2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƢƠNG TÂY
2.2.4. Quy trình cho vay tại Ngân hàng Phƣơng Tây
Nếu căn cứ vào thời hạn: Có hai loại cho vay
- Cho vay tín dụng ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Cho vay tín dụng trung dài hạn giúp các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tƣ, thi công, đổi mới thiết bị…
Quy trình cấp tín dụng cho một khoản vay tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng bao gồm 6 bƣớc cơ bản sau:
Bảng 2.4. Quy trình tín dụng cho vay tại Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng nhánh Lâm Đồng
Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Phƣơng Tây bao gồm 06 bƣớc cơ bản
Bƣớc 1 Buớc 2 Buớc 3 Buớc 4 Buớc 5 Buớc 6
Sơ tuyển Đánh giá
Thẩm định
tín dụng
Quyết định Giải ngân Quản lý Giám sát Thu nợ - xử lý nợ -Phỏng vấn, đánh giá sơ bộ thông tin KH. -Xem hồ sơ, thăm KH, ktra chéo thông tin KH cung cấp. -Thẩm định Phƣơng án/dự án của KH. Tài sản đảm bảo & các vấn đề liên quan -Lập Báo cáo thẩm định -Phê duyệt cấp tín dụng. -Yêu cầu các điều kiện kèm theo. . -Hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầy đủ. -Giải ngân đúng quy định -Đi thăm KH để đánh giá tài chính và TSĐB. -Giám sát tình hình sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, dịch vụ và -Thu nợ/ cơ cấu nợ. -Đề ra biện pháp xử lý nếu là nợ xấu: bán tài sản đảm bảo, khởi kiện …
các biến động KH.
Nguồn: Sổ tay tín dụng nội bộ Ngân hàng Phương Tây .
2.2.4.1. Quy trình Tín dụng Ngắn hạn
*Phạm vi áp dụng
Các Doanh Nghiệp Nhà Nƣớc, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tƣ nhân, cá thể và hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn kinh doanh (vốn luân chuyển).
*Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng ngắn hạn
Vốn vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn cam kết, phải đƣợc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế, đƣợc đảm bảo bằng giá trị vật tƣ hàng hoá tƣơng đƣơng.
*Đối tƣợng cho vay
Đối tƣợng cho vay ngắn hạn là vật tƣ, hàng hoá, chi phí cấu thành gía vốn hoặc giá thành sản phẩm.
*Quy trình xử lý
B1. Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Hồ sơ và thủ tục cần thiết để Ngân hàng xem xét cho vay gồm
1. Giấy đề nghị vay vốn.
2. Hồ sơ về năng lực pháp luật dân sự (quyết định thành lập, giấy phép ĐKKD).
3. Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng: Các báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất đã có biên bản kiểm tra của cục quản lý vốn và cơ quan thuế đính kèm (đối với doanh nghiệp nhà nƣớc) hoặc báo cáo kế toán (đối với doanh nghiệp khác).
4. Phƣơng án sản xuất kinh doanh và các tài liệu có liên quan.
5. Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị của các tài sản đảm bảo nợ vay.
Cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy
đủ, hợp lệ với những nội dung: hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay, nếu tất cả hồ sơ hợp lệ thì chuyển sang bƣớc kế tiếp.
B2. Thẩm định các điều kiện tín dụng
Tiến hành thẩm định khách hàng và phƣơng án vay vốn trên các khía cạnh:
1. Đánh giá chung về khách hàng:
- Xác định năng lực pháp lý.
- Xác định mô hình tổ chức, bố trí lao động, quản trị điều hành của doanh nghiệp.
- Xác định lịch sử quan hệ tín dụng và uy tín tín dụng của doanh nghiệp.
- Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh.
- Các rủi ro chủ yếu.
2. Tình hình tài chính của khách hàng
- Đánh giá về sự chính xác, trung thực của báo cáo tài chính.
- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, tài chính: vốn tự có tham gia phƣơng án, lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán nợ.
- Phân tích các tồn tại, nguyên nhân.
3. Phản ảnh sản xuất kinh doanh, khả năng cho vay
- Phƣơng án cho vay và thu nợ, khả năng cho vay, kỳ hạn nợ, mức thu nợ có phù hợp với khả năng trả nợ hay không.
4. Bảo đảm tiền vay
- Xác định điều khoản cơ bản của món vay (số tiền vay, mục đích, ngƣời trả nợ, các phƣơng án đảm bảo nợ…).
- Tổ thẩm định tiến hành kiểm tra, thẩm định lại các tài sản cầm cố, thế chấp, đối chiếu các chứng từ, xác định tình trạng thực tế của tài sản, cùng chủ tài sản lập biên bản đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
5. Xác định phƣơng thức và nhu cầu vay
Cán bộ tín dụng xác định phƣơng thức phù hợp với tổ chức cấp tín dụng theo ba loại cơ bản sau:
- Chiết khấu.
- Cho vay theo món.
6. Xem xét khả năng, nguồn vốn của chi nhánh
- Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện phƣơng án vay vốn và đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn theo qui định của chi nhánh.
- Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để thanh toán nƣớc ngoài.
- Lãi suất áp dụng cho khoản vay.
7. Xem xét điều kiện thanh toán
B3. Xét duyệt cho vay, kí hợp đồng tín dụng
1. Cán bộ tín dụng sau khi thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ trình cho vay
kèm hồ sơ vay vốn.
2. Trƣởng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định lại và cho ý kiến. 3. Lãnh đạo xem xét lại hồ sơ trƣởng phòng tín dụng trình để quyết định:
- Duyệt đồng ý cho vay.
- Duyệt cho vay có điều kiện.
- Không đồng ý.
- Đƣa ra hội đồng tín dụng tƣ vấn trƣớc khi quyết định đối với trƣờng hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định của Chi nhánh.
- Trình hội sở chính đối với trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh.
- Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác…(nếu có).
4. Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định cán bộ tín dụng căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau
- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trƣờng hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.
- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
- Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trƣờng hợp từ chối cho vay.
5. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Soạn thảo nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp theo yêu cầu.
- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
6. Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay. 7. Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay
- Thời gian cho vay đƣợc tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày vốn tín dụng hoàn thành chu kỳ luân chuyển trả hết nợ cho Ngân hàng. Thời hạn cho vay đƣợc xác định phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn của đối tƣợng vay, với giới hạn tối đa là 12 tháng.
- Trong vòng mƣời ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định của mình, hồ sơ chuyển sang phòng nào phải có ký, giao nhận rõ ràng.
B4. Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay 1. Giải ngân
*Chứng từ của khách hàng
Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân, gồm
- Hợp đồng cung ứng vật tƣ, hàng hoá, dich vụ.
- Bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bảng nghiệm thu.
- Đối với hoá đơn, chứng từ thanh toán, trong trƣờng hợp cụ thể, Chi nhánh có thể yêu cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục để đối chiếu trong quá trình kiểm tra, sử dụng vốn vay sau khi giải ngân.
- Thông báo nộp tiền vào tài khoản của Ngân hàng đối với những khoản vay thanh toán với nƣớc ngoài.
*Chứng từ của Ngân hàng
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trƣờng hợp B3 chƣa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay. Bảng kê rút vốn vay, uỷ nhiệm chi.
- Sau khi xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện Ngân hàng sẽ đồng ý tiến hành giải ngân.
*Nạp thông tin vào chƣơng trình điện toán và luân chuyển chứng từ
- Cán bộ tín dụng nhận lại chứng từ đã đƣợc lãnh đạo duyêt cho vay, nạp vào máy tính các thông tin dữ liệu của khoản vay theo hợp đồng nhận nợ qua mạng máy.
- Cán bộ tín dụng chuyển những chứng từ đã đƣợc lãnh đạo duyệt cho các phòng có nghiệp vụ có liên quan.
2. Theo dõi, kiểm tra khoản vay
- Theo dõi khoản vay: theo dõi nợ vay, khai thác phần mềm điện toán.
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tƣ đảm bảo nợ vay nhƣ kiểm tra qua hồ sơ chứng từ, kiểm tra tại hiện trƣờng, lập biên bảng kiểm tra.
- Theo dõi, phân tích khách hàng về: tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi phân tích tình hình tài chính.
B5. Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
1. Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng
Cán bộ tín dụng thƣờng xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế toán, sổ sách...và phần mềm điện toán để có thông báo trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có) cho khách hàng trƣớc 05 ngày, làm việc theo nội dung sau:
- Theo dõi trả nợ gốc: đúng hạn, không đúng hạn hay quá hạn.
- Theo dõi trả lãi: đúng hạn, không đúng hạn hay lãi treo.
- Theo dõi trả phí đối với khoản vay có phí.
- Theo dõi, thực hiện những nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng (ký quỹ, hợp đồng luân chuyển tiền gửi, nghiệp vụ khác…).
2. Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay 3. Xử lý tranh chấp tín dụng.
B6. Thanh lý hợp đồng tín dụng 1. Tất toán khoản vay
- Khi khách hàng trả hết nợ, Cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về các khoản gốc, lãi, phí…để tất toán khoản vay.
2. Giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tài sản
- Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố để tiến hành thủ tục xuất trả.
3. Thanh lý hợp đồng tín dụng
- Khi bên vay trả nợ xong gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đƣơng nhiên hết hiệu lực. Đối với các hợp đồng tín dụng cho vay theo hạn mức tiến hành thanh lý trƣớc khi ký kết hợp đồng tín dụng cho vay mới.
2.2.4.2. Quy trình Tín dụng trung dài hạn
*Điều kiện cho vay
- Có tƣ cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lâp, hoạt động theo đúng pháp luật.
- Phải có vốn tham gia vào phƣơng án theo một tỷ lệ nhất định.
- Phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải đƣợc bảo lãnh của bên thứ 3.
- Chấp hành đúng các quy định của Nhà nƣớc. *Đối tƣợng cho vay
- Đối tƣợng cho vay trung, dài hạn là các công trình, hạng mục, dự án đầu tƣ có thể tính toán hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh chóng phát huy tác dụng thu hồi vốn nhanh.
*Thời hạn cho vay
- Thời hạn cho vay trung hạn tối đa là 5 năm, thời hạn cho vay dài hạn trên 5 năm.
- Thời hạn cho vay trung và dài hạn tính từ ngày nhận khoản vay đầu tiên đến ngày trả nợ hết nợ gốc và lãi vay.
*Mức cho vay
Hạn mức cho vay nhiều hay ít phụ thuộc vào:
- Giới hạn tín dụng cấp cho mỗi khách hàng không đƣợc vƣợt quá tỷ lệ khống chế theo qui chế an toàn trong hoạt động tín dụng.
- Hạn mức tín dụng chỉ ở mức tối đa là 60% giá trị tài sản thế chấp. *Quy trình xử lý
B1. Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ
B2. Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
Bao gồm:
- Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ, năng lực pháp lý, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, các biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Trách nhiệm chính trong quá trình thẩm định: Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ lấy ý kiến của các phòng chức năng khác.
- Lập tờ trình, tờ trình phải nêu và đánh giá đƣợc các nội dung thẩm định chính của cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng phải nêu rõ ý kiến của mình có đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay, lí do…
- Trình trƣởng phòng tín dụng: Kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, bổ sung thêm (nếu có), có ý kiến độc lập đề xuất cho vay, không cho vay.
- Trình lãnh đạo.
B3. Quyết định cho vay 1. Xét duỵêt cho vay
- Lãnh đạo căn cứ vào quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay để xem xét, quyết định, đƣa ra hội đồng tín dụng.
- Trách nhiệm của lãnh đạo chi nhánh: Xem xét tờ trình của các phòng tham gia thẩm định và ý kiến của hội đồng tín dụng để quyết định.
- Quyết định cho vay: Chấp thuận cho vay, từ chối không cho vay.
2. Thông báo cho khách hàng.
3. Thời hạn xem xét quyết định cho vay
- Thời gian không quá 25 ngày đối với dự án nhóm A.
- Thời gian không quá 18 ngày đối với dự án nhóm B.
- 12 ngày làm việc đối với dự án còn lại kể từ khi chi nhánh nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Chi nhánh.
4. Ký hợp đồng tín dụng. B4. Giải ngân, kiểm tra, giám sát
1. Hoàn thiện các điều kiện trƣớc khi giải ngân
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
- Thực hiện các hình thức bảo đảm tiền vay khác.
- Thực hiện các điều kiện khác quy định trong hợp đồng tín dụng trƣớc khi giải ngân.
2. Giải ngân
- Kiểm tra căn cứ giải ngân và trình duyệt giải ngân.
- Quyết định giải ngân: lãnh đạo chịu trách nhiệm xem xét trên cơ sở đề nghị của phòng tín dụng để có ý kiến quyết định.
- Sau khi lãnh đạo quyết định, CBTD nhận lại hồ sơ giải ngân và xử lý.
- Giải ngân.
3. Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ của khách hàng
- Kiểm tra sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay: kiểm tra khi giải ngân, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, sổ hạch toán theo dõi của khách hàng, tài sản bảo đảm tiền vay…sau đó lập biên bản, báo cáo kiểm tra.
- Theo dõi hoạt động của khách hàng: tổ chức, nhân sự, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình phát huy hiệu quả dự án đầu tƣ và khả năng trả nợ.
B5. Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh. B6. Kết thúc hợp đồng tín dụng
- Tất toán khoản vay.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng.
- Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay.
- Lƣu hồ sơ.
Đi kèm với quy trình cho vay ngắn hạn, trung hạn là việc đánh giá, chấm