Quy định của WTO về việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 47 - 51)

2.1.1. Giai đoạn tham vấn

Giai đoạn tham vấn là giai đoạn khởi đầu của cơ chế giải giải quyết tranh chấp và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các bên tranh chấp trong bất kì một vụ ki n nào tại WTO. Nếu thủ tục tham vấn diễn ra một cách thành công thì lợi ích mà nó đem lại không nhỏ cho các bên có thể kể đến như: chi phí phát sinh từ vụ ki n, thời gian theo đuổi vụ ki n, con người tham gia vụ ki n, quan h ngoại giao hữu hảo,... Vi c tham giai với tư cách thứ ba trong giai đoạn tham vấn được quy định chi tiết tại khoản 11 Điều 4 của DSU [27]. Cụ thể như sau:

Một là, nước Thành viên (không phải là bên tranh chấp) có thể tham gia giai đoạn tham vấn nếu xét thấy “lợi ích thương mại đáng kể” của mình đang được các Thành viên tham vấn tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều XXII của GATT 1994, khoản 1 Điều XXII của GATS, hoặc các điều khoản tương ứng trong các điều khoản tương ứng trong các hi p định của WTO có liên quan khác (các hi p định này được li t kê chi tiết trong phần chú thích 4 của khoản 11 Điều 4 DSU [27].

Hai là, nước Thành viên này sẽ thông báo cho các Thành viên tham vấn và DSB về nguy n vọng tham gia vào thủ tục tham vấn với tư cách là bên thứ ba. Điều ki n để được tham gia với tư cách này là được sự “đồng ý” của Thành viên được yêu cầu tham vấn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn. Trong thời gian này, Thành viên được yêu cầu tham vấn sẽ xem xét và chấp thuận yêu cầu tham gia của nước Thành viên có liên quan vào thủ tục tham vấn khi xét thấy lợi ích đáng kể được đề cập là có căn cứ.

Ba là, nếu nước Thành viên được yêu cầu tham vấn không chấp nhận yêu cầu tham vấn thì nước Thành viên có nguy n vọng tham gia tư cách bên thứ ba có quyền “tự do yêu cầu tham vấn” theo quy định tại khoản 1 Điều

XXII hoặc khoản 1 Điều XXIII của GATS, hoặc những điều khoản tương tự trong các hi p định có liên quan khác.

Căn cứ theo quy định của DSU trên đây, một nước Thành viên trở thành bên thứ ba trong giai đoạn tham vấn với điều ki n khá đơn giản. Điều này cũng góp phần thể hi n cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không những đảm bảo lợi ích của các bên tranh chấp mà còn chú trọng tới lợi ích của bất kì nước Thành viên nào khi xét thấy lợi ích của mình có liên quan. Trên thực tế, hầu hết các yêu cầu tham gia với tư cách bên thứ ba đều được chấp nhận, thậm chí trong nhiều trường hợp, nước yêu cầu chỉ cần vi n dẫn lý do “có lợi ích mang tính hệ thống” trong vụ ki n [33].

2.1.2. Giai đoạn xem xét bởi Ban hội thẩm

Tuy nhiên nếu vi c tham vấn không đạt được kết quả như mong muốn, nước Thành viên đã yêu cầu tham vấn có thể trực tiếp yêu cầu DSB thành lập Ban hội thẩm để xem xét giải quyết vụ tranh chấp. Ở giai đoạn xem xét bởi Ban hội thẩm của DSU, nước Thành viên được quyền tham gia với tư cách là khi cho rằng “quyền lợi đáng kể” đối với vấn đề đang được xem xét bởi cơ quan này và không cần phải được sự đồng ý của nguyên đơn hay bị đơn (khoản 2 Điều 10 DSU) [27].

Ở giai đoạn này, bên thứ ba đã thực sự được sử dụng quyền tham gia để thể hi n vai trò và ảnh hưởng của mình trong vụ tranh chấp giữa các bên như sau. Cụ thể theo quy định của DSU, bên thứ ba có quyền:

Một là, được trình văn bản để bày ý kiến của mình với Ban hội thẩm về vấn đề được đề cập trong vụ tranh chấp (khoản 2, Điều 10 DSU) [27];

Hai là, những văn bản đ trình này phải được gửi tới các bên tranh chấp đồng thời phải được phản ánh trong báo cáo của Ban hội thẩm về những quan điểm của mình liên quan đến vấn đề đang được xem xét bởi Ban hội thẩm (khoản 2, Điều 10 DSU) [27];

Ban hội thẩm chủ trì (khoản 2, Điều 10 DSU) [27];

Bốn là, được quyền nhận văn bản đ trình của các bên tranh chấp cho phiên họp đầu tiên được xem xét bởi Ban hội thẩm (khoản 3, Điều 10 DSU) [27].

Từ những phân tích về các quy định trên đây, tham gia ở giai đoạn xem xét bởi Ban hội thẩm, bên thứ ba đã thể hi n một cách đầy đủ và rõ nét nhất quyền can thi p của mình vào cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên để bảo v quyền lợi của chính nước Thành viên đó.

.1.3. Giai đoạn xem xét bởi Cơ quan phúc thẩm

Trong trường hợp các bên tranh chấp thực hi n quyền kháng cáo báo cáo của Ban hội thẩm bằng cách gửi “quyết định kháng cáo” tới DSB trong thời gian quy định, thì DSB sẽ chuyển vụ vi c để Cơ quan phúc thẩm (AB) để thụ lý giải quyết. AB sẽ chỉ xem xét kháng cáo của các bên tranh chấp liên quan đến những “vấn đề về pháp lý” và “giải thích của pháp luật” trong báo cáo của Ban hội thẩm (khoản 6 Điều 17 DSU) [27]. Ở giai đoạn phúc thẩm này, vi c tham gia tư cách bên thứ ba được quy định tại khoản 4 Điều 17 DSU và được giải thích như sau:

Một là, vi c một nước Thành viên tiếp tục tham gia thủ tục phúc thẩm không phụ thuộc vào sự đồng ý của các bên tranh chấp trong giai đoạn nêu trên. Thành viên này đã có yêu cầu tham gia với tư cách bên thứ ba gửi DSB trong giai đoạn xem xét bởi Bản hội thẩm sẽ tiếp tục được tham gia với tư cách này ở giai đoạn xem xét bởi Cơ quan phúc thẩm;

Hai là, bên thứ ba được quyền thể hi n ý kiến của mình trong báo cáo gửi AB khi xem xét giải quyết tranh chấp;

Ba là, bên thứ ba được phép trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước AB trong các phiên họp do cơ quan này chủ trì;

Bốn là, các ý kiến của bên thứ ba trong giai đoạn này phải được ghi nhận và phản ánh trong báo cáo của AB.

Căn cứ theo quy định về vi c tham gia trong giai đoạn xem xét bởi cơ quan phúc thẩm, bên thứ ba một lần nữa được tạo điều ki n để thể hi n ý chí, quan điểm của mình đối với cơ quan xét xử tranh chấp với mục đích bảo v lợi ích của mình.

.1.4. Giai đoạn thực thi phán quyết

Sau khi báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua theo nguyên tắc “đồng thuận phủ quyết”, các khuyến nghị và phán quyết của DSB sẽ có hi u lực bắt buộc và ngay lập tức đối với đối với các bên tranh chấp. Đây là một trong những quy định thiết yếu giúp cho các mục tiêu của vi c giải quyết tranh chấp được hi u quả và đảm bảo lợi ích của tất cả các nước Thành viên WTO. Bên thứ ba tham gia ở giai đoạn thực thi phán quyết cũng được quy định khá rõ theo DSU và được giải thích như sau:

Một là, nước Thành viên có quyền yêu cầu DSB duy trì và giám sát vi c thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết đã được thông qua và có hi u lực bắt buộc với các bên tranh chấp theo quy định tại khoản 6 Điều 21 DSU [27]. Nước Thành viên tham gia với tư cách thứ ba cũng là một trong những Thành viên của DSB, do vậy, bên thứ ba có thể sử dụng quyền yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp này tiếp tục giám sát vi c thực hi n các khuyến nghị và phán quyết mà mình đã đưa ra;

Hai là, trong giai đoạn thực thi phán quyết của DSB, bên thứ ba có quyền bắt đầu một vụ ki n mới nếu cho rằng quyền lợi của mình bị triệt tiêu

hoặc ảnh hưởng bởi các khuyến nghị hoặc quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan theo bất cứ hi p định nào có liên quan (khoản 4 Điều 10 DSU) [27].

Có thể khẳng định vi c tham gia với tư cách bên thứ ba không chỉ ở giai đoạn thực thi phán quyết mà còn ở các giải đoạn giải quyết tranh chấp khác để bảo đảm lợi ích của bất kỳ thành viên nào của WTO (mà không phải các bên tranh chấp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)