Kết quả huy động vốn qua các năm tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương tây chi nhánh lâm đồng (Trang 35)

NHÁNH LÂM ĐỒNG

2.2.1. Công tác huy động vốn

Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng đã tích cực và không ngừng mở rộng huy động vốn, coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.1.: Kết quả huy động vốn qua các năm tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng nhánh Lâm Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng 2012 Huy động vốn cuối kỳ 61.869 159.032 238.437 276.582 Huy động từ TCKT Huy động dân cƣ 4.280 57.589 29.073 129.959 32.126 206.311 241.507 TG KKH và CKH đến 12 tháng TG CKH từ 12 tháng trở lên 35.535 26.334 97.495 61.537 48.715 189.722 189.316 87.266 Tổng huy động vốn trên địa

bàn (bao gồm 09 CN NHTM Nhà nƣớc-NHCSXH, và 09 CN NHTM cổ phần) 12.960.293 14.763.020 Thị phần huy động vốn 1,84% 1,87%

Nguồn: Báo cáo quản lý điều hành và kết quả kinh doanh năm 2009, 2010, 2011, đến hết tháng 6 năm 2012 của Ngân hàng Phương Tây chi nhánh Lâm Đồng.

Biểu số liệu huy động vốn - thanh tra, giám sát Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng ngày 13/07/2012

61.8 159 238.4 276.5 0 50 100 150 200 250 300

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng 2012

Tỷ đồng

Nguồn: Kết quả khảo sát nguồn vốn huy động năm 2009, 2010, 2011, đến hết tháng 6 năm 2012 của Ngân hàng Phương Tây chi nhánh Lâm Đồng

*Thuận lợi

Xác định công tác nguồn vốn là nhiệm vụ trọng tâm, từ khi thành lập chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp nhƣ áp dụng đa dạng các hình thức huy động linh hoạt trong lãi suất, thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi cho các đối tƣợng gửi tiền tiết kiệm, tăng cƣờng công tác thông tin quảng cáo, cùng với nỗ lực quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh.

Đến cuối 2010, nguồn vốn huy động cuối kỳ là 159.032 triệu đồng, tăng 279,8% so với 2009, nguồn vốn huy động cuối kỳ năm 2011 đạt 238.437 triệu đồng, tăng 49,9 % so với 2009, nguồn vốn huy động tăng giúp chi nhánh giảm tỷ lệ vay vốn hội sở và chủ động hơn trong công tác sử dụng vốn.

Tiền gửi các tổ chức kinh tế đến cuối 2010 là 29.073 triệu đồng, chiếm 18,3 % trong nguồn vốn huy động, tăng 579%, tƣơng ứng tăng 24.793 triệu đồng so với 2009. Tiền gửi các tổ chức kinh tế đến cuối 2011 là 32.126 triệu đồng, chiếm 13,47% trong nguồn vốn huy động, tăng 10,5%, tƣơng ứng tăng 3.053 triệu đồng so với 2010. Huy động trong dân cƣ là 206.311 triệu đồng, chiếm 86,53% trong nguồn vốn huy động.

Trong 6 tháng đầu năm 2012 trong tình hình kinh tế khó khăn nói chung nhƣng công tác nguồn vốn tại Chi nhánh nhìn chung đạt kết quả tốt, duy trì đƣợc số dƣ huy động hiện hữu, nguồn huy động của Chi nhánh là 276.582 triệu đồng đạt 69,14% so kế hoạch năm 2012 của Hội sở giao (400 tỷ đồng – Nguồn: Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012 của Ngân hàng Phương Tây chi nhánh Lâm Đồng). Nguồn vốn huy động tƣơng đối ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh vẫn tiếp tục nổ lực trong công tác tuyên truyền quảng cáo, thực hiện chính sách khách hàng, làm tốt công tác giao dịch.

Bên cạnh đó việc áp dụng nhiều hình thức huy động, thu hút đƣợc nhiều khách hàng nên vẫn giữ đƣợc nền vốn, mặc dù trong 6 tháng đầu 2012 lãi suất huy động theo chiều hƣớng giảm theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc và Hội

*Khó khăn

Về cơ cấu, nguồn huy động tăng trƣởng không đồng đều, tỷ trọng tiền gửi các tổ chức kinh tế chƣa cao do các Doanh Nghiệp trên địa bàn có quy mô hoạt động vừa phải, không có nguồn tiền rỗi để gửi Ngân hàng.

Thời gian qua tại chi nhánh trong khâu huy động tiền gửi dân cƣ có mức độ tăng trƣởng chậm, qua phân tích thì nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố cạnh tranh về lãi suất huy động trên địa bàn. Ngoài ra do chỉ số giá tiêu dùng trong năm tăng cao, giá vàng, giá ngoại tệ ảnh hƣởng phần nào đến công tác huy động vốn .

Có thể thấy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác huy động vốn của Ngân hàng vẫn còn một số tồn tại nhất định, nhƣ chƣa khai thác tối đa vốn trong các tầng lớp dân cƣ, gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn…

2.2.2 Công tác sử dụng vốn trong lĩnh vực tín dụng

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt hoạt động chủ yếu trong kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại nói chung và Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng nói riêng, trong đó công tác sử dụng vốn là hoạt động trọng yếu, có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng đã xác định các hƣớng chính trong công tác sử dụng vốn tín dụng là“Chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn”. Trong đó, Ngân hàng đã:

Tích cực mở rộng đầu tƣ trong điều kiện cho phép, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phƣơng, gắn tín dụng với đầu tƣ phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, đảm bảo an toàn hiệu quả.

Thực hiện kinh doanh tín dụng theo cơ chế thị trƣờng và quan hệ cung cầu vốn. Tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở có khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng, coi chất lƣợng tín dụng là thƣớc đo năng lực không chỉ của cán bộ tín dụng mà còn của cán bộ lãnh đạo.

Mở rộng tín dụng theo hƣớng tập trung vào các mục tiêu và chƣơng trình phát triển kinh tế của địa phƣơng, mở rộng đầu tƣ đến các DNNN, Công ty Cổ Phần,

Công Ty TNHH, các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế để từng bƣớc tăng dần tỷ trọng dƣ nợ đối với khu vực kinh tế này.

Thực hiện chiến lƣợc chính sách khách hàng và thực hiện có hiệu quả cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận để xây dựng đội ngũ khách hàng truyền thống, thu hút thêm những Khách hàng lớn, kinh doanh thực sự có hiệu quả.

Tăng cƣờng vốn đầu tƣ trung dài hạn từ nguồn vốn huy động đƣợc nhằm khai thác tốt các thế mạnh của Chi nhánh cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay. Với những nổ lực trên, hoạt động tín dụng đã không ngừng mở rộng và phát triển. Tổng dƣ nợ toàn Chi nhánh đến 31/12/2011 đạt 203.000 triệu đồng, 6 tháng đầu 2012 đạt 252.000 triệu đồng.

Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng qua các năm tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng 2012

Tổng dư nợ 35.023 115.027 203.000 242.000

Theo thành phần

Cho vay Doanh nghiệp 5.996 27.000 68.030 79.015

Tỷ trọng 17.13% 23.47% 35.24% 32.65%

Cho vay cá thể 29.027 88.027 134.970 162.985

Tỷ trọng 82.87% 76.53% 66.48% 67.35%

Dƣ nợ theo kỳ hạn cho vay

Ngắn hạn 17.323 83.060 109.065 135.300

Tỷ trọng 49.47% 72.2% 53.7% 55.90%

Trung hạn, dài hạn 17.700 31.967 93.935 106.700

Tỷ trọng 50.53% 27.8% 48.7% 44.09%

Nguồn: Báo cáo quản lý điều hành và kết quả kinh doanh năm 2009, 2010, 2011, đến hết tháng 6 năm 2012 của Ngân hàng Phương Tây chi nhánh Lâm Đồng

35 115 203 242 0 50 100 150 200 250 300

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng 2012

Tỷ đồng

Hình 2.3: Biểu đồ dƣ nợ tín dụng qua các năm tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng

Nguồn: Kết quả khảo sát dư nợ tín dụng năm 2009, 2010, 2011, đến hết tháng 6 năm 2012 của Ngân hàng Phương Tây chi nhánh Lâm Đồng

Dƣ nợ tín dụng đến 30.6.2012 là 242.000 triệu, tăng trƣởng 19,21% so với 2011 và đạt 69,14% so với kế hoạch năm 2012 của Hội sở giao (350 tỷ đồng –

Nguồn: Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012 của Ngân hàng Phương Tây chi nhánh Lâm Đồng). Tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại chi nhánh vừa phải, không tăng trƣởng một cách ồ ạt, chi nhánh đã chú trọng nhiều đến chất lƣợng tín dụng, không chạy theo tăng trƣởng và đã không có các vi phạm trong 6 tháng đầu 2012.

Qua công tác cho vay chi nhánh tập trung vào đầu tƣ cho vay các chƣơng trình theo chủ trƣơng của Hội sở và phù hợp với định hƣớng phát triển Kinh tế - Xã hội của ngƣời dân bản xứ ( Cho vay sản xuất nông nghiệp, thu mua Cà phê, bổ sung vốn thu mua nông sản…)

Về cơ cấu dƣ nợ tín dụng, chi nhánh tăng cƣờng cho vay trong lĩnh vực vốn lƣu động đến 30.6.2012, cơ cấu tỷ trọng vốn lƣu động chiếm 55.9 % và tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm 44.09 % .

Tỷ lệ cho vay Cá thể là 67.35%, giảm 20.7% so với 2011, riêng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo đạt 100%.

Phát huy thế mạnh trong lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh, cũng như chủ động đa dạng hoá lĩnh vực, Ngân hàng đã dành phần lớn vốn để đầu tư các chương trình phát triển kinh tế của địa phương như đầu tư cây trồng vật nuôi, ổn định và phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ…Chính vì vậy dư nợ đã từng bước phát triển và đi lên một cách ổn định.

2.2.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng Đồng

Thực hiện chủ trƣơng nâng cao chất lƣợng tín dụng bằng các biện pháp thực hiện đúng kỹ cƣơng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng, tăng trƣởng tín dụng gắn liền với an toàn hiệu quả và đánh giá đúng thực trạng tín dụng để xử lý, giải quyết các tồn tại. Trong năm 2011, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.3. Biểu đồ số liệu tín dụng năm 2011 tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Thực hiện 2010 Thực hiện 2011 Tỷ lệ tăng/giảm/2010

1 Tổng dƣ nợ 115.027 203.000 76,48%

Ngắn hạn 83.060 109.065 31,3%

Trung hạn 31.967 93.935 193%

2 Nợ khoanh 1.377 600 -56,4%

4 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,56% 2,43% -5,0%

Nguồn: Kết quả khảo sát tín dụng năm 2010, 2011của Ngân hàng Phương Tây chi nhánh Lâm Đồng

Tổng dƣ nợ đến cuối 2011 là 203.000 triệu đồng tăng 76.48 % so với 2010. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn đạt 109.065 triệu đồng, tăng 31.3% so với 2010, dƣ nợ cho vay trung dài hạn đạt 93.935 triệu đồng tăng 193% so với 2010.

Chi nhánh đã tập trung xử lý nợ tồn đọng, nợ ngoại bảng qua việc thành lập tổ thu nợ do Giám Đốc phụ trách chỉ đạo trực tiếp, bằng các biện pháp kiên quyết xử lý từng món nợ theo đúng nguyên tắc, chế độ đã giúp chi nhánh thu hồi đƣợc nhiều món nợ khó đòi. Hạn chế tối đa những tổn thất, tăng hiệu suất sinh lời trong hoạt động tín dụng góp phần kiểm soát tiềm ẩn rủi ro và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng theo cơ chế hiện hành.

Để có đƣợc những kết quả trên, chi nhánh đã chủ động sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ nhƣ đôn đốc, theo sát khách hàng để thu nợ, mặt khác phối hợp với các cơ quan chủ quản, các ban ngành có thẩm quyền để xử lý các khoản nợ một cách nhanh chóng, dứt điểm những trƣờng hợp nợ nần dây dƣa. Đồng thời đã chủ động tập trung trích quỹ DPRR.

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu khách hàng về dƣ nợ tín dụng, Chi nhánh đã chủ động thực hiện, tiếp cận, mở rộng quan hệ tín dụng với các đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chú trọng đến việc tăng trƣởng tín dụng thƣơng mại ngắn hạn, có tài sản đảm bảo.

Nhờ vậy cơ cấu tín dụng đã có hƣớng chuyển dịch sang hƣớng tích cực. Tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn /tổng dƣ nợ đạt bình quân 50%. Tỷ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo /tổng dƣ nợ là 100%.

Tiếp tục bám sát để triển khai cho vay các chƣơng trình trọng tâm, trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong các lĩnh vực chủ yếu nhƣ: Nông nghiệp, du lịch, thi công…

động của một số Doanh nghiệp trên địa bàn vẫn tiếp tục gặp khó khăn, một số Doanh nghiệp đã giải thể. Nợ xấu theo phân loại nợ còn lớn, nên việc phải trích quỹ DPRR nhiều, phần nào ảnh hƣởng đến kết quả lợi nhuận của Chi nhánh.

2.2.4. Quy trình cho vay tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng

Nếu căn cứ vào thời hạn: Có hai loại cho vay

- Cho vay tín dụng ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Cho vay tín dụng trung dài hạn giúp các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tƣ, thi công, đổi mới thiết bị…

Quy trình cấp tín dụng cho một khoản vay tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng bao gồm 6 bƣớc cơ bản sau:

Bảng 2.4. Quy trình tín dụng cho vay tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng nhánh Lâm Đồng

Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Phƣơng Tây bao gồm 06 bƣớc cơ bản

Bƣớc 1 Buớc 2 Buớc 3 Buớc 4 Buớc 5 Buớc 6

Sơ tuyển Đánh giá

Thẩm định

tín dụng

Quyết định Giải ngân Quản lý Giám sát Thu nợ - xử lý nợ -Phỏng vấn, đánh giá sơ bộ thông tin KH. -Xem hồ sơ, thăm KH, ktra chéo thông tin KH cung cấp. -Thẩm định Phƣơng án/dự án của KH. Tài sản đảm bảo & các vấn đề liên quan -Lập Báo cáo thẩm định -Phê duyệt cấp tín dụng. -Yêu cầu các điều kiện kèm theo. . -Hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầy đủ. -Giải ngân đúng quy định -Đi thăm KH để đánh giá tài chính và TSĐB. -Giám sát tình hình sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, dịch vụ và -Thu nợ/ cơ cấu nợ. -Đề ra biện pháp xử lý nếu là nợ xấu: bán tài sản đảm bảo, khởi kiện …

các biến động KH.

Nguồn: Sổ tay tín dụng nội bộ Ngân hàng Phương Tây .

2.2.4.1. Quy trình Tín dụng Ngắn hạn

*Phạm vi áp dụng

Các Doanh Nghiệp Nhà Nƣớc, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tƣ nhân, cá thể và hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn kinh doanh (vốn luân chuyển).

*Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng ngắn hạn

Vốn vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn cam kết, phải đƣợc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế, đƣợc đảm bảo bằng giá trị vật tƣ hàng hoá tƣơng đƣơng.

*Đối tƣợng cho vay

Đối tƣợng cho vay ngắn hạn là vật tƣ, hàng hoá, chi phí cấu thành gía vốn hoặc giá thành sản phẩm.

*Quy trình xử lý

B1. Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn

Hồ sơ và thủ tục cần thiết để Ngân hàng xem xét cho vay gồm

1. Giấy đề nghị vay vốn.

2. Hồ sơ về năng lực pháp luật dân sự (quyết định thành lập, giấy phép ĐKKD).

3. Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng: Các báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất đã có biên bản kiểm tra của cục quản lý vốn và cơ quan thuế đính kèm (đối với doanh nghiệp nhà nƣớc) hoặc báo cáo kế toán (đối với doanh nghiệp khác).

4. Phƣơng án sản xuất kinh doanh và các tài liệu có liên quan.

5. Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị của các tài sản đảm bảo nợ vay.

Cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy

đủ, hợp lệ với những nội dung: hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương tây chi nhánh lâm đồng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)