cụ thể khác để xử lý:
Đối với các đơn vị Doanh nghiệp Nhà nƣớc đã có quyết định sát nhập vào đơn vị khác nhƣng chƣa trả hết nợ, phải yêu cầu đơn vị mới nhận nợ và có kế hoạch trả nợ bằng các biện pháp thu hồi công nợ cũ hoặc xử lý tài sản, tiền vốn đƣợc tiếp nhận…Nếu khách hàng không trả nợ cần tác động thông qua cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý đơn vị hoặc khởi kiện ra toà án kinh tế để giải quyết.
Đối với các Doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản cần đề nghị hội đồng giải thể và các cơ quan chức năng khẩn trƣơng xử lý tài sản, công nợ còn lại của đơn vị. Đối với khách hàng tƣ nhân, hộ sản xuất, cần khai thác các nguồn thu nợ khác từ ngƣời thừa kế, ngƣời bão lãnh…Đối với các khoản nợ tồn đọng, cần rà soát kỹ, phân loại và xử lý theo quy định.